Siêu âm chẩn đoán nhau xâm lấn bất thường ở sản phụ có nguy cơ nhau tiền đạo

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lý Thị Thanh Nhã - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Nhau tiền đạo là một bất thường vị trí của nhau thai làm cản trở đường đi của thai trong quá trình chuyển dạ. Ở những sản phụ có nguy cơ cao nhau tiền đạo nếu kết hợp với xâm lấn bất thường thì tăng nguy cơ chảy máu tai biến cho mẹ và bé.

1. Nhau tiền đạo là gì?

Nhau thai là cơ quan hình thành bên trong tử cung khi mẹ mang thai, chức năng của nhau thai cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển. Bên cạnh đó, nhau thai giúp bảo vệ thai nhi khỏi những tác động từ cơ thể mẹ và từ môi trường bên ngoài.

Bình thường vị trí bám nhau có thể là bám đáy, mặt trước, mặt sau và mặt bên phải hoặc bên trái. Một số ít trường hợp vị trí bám không đúng, gây bất thường ở vị trí bám nhau thai.

Nhau tiền đạo là tình trạng nhau không bám ở vị trí bình thường mà bám một phần hoặc toàn bộ ở đoạn dưới tử cung, hay có thể hiểu là nhau thai nằm ngay cổ tử cung người mẹ, do đó làm cản đường ra của em bé.

Dựa vào vị trí bám nhau, mà nhau tiền đạo được phân chia thành 4 loại:

  • Nhau tiền đạo bám thấp: Bờ dưới bánh nhau bám vào đoạn dưới tử cung, chưa đến vị trí lỗ trong cổ tử cung.
  • Nhau tiền đạo bám mép: Bờ bánh nhau bám đến bờ của lỗ trong cổ tử cung.
  • Nhau tiền đạo bán trung tâm: Bánh nhau gây che lấp một phần lỗ trong cổ tử cung.
  • Nhau tiền đạo trung tâm: Bánh nhau che lấp hoàn toàn lỗ trong cổ tử cung, tình trạng này thường chiếm tỷ lệ 20-30%. Đây là trường hợp nguy hiểm nhất và nhiều biến chứng nhất.

Nhau tiền đạo được chia thành 4 loại dựa vào vị trí bám
Nhau tiền đạo được chia thành 4 loại dựa vào vị trí bám

Những biến chứng nguy hiểm của nhau tiền đạo:

Đối với thai phụ:

  • Tình trạng này gây xuất huyết tái phát nhiều lần trong thai kỳ khiến cho thai phụ thiếu máu, nguy cơ sinh non.
  • Trường hợp nhau tiền đạo bám gần cổ tử cung, bánh nhau bóc tách sau sinh khiến cổ tử cung hở, vi khuẩn dễ xâm nhập, gây nhiễm trùng.
  • Nếu kết hợp nhau cài răng lược thì nguy cơ chảy máu đe dọa tình mạng và có thể phải cắt bỏ tử cung do bánh nhau cài chặt vào cơ tử cung, không tách được khỏi lớp niêm mạc tử cung.

Đối với thai nhi:

  • Mẹ bị thiếu máu có thể khiến thai nhi không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng gây suy dinh dưỡng, suy thai.
  • Khi mẹ xuất huyết quá nhiều cần phải chỉ định mổ lấy thai gấp, mặc dù thai chưa đủ tháng khiến trẻ sinh non. Trẻ có nguy cơ bị suy hô hấp và nhiều bệnh lý phối hợp khác.
  • Bánh nhau thai nằm ở phần dưới của tử cung khiến cho thai nhi khó xoay đầu xuống, dẫn đến tình trạng ngôi ngược.

Để chẩn đoán nhau tiền đạo sử dụng phương pháp siêu âm, khi siêu âm thai có thể xác định được vị trí bánh nhau bám ở vùng nào của tử cung như mặt trước, mặt sau, mặt đáy, bám thấp, bán trung tâm hay tiền đạo trung tâm hay có kết hợp với nhau cài răng lược không... Qua đó giúp tiên lượng tình trạng nhau tiền đạo.


Có thể chẩn đoán tình trạng nhau tiền đạo bằng phương pháp siêu âm
Có thể chẩn đoán tình trạng nhau tiền đạo bằng phương pháp siêu âm

2. Siêu âm chẩn đoán nhau xâm lấn bất thường ở phụ nữ có nguy cơ cao nhau tiền đạo

Đối với những thai phụ có nguy cơ bị rau tiền đạo, thì việc siêu âm chẩn đoán xâm lấn bất thường giúp xác định nguy cơ rau cài răng lược. Tình trạng rau cài răng lược rất hay phối hợp với rau tiền đạo, làm tăng nguy cơ biến chứng tử vong cho sản phụ và thai nhi, cần được chẩn đoán sớm để có biện pháp theo dõi và dự phòng nguy cơ biến chứng tốt nhất.

Vì vậy, những đối tượng có nguy cơ nhau tiền đạo thì cần siêu âm chẩn đoán những xâm lấn bất thường, thông thường xâm lấn bất thường được chẩn đoán trong 3 tháng giữa và cuối, tuy nhiên có một số nghiên cứu cho thấy ở 3 tháng đầu đã có xuất hiện những dấu hiệu để gợi ý tình trạng xâm lấn.

Những trường hợp cần siêu âm chẩn đoán xâm lấn bất thường là những đối tượng có nguy cơ nhau tiền đạo gồm:

Khi siêu âm chẩn đoán sự xâm lấn bất thường của nhau thai, dựa vào các dấu hiệu kết hợp thì được chia thành 3 loại bao gồm:

  • Loại I: Bánh nhau dính bất thường lông nhau màng đệm tiếp xúc với lớp cơ tử cung (80% trường hợp).
  • Loại II: Lông nhau màng đệm xâm nhập vào lớp cơ ( 15% trường hợp).
  • Loại III: Lông nhau màng đệm xâm nhập đến lớp thanh mạc (5% trường hợp).

Phụ nữ từng làm thủ thuật tổn thương cơ tử cung có nguy cơ cao bị nhau tiền đạo
Phụ nữ từng làm thủ thuật tổn thương cơ tử cung có nguy cơ cao bị nhau tiền đạo

Trong đó siêu âm chẩn đoán xâm lấn bất thường ở những thai phụ có nguy cơ cao rau tiền đạo ở khoảng 3 tháng đầu, từ khoảng tuần thứ 11-14 có thể phát hiện đến 90% nhau cài răng lược loại III, đây là loại nguy hiểm và có thể gây ra nhiều biến chứng có thể gây tử vong cho mẹ và bé nhất.

Tuy nhiên nhược điểm là phương pháp này cần tìm ra những người có nguy cơ cao mắc nhau tiền đạo, mà nhau tiền đạo lại thường được chẩn đoán ở 3 tháng giữa của thai kỳ. Trong khi nếu phát hiện sớm thì những dấu hiệu sớm của tình trạng xâm lấn bất thường có thể phát hiện từ 3 tháng đầu. Giúp tiên lượng cho thai kỳ và theo dõi chặt chẽ để tránh nguy cơ biến chứng.

3. Ý nghĩa của siêu âm chẩn đoán xâm lấn bất thường ở sản phụ có nguy cơ cao nhau tiền đạo

Nhau tiền đạo có thể gây ra biến chứng chảy máu nguy hiểm trong thai kỳ, đặc biệt là khi chuyển dạ sinh. Nhưng nếu ở những người có nguy cơ nhau tiền đạo lại kết hợp với sự xâm lấn bất thường thì lại làm tăng nguy cơ biến chứng chảy máu gây tử vong cho mẹ và bé.

Việc đánh giá nguy cơ trước khi có tình trạng xuất huyết gây ra bởi nhau tiền đạo sẽ giúp thai phụ chủ động theo dõi bất thường và hạn chế những nguy cơ chảy máu từ đó ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng.


Nhau tiền đạo có thể gây ra biến chứng chảy máu nguy hiểm trong thai kỳ
Nhau tiền đạo có thể gây ra biến chứng chảy máu nguy hiểm trong thai kỳ

Khi được chẩn đoán xâm lấn bất thường ở những người có nguy cơ nhau tiền đạo cần thực hiện các biện pháp giúp giảm nguy cơ tai biến gồm:

  • Kiêng giao hợp, không làm việc nặng nhọc, không tập thể dục sau 20 tuần.
  • Không thăm khám bằng đường âm đạo.
  • Nếu thấy cơn co tử cung gây ra máu âm đạo cần nhập viện theo dõi.
  • Nhập viện theo dõi ở những tháng cuối thai kỳ.
  • Đối với trẻ: Do mẹ có nguy cơ chảy máu nên trẻ có thể phải đẻ non nên dùng thuốc hỗ trợ phổi khi trẻ ở tuần từ 24-34. Xác định thời điểm mổ chủ động cố gắng tốn nhất là trên 34 tuần.

Ở những sản phụ có nguy cơ cao nhau tiền đạo, nên được siêu âm để chẩn đoán tình trạng xâm lấn bất thường ở 3 tháng đầu thai kỳ. Những dấu hiệu sớm đã xuất hiện trên siêu âm 3 tháng đầu, từ đó giúp thai phụ theo dõi và tránh những biến chứng nguy hiểm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe