Ngủ quá nhiều có thể dẫn đến bệnh tim, nguy cơ tử vong

Ngủ nhiều quá bị gì, ngủ quá nhiều có tốt không là vấn đề mọi người cần quan tâm. Bởi vì không phải cứ ngủ nhiều là tốt và tác hại này sẽ tích lũy dần theo thời gian rồi mới xảy ra.

1. Ngủ quá nhiều có tác hại gì?

Theo một nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị khoa học thường niên lần thứ 70 của Hội Tim mạch học Hoa Kỳ, ngủ khoảng 6 - 7 tiếng vào mỗi tối có nguy cơ đột quỵđau tim dẫn đến tử vong thấp nhất so với những người ngủ ít hơn 6 hoặc nhiều hơn 7 tiếng.

Ngược lại, cũng có một nghiên cứu cho thấy những người trưởng thành ngủ nhiều hơn thời lượng khuyến nghị (6 - 7 tiếng/đêm) có nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong cao hơn. Theo nghiên cứu này, tỷ lệ mắc bệnh tim tăng lên từ 7,8% (đối với thời gian ngủ trung bình từ 6 - 8 tiếng/đêm) lên 8,4% (thời gian ngủ trung bình là 8 - 9 tiếng/đêm); 10,4% (thời gian ngủ trung bình là 9 - 10 tiếng/đêm) và 14,8% (thời gian ngủ trung bình là >10 tiếng/đêm). Ngủ ít hơn 6 tiếng/đêm cũng đối mặt với tỷ lệ mắc bệnh tim cao khoảng 9,4%. Như vậy, trả lời cho câu hỏi ngủ quá nhiều có tác hại gì chính là làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong.

Cùng với đó, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tim mạch Châu Âu cũng phát hiện ra rằng, ngủ trưa vào ban ngày có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong ở những người ngủ nhiều hơn 6 tiếng/đêm, nhưng không phải ở những người ngủ ít hơn.

Theo các nhà nghiên cứu, đây là những nghiên cứu khám phá mối liên hệ giữa nguy cơ tim mạch cơ bản và thời gian ngủ, bổ sung bằng chứng cho thấy giấc ngủ cũng tương tự như chế độ ăn uống, hút thuốc và tập thể dục, có thể đóng một vai trò xác định đối với nguy cơ tim mạch của một người.

Bàn về vấn đề ngủ ít hay ngủ nhiều quá bị gì, tác giả của nghiên cứu cho biết, ngủ từ 6 đến 7 tiếng mỗi đêm có liên quan đến tình trạng sức khỏe tim mạch tốt hơn.

2. Tại sao ngủ quá nhiều có thể dẫn đến bệnh tim, nguy cơ tử vong?

Theo các nhóm nghiên cứu, kết quả nghiên cứu vẫn đúng ngay cả sau khi tính đến các tình trạng hoặc yếu tố nguy cơ đã biết khác của bệnh tim hoặc đột quỵ. Nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong tăng lên ở những người ngủ nhiều hơn lượng khuyến cáo có thể là do các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Trong các nghiên cứu, những người tham gia được theo dõi trong khoảng thời gian dài để xác định nguyên nhân tử vong là do đau tim, suy tim hay đột quỵ.

Dựa trên câu trả lời cho một câu hỏi khảo sát về thời gian ngủ trung bình là ít hơn 7 giờ, các nhà nghiên cứu đã chia những người tham gia thành 3 nhóm và sau đó đánh giá nguy cơ bệnh tim mạch do các yếu tố sau:

  • Xơ vữa động mạch (ASCVD), xơ cứng động mạch: Bao gồm các yếu tố tuổi tác, giới tính, chủng tộc, mức huyết áp và nồng độ cholesterol.

  • Xơ vữa động mạch (ASCVD), xơ cứng động mạch: Bao gồm các yếu tố tuổi tác, giới tính, chủng tộc, mức huyết áp và nồng độ cholesterol.
  • Mức độ protein phản ứng C (CRP): Đây là một dấu hiệu viêm quan trọng được biết là có liên quan đến bệnh tim.

Ngủ nhiều quá bị gì là thắc mắc của một số bạn trẻ hiện nay
Ngủ nhiều quá bị gì là thắc mắc của một số bạn trẻ hiện nay

Các nghiên cứu đã phát hiện rằng, nguy cơ bị xơ vữa động mạch cao hơn ở những người tham gia ngủ ít hơn 6 tiếng/đêm, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Trong khi đó, mức độ CRP, một loại protein được tạo ra trong gan tăng lên khi cơ thể bị viêm, cũng cao hơn ở những người tham gia ngủ ít hơn 6 tiếng/đêm và nhiều hơn 7 tiếng/đêm. Nguy cơ xơ vữa động mạch cao hơn cũng có thể là do tình trạng viêm tăng cao được đo bằng CRP. Tuy nhiên, tác hại của việc ngủ quá ít hoặc quá nhiều tích lũy dần theo thời gian rồi mới xảy ra.

Theo các nhà nghiên cứu, không giống một số yếu tố nguy cơ của bệnh tim không thể thay đổi như tuổi tác hoặc di truyền, thói quen ngủ có thể được điều chỉnh. Vì vậy, khi thăm khám bệnh, bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về tình trạng giấc ngủ.

Theo các nhà nghiên cứu, không giống một số yếu tố nguy cơ của bệnh tim không thể thay đổi như tuổi tác hoặc di truyền, thói quen ngủ có thể được điều chỉnh. Vì vậy, khi thăm khám bệnh, bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về tình trạng giấc ngủ.

Tuy nhiên, không chỉ ngủ nhiều hay ít, mà còn cần phải đánh giá cả độ sâu và chất lượng của giấc ngủ. Ví dụ, chứng ngưng thở khi ngủ là một rối loạn giấc ngủ dẫn đến tình trạng thức giấc thường xuyên, đang được chứng minh là có liên quan đến bệnh tim mạch.

Các nghiên cứu đã phát hiện rằng nguy cơ dẫn đến bệnh tim và tử vong tăng cao khi ngủ ít hoặc nhiều hơn 6 - 7 tiếng mỗi đêm. Tuy nhiên, cần thêm nhiều nghiên cứu để chứng minh nguyên nhân và kết quả của vấn đề này.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: medicinenet.com, sciencedaily.com, webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe