Đối với những cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống, có người cố gắng sẵn sàng tiếp nhận, vượt qua và chia sẻ nó. Tuy nhiên, nhiều người lựa chọn cách kìm nén những cảm xúc này. Thực tế, các cảm xúc bị kìm nén lâu trong một thời gian dài có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.
1. Che giấu cảm xúc là gì?
Bày tỏ cảm xúc hoặc che giấu cảm xúc là lựa chọn của mỗi người. Một số người bày tỏ cảm xúc một cách khá cởi mở. Nhưng cũng có nhiều người có xu hướng che giấu cảm xúc này.
Cảm xúc bị dồn nén nhằm né tránh những cảm giác không thoải mái, quên những cảm xúc này. Bạn vô thức đẩy những cảm giác, suy nghĩ hoặc ký ức đau đớn ra khỏi ý thức của mình. Đôi khi việc che dấu này sẽ giúp bạn xây dựng được hình ảnh tích cực của bản thân đối với người xung quanh. Nếu đang chủ quan cho rằng việc che giấu cảm xúc không ảnh hưởng đến sức khỏe thì bạn đang mắc một sai lầm nghiêm trọng.
Những cảm xúc bị kìm nén là một cách để bảo vệ tâm trí khỏi những tình huống đau đớn. Ví dụ, một đứa trẻ bị bạo hành bởi cha mẹ hoặc người chăm sóc thường cố gắng kìm nén ký ức bị lạm dụng và cảm xúc đau đớn. Tuy nhiên, việc lạm dụng, bạo hành này vẫn ảnh hưởng đến trẻ em và có thể gây ra các vấn đề về mối quan hệ ở tuổi trưởng thành. Vì vậy, bạn không nên che giấu cảm xúc của bản thân.
Bạn có thể đã học cách kìm nén cảm xúc của mình nếu bạn được lớn lên trong một gia đình khá phức tạp. Bạn sẽ phải biết cách giao tiếp và kiểm soát cảm xúc của mình khi còn nhỏ đồng thời cũng có thể gặp các vấn đề như lạm dụng, nghiện ngập hoặc bệnh tâm thần.
Cảm xúc bị kìm nén cũng có thể dẫn đến những điều như: Từ chối tình cảm, bỏ qua cảm xúc, tránh giao tiếp, tránh đụng chạm, không tin tưởng
2. Những lý do xung quanh việc che giấu cảm xúc
Mọi người thường học cách kìm nén cảm xúc vì một vài lý do chính.
2.1. Tránh bộc lộ “điểm yếu”
Việc bộc lộ cảm xúc có thể khiến bạn rơi vào tình trạng dễ bị tổn thương và lộ ra những tổn thương cho người khác biết. Nhiều người lo lắng việc bộc lộ cảm xúc nhất định sẽ khiến người khác đánh giá và tin rằng bạn không thể quản lý cảm xúc của mình. Bạn cũng có thể lo ngại người khác sử dụng những cảm xúc này chống lại bạn, đặc biệt nếu điều đó đã xảy ra với bạn trước đây. Kết quả là bạn che giấu nỗi buồn, sự sợ hãi, thất vọng và những cảm xúc tiêu cực khác.
2.2. Bảo vệ mối quan hệ xung quanh
Theo các chuyên gia, nhiều người thường che giấu cảm xúc để bảo vệ các mối quan hệ của mình. Cụ thể, đối tượng mà bạn quan tâm làm ra những việc khiến bạn cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, thay vì thể hiện sự khó chịu, phàn nàn thì bạn lựa chọn cách che giấu cảm xúc chân thật của mình. Trường hợp đối phương phản ứng tiêu cực khi bạn chia sẻ cảm xúc, hai người có thể dẫn đến một cuộc xung đột lớn. Để bảo vệ mối quan hệ này và tránh xung đột, bạn sẽ lựa chọn cách im lặng và trốn tránh cảm xúc.
2.3. Thiếu tin tưởng vào bản thân
Nếu đối phương đã thao túng cảm xúc của bạn trong quá khứ, bạn có thể lo sợ khi tin tưởng người mới bằng cảm xúc của mình. Bạn cũng có thể thiếu niềm tin vào khả năng xử lý xung đột một cách tích cực và hiệu quả của chính mình.
2.4. Thiếu tự tin
Nếu bạn nhận được thông báo rằng ý kiến và cảm xúc của bạn không quan trọng, bạn có thể sẽ học cách che giấu cảm xúc của mình ngay từ khi còn nhỏ. Điều này thường xảy ra khi cha mẹ và người chăm sóc thường xuyên chỉ trích bạn trong việc bộc lộ cảm xúc. Phán đoán này cũng không chỉ giới hạn ở những cảm xúc tiêu cực.
Một số người chăm sóc hạn chế khiển trách trẻ về bất kỳ hành vi bộc phát nào, tiêu cực hay tích cực. Cuối cùng, bạn có thể không còn cảm thấy an toàn khi bạn bày tỏ ý kiến và cảm xúc của mình với người khác. Vì vậy bạn giấu chúng đi để tránh bị tình trạng chỉ trích thêm.
3. Tại sao bạn nên ngừng che giấu cảm xúc?
Che giấu cảm xúc có thể có một số ảnh hưởng khá đáng kể đến sức khỏe thể chất và cảm xúc.
