Những tiến bộ trong phòng ngừa và sàng lọc ung thư

Các nhà khoa học tìm ra những cách mới và tốt hơn để ngăn chặn các tế bào ung thư hình thành và phát hiện ra bệnh trước khi khối u lan rộng. Y học ngày nay đang có những bước tiến lớn trong phòng ngừa ung thư, cũng như nhiều tiến bộ trong sàng lọc ung thư.

1. Theo dõi sát tình trạng y tế cá nhân

Việc tìm ra những yếu tố rủi ro liên quan đến một số bệnh ung thư có thể giúp bác sĩ hạn chế nguy cơ mắc bệnh cho bạn, cũng như phòng ngừa và sàng lọc ung thư tốt hơn.

Những yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ mắc ung thư bao gồm:

  • Bộ gen di truyền;
  • Môi trường xung quanh;
  • Béo phì, chế độ ăn uống, lối sống, thói quen hút thuốc và tập thể dục.

Khi biết được người bệnh có nhiều khả năng mắc một số loại ung thