Choletec là một loại dược phẩm phóng xạ hỗ trợ chẩn đoán trong các chỉ định chẩn đoán hình ảnh. Vậy cơ chế tác tác dụng và công dụng chính của thuốc là gì?
1. Choletec là thuốc gì?
Choletec chứa thành phần chính là Technetium Tc 99m Mebrofenin - là một chất phóng xạ có chứa axit diisopropyl-imin Zodiacetic (DISIDA) gắn với ion Technetium-99m; dùng để tiêm hoặc truyền tĩnh mạch giúp trước khi chụp cắt lớp vi tính phát xạ đơn (SPECT - CT) giúp các hình ảnh gan, mật rõ ràng hơn.
Sau khi tiêm tĩnh mạch, Choletec phân rã phát ra các tia gamma giúp máy nhận tín hiệu hình ảnh. Hình ảnh gan và túi mật được nhận tín hiệu rõ ràng hơn do mebrofenin hấp thụ mạnh và gắn vào tế bào gan mật.
Ở liều khuyến cáo sử dụng Choletec không có tác dụng dược lý trên cơ thể. Thuốc chỉ được sử dụng như một biện pháp hỗ trợ chẩn đoán khi phân rã thành phần Technetium-99m thành các tia gamma giúp nhận diện hình ảnh.
2. Chỉ định của thuốc Choletec
Thuốc Choletec được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau
- Tiêm hoặc truyền tĩnh mạch trước khi chụp cắt lớp vi tính phát xạ đơn (SPECT - CT) vùng gan, túi mật.
- Sử dụng như một chất phóng xạ hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý ở các nội tạng trong cơ thể bằng phương pháp chụp cắt lớp vi tính phát xạ đơn.
3. Chống chỉ định của thuốc Choletec
Không sử dụng Choletec trong các trường hợp sau:
- Bệnh nhân bị dị ứng với đồng vị phóng xạ Technetium Tc 99m Mebrofenin hay bất cứ thành phần nào khác của thuốc.
- Bệnh lý sỏi túi mật có thể làm giảm khả năng bắt tia xạ của túi mật.
- Các bệnh lý tổn thương tế bào gan như viêm gan hoặc bệnh lý viêm tuyến tụy có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh do khả năng gắn kết với các tia gamma kém hơn.
- Phụ nữ có thai và trẻ em không có chỉ định dùng Choletec.
Lưu ý khi sử dụng Choletec
- Sử dụng thuốc dưới sự chỉ định và giám sát của bác sĩ chuyên khoa tại cơ sử y tế có trang bị đầy đủ thiết bị.
- Thuốc có thể gây các phản ứng dị ứng nghiêm trọng, cần khai thác rõ tiền sử dị ứng và các biểu hiện của người bệnh suốt quá trình dùng thuốc.
- Sau khi sử dụng thuốc cơ thể sẽ bị nhiễm phóng xạ trong một thời gian ngắn, sau đó thuốc sẽ được bài tiết dần ra ngoài. Tuy nhiên, mức độ nhiễm không lớn, không ảnh hưởng nhiều đến người bệnh có chức năng gan thận tốt.
- Chưa chứng minh được tính an toàn khi sử dụng cho trẻ em.
- Thuốc có thể ảnh hưởng đến trẻ bú mẹ khi người mẹ sử dụng trong giai đoạn cho con bú. Vì vậy, cân nhắc lợi ích trước khi dùng thuốc hoặc nếu bắt buộc phải sử dụng thì nên ngừng cho con bú trong khoảng thời gian sau khi chụp (SPECT-CT).
- Chưa phát hiện các tương tác thuốc của Choletec, tuy nhiên trước khi sử dụng nên báo cho bác sĩ các bệnh lý đi kèm và các loại thuốc đang sử dụng.
4. Liều dùng và cách dùng
Cách dùng
- Choletec được bào chế dưới dạng dung dịch để tiêm hoặc truyền tĩnh mạch.
- Sử dụng thuốc trước thời gian chụp khoảng vài giờ, không dùng thuốc gần bữa ăn, tốt nhất là trước hoặc sau bữa ăn ít nhất 4 giờ.
Liều dùng
- Liều dùng thuốc phụ thuốc vào thể trạng và đường dùng theo chỉ định của bác sĩ.
5. Tác dụng phụ của thuốc Choletec
Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp khi sử dụng Choletec
- Phản ứng phản vệ, khó thở, phù mạch, nổi mạch đay.
- Phát ban, nổi mẩn đỏ, ngứa da.
- Cảm giác ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt.
- Buồn nôn, nôn.
Như vậy, Choletec không phải là thuốc điều trị mà chỉ giúp hỗ trợ chẩn đoán trong phương pháp chụp cắt lớp vi tính phát xạ đơn. Cần lưu ý về khả năng nhiễm phóng xạ và các chống chỉ định trước khi sử dụng thuốc.
Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.