3.1. Giao tiếp bị gián đoạn
Bằng cách che giấu cảm xúc, bạn có thể ngăn cản sự giao tiếp rõ ràng với mọi người xung quanh. Việc thiếu giao tiếp này khiến việc tạo dựng các mối quan hệ trở nên hạn chế.
Ức chế cảm xúc có thể trở thành một thói quen đến mức nó bắt đầu xảy ra trong vô thức. Vì vậy bạn cũng có thể nhận thấy rằng bạn bắt đầu mất liên lạc với cảm xúc của chính mình.
3.2. Bồi đắp cảm xúc
Che giấu cảm xúc có thể giúp bạn tránh được bày tỏ thái độ, trạng thái của mình với người đối diện nhưng thực tế cảm xúc ấy sẽ không biến mất. Việc nuôi dưỡng những cảm xúc này khiến nó lớn lên từng ngày và đè nặng lên tâm trí của bạn.
3.3. Làm các mối quan hệ trở lên căng thẳng
Bạn có thể che dấu cảm xúc với người lạ. Những người thân thiết có thể dễ dàng phát hiện ra những cảm xúc thật của bạn. Việc bạn cố gắng nhấn mạnh “Tôi ổn” và “Không có gì sai cả” có thể khiến bạn bè, người thân cảm thấy bối rối và thất vọng. Thậm chí, đối phương còn cảm thấy bị tổn thương vì không được tin tưởng và mối quan hệ của bạn đứng trước nguy cơ tan vỡ.
3.4. Rút ngắn tuổi thọ
Một nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa ức chế cảm xúc và nguy cơ tử vong sớm. Kìm nén cảm xúc có thể gia tăng tình trạng căng thẳng và làm trầm trọng thêm các bệnh lý:
- Bệnh tiểu đường
- Vấn đề về giấc ngủ
- Huyết áp cao
- Vấn đề tim mạch
Bất kỳ một trong những bệnh lý nào đề cập ở trên đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài và tuổi thọ, đặc biệt là nếu không điều trị.
4. Các cách để ngừng che giấu cảm xúc
- Thực hành chánh niệm: Chánh niệm đề cập đến nhận thức của bạn về khoảnh khắc hiện tại và khả năng trải nghiệm mọi thứ khi chúng xảy ra.
Chánh niệm về cảm xúc có nghĩa là thừa nhận và chấp nhận những cảm xúc khi chúng xuất hiện, ngay cả khi bạn chọn không thể hiện chúng ngay lập tức.
- Cảm nhận cảm xúc cho phép bạn trải nghiệm đầy đủ và hiểu chúng: Sự hiểu biết sâu sắc hơn này có thể giúp bạn dễ dàng hiểu được vai trò của mình trong tình huống và khám phá các giải pháp tiềm năng.
- Chia sẻ cảm xúc của bạn một cách trung thực: Cảm xúc là một phần trong kinh nghiệm sống của bạn. Khi bạn đánh giá chúng ở mức độ thấp có thể làm mất hiệu lực nhận dạng và ý thức về bản thân, đồng thời ngăn cản bạn đạt được các mục tiêu cá nhân. Có nhiều cách để chia sẻ cảm xúc, ngay cả những cảm xúc tiêu cực mà không thô lỗ. Nó giúp thực hành giao tiếp tình cảm bằng cách mở lòng trước với những người thân yêu và những người khác mà bạn tin tưởng.
- Nói chuyện với người bạn tin tưởng: Nếu bạn không có cơ hội thể hiện cảm xúc của mình thì việc chia sẻ vẫn có thể hữu ích, đặc biệt nếu bạn không thể thay đổi hoàn cảnh.
- Viết nhật ký cũng giúp bạn luyện tập thể hiện cảm xúc khi chúng xuất hiện. Viết nhật ký có thể không có tác động hoàn toàn giống như nói chuyện với một người có thể xác nhận nỗi buồn của bạn, nhưng nó vẫn có thể giúp bạn giải quyết những cảm xúc khó khăn.
- Nói chuyện với bác sĩ tâm lý có thể giúp bạn học cách cải thiện biểu hiện cảm xúc. Bác sĩ giúp bạn xác định các lý do gây ra ức chế cảm xúc, bao gồm các vấn đề về lòng tin và nỗi sợ bị từ chối, đồng thời bắt đầu giải quyết các yếu tố này. Khi bạn cảm thấy thoải mái hơn với cảm xúc của mình, bác sĩ có thể:
- Dạy kỹ năng giao tiếp và giải quyết xung đột hiệu quả
- Hướng dẫn về các chiến lược để đối phó với cảm giác dữ dội
- Giúp bạn giải quyết các triệu chứng sức khỏe tâm thần như lo lắng và căng thẳng, ...
Đôi khi che giấu cảm xúc là điều khá bình thường, thậm chí có vẻ là lựa chọn tốt nhất trong các tình huống căng thẳng hoặc công khai. Nhưng khi bạn che giấu cảm xúc của mình vì bạn sợ người khác sẽ phản ứng như thế nào, bạn sẽ từ chối trải nghiệm của chính mình. Đây có vẻ là một cách tốt để tránh xung đột và đau đớn về tình cảm, nhưng cuối cùng nó lại phản tác dụng. Học cách thể hiện cảm xúc một cách chân thực không phải lúc nào cũng dễ dàng nhưng sẽ giúp bạn giao tiếp cởi mở hơn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: healthline, webmd