Quy trình kỹ thuật siêu âm phần mềm

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng ThS.BS Nguyễn Thục Vỹ, Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh, Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Siêu âm là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiệu quả và nhanh chóng giúp ích cho quá trình chẩn đoán bệnh lí của bác sĩ. Siêu âm phần mềm là phương pháp được chỉ định khi bác sĩ có các nghi ngờ về các bệnh lý như viêm cơ, các khối u phần mềm, viêm gân,...

1. Các chấn thương, bệnh lý phần mềm thường gặp

Hiện nay, chấn thương phần mềm là các chấn thương thường gặp nhất trong cuộc sống hằng ngày. Các chấn thương phần mềm không quá nguy hiểm nên thường không được xử trí đúng đắn dẫn đến tình trạng chấn thương trở nên nặng hơn, đau đớn kéo dài do đó người bệnh mới nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ.

Các chấn thương phần mềm cơ bản thường gặp nhất là:

Tổn thương phần mềm dẫn đến các mạch máu nuôi tổ chức đó đồng thời bị tổn thương, có thể chảy máu, phù nề, sưng tấy...

Các chấn thương phần mềm có thể dễ dàng nhận biết, tuy nhiên nhiều bệnh lý về phần mềm rất khó nhận biết, phải thăm khám cụ thể mới chẩn đoán chính xác được:


Siêu âm là kỹ thuật thăm khám không xâm lấn, không gây khó chịu cho người bệnh
Siêu âm là kỹ thuật thăm khám không xâm lấn, không gây khó chịu cho người bệnh

2. Siêu âm phần mềm là gì?

Siêu âm là kỹ thuật thăm khám không xâm lấn, không gây khó chịu cho người bệnh, đây là phương pháp tiện dụng mà giá thành rẻ nhưng giá trị chẩn đoán của phương pháp này được các bác sĩ đánh giá cao.

Siêu âm phần mềm giúp bác sĩ quan sát được cấu trúc tổ chức cơ, gân, dây chằng nhanh chóng và dễ dàng nhất. Đối với các chấn thương phần mềm, bác sĩ có thể chẩn đoán lâm sàng mà không cần siêu âm. Tuy nhiên đối với các bệnh lý tại phần mềm, việc chẩn đoán lâm sàng có nhiều khó khăn, vì vậy siêu âm phần mềm thường được bác sĩ chỉ định bệnh nhân thực hiện để giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý cũng như mức độ tổn thương phần mềm.

3. Quy trình kỹ thuật siêu âm phần mềm

Quá trình siêu âm phần mềm cơ bản qua các bước như sau:

  • Bệnh nhân sau khi nhận phiếu chỉ định siêu âm di chuyển đến khu vực siêu âm theo chỉ dẫn.
  • Bác sĩ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ bệnh án hoặc giấy chỉ định siêu âm.
  • Kiểm tra máy siêu âm và đầu dò, bôi gel vào đầu dò.
  • Siêu âm phần mềm được chỉ định như trên phiếu theo nhiều mặt cắt quy định để kiểm tra các tổn thương.
  • Bác sĩ đọc kết quả siêu âm cho điều dưỡng ghi chép lại.
  • Bệnh nhân nhận kết quả và mang trở lại cho bác sĩ chỉ định siêu âm.

Siêu âm phần mềm giúp bác sĩ quan sát được cấu trúc tổ chức cơ, gân, dây chằng nhanh chóng và dễ dàng nhất
Siêu âm phần mềm giúp bác sĩ quan sát được cấu trúc tổ chức cơ, gân, dây chằng nhanh chóng và dễ dàng nhất

4. Những chú ý khi siêu âm phần mềm

  • Việc chuẩn bị gì khi đi siêu âm còn tùy thuộc vào vị trí trên người bệnh nhân. Tuy nhiên bệnh nhân nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, dễ dàng bộc lộ những vị trí siêu âm cần thiết.
  • Người bệnh không nên ngại ngùng khi bác sĩ yêu cầu bộc lộ những vị trí cần thiết để tiến hành siêu âm vì đây là những thủ thuật thông thường trong quá trình khám chữa bệnh.
  • Người bệnh nên trao đổi cụ thể với bác sĩ về tình trạng cơ thể mình để được tư vấn và có kết quả chẩn đoán chính xác nhất.
  • Khi thực hiện siêu âm phần mềm, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây mất thời gian và hình ảnh siêu âm rõ nét nhất.

Việc siêu âm khảo sát các bệnh lý mô mềm đang được Vinmec thực hiện bằng các dòng máy cao cấp của hệ thống GE Healthcare (Mỹ). Một số dòng máy nổi bật là Logig E9 và Logig S8. Các máy đều có đầy đủ các chức năng cần thiết để siêu âm B mode, siêu âm Doppler màu, siêu âm đàn hồi. Đặc biệt máy siêu âm Logig E9 của GE Healthcare có đầy đủ tính năng, các đầu dò có độ phân giải HD cho hình ảnh rõ nét, đánh giá chính xác tổn thương, góp phần quan trọng để các bác sĩ ra quyết định kịp thời và phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe