Postbiotics là những sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất probiotics hay còn gọi là quá trình lên men vi khuẩn probiotics. Postbiotics cũng đóng vai trò quan trọng như lợi khuẩn và chất xơ hòa tan cho cơ thể. Postbiotics là một phụ phẩm của probiotics đồng thời là một thành phần đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sức khỏe đặc biệt là hệ tiêu hoá.
1. Postbiotics là gì?
Postbiotics hay tế bào vi sinh vật không sống được hay còn có tên khác là sữa công thức lên men cho trẻ sơ sinh (FIF) được định nghĩa là các chất được sản xuất bởi vi sinh vật của bạn trong khi chúng hoạt động. Đây là các hợp chất có hoạt tính sinh học được tạo ra khi probiotics ăn một số loại phân tử xơ để phát triển. Postbiotics được giải phóng tự nhiên bởi hệ sinh vật sống tồn tại trong cơ thể. Hệ sinh vật đó là hệ sinh thái gồm hàng triệu tỷ các vi khuẩn, vi rút, nấm, động vật nguyên sinh,...
Mặc dù các hợp chất có hoạt tính sinh học hay Postbiotics được coi là những chất thải của vi khuẩn probiotic. Tuy vậy chúng đem đến nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau cho cơ thể bạn.
2. Lợi ích của Postbiotics
Postbiotics là thành phần có vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Chúng có tác dụng trong giữ cân bằng microbiota (tập hợp lớn các vi sinh vật sống dưới hình thức cộng sinh trong cơ thể con người). Khi mầm bệnh chiếm lấy hệ vi sinh vật các rối loạn sinh lý sẽ xảy ra mà hệ quả là gây ra những vấn đề về tiêu hoá như tiêu chảy, dị ứng,... Khi bị rối loạn tiêu hoá thường được điều trị bằng thuốc đặc trị bao gồm thuốc chống viêm hoặc điều hòa miễn dịch.
Đồng thời, Postbiotics cũng có những lợi ích sức khoẻ tương tự như thế hệ probiotics:
- Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể;
- Ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm;
- Có tác dụng chống ung thư;
- Có khả năng kháng khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng;
- Hạn chế nguy cơ mắc những bệnh lý về tim mạch;
- Hỗ trợ hình thành oxytocin là hoạt chất tăng co bóp tử cung có tác dụng trong hỗ trợ các chức năng sinh đẻ.
Mặt khác, các postbiotics không chứa vi sinh vật, nên nguy cơ biến chứng khi thêm vi khuẩn mới vào hệ vi sinh vật của bạn sẽ thấp hơn và an toàn cho hầu hết mọi người. Nhưng những người có hệ thống miễn dịch kém, bệnh nặng hoặc đang hồi phục sau phẫu thuật có thể bị nhiễm trùng do men vi sinh.
3. Một số nguồn bổ sung postbiotics
Cách tốt nhất để cân bằng hệ vi sinh vật của bạn là thông qua một chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ. Nếu bạn cho vi khuẩn probiotic ăn đúng loại thực phẩm của mình, chúng sẽ tạo ra postbiotics cho bạn.
Bạn nên ăn một chế độ ăn nhiều chất xơ có thể cải thiện hệ vi sinh vật của bạn. Một số loại thực phẩm giúp cải thiện hệ vi sinh vật như:
- Toàn bộ trái cây, rau, các loại đậu và ngũ cốc;
- Tỏi, hành, tỏi tây,...;
- Măng tây;
- Chuối;
- Rong biển, rong nho.
Khi thay đổi chế độ ăn, hãy thêm một cách từ từ những thức ăn mới. Khi ăn thực phẩm có men vi sinh sẽ không nhất thiết làm tăng postbiotics trong cơ thể của bạn, vì vậy hãy cẩn thận khi bổ sung các chất cũng như bổ sung thêm các lợi khuẩn vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình.
4. Tác dụng không mong muốn của Postbiotics
Việc sử dụng các chất bổ sung probiotic để tăng sản xuất postbiotics là có lợi. Tuy nhiên, bạn có thể gặp các tác dụng phụ về tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng và khó chịu ở dạ dày nhẹ. Các dấu hiệu này có xu hướng biến mất khi cơ thể bạn điều chỉnh.
Mặt khác, postbiotics nên hạn chế sử dụng ở một số người đang mắc các bệnh như
- Những người vừa can thiệp ngoại khoa;
- Những người bị rối loạn cấu trúc, hoạt động tim;
- Người đang bị rối loạn đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón,...;
- Người mang thai;
- Trẻ nhỏ.
Khi cần bổ sung chế độ ăn uống nào, điều quan trọng là phải được sự tư vấn của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi sử dụng, đặc biệt nếu bạn có bất kỳ tình trạng bất thường về sức khỏe hoặc đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: webmd.com, healthline.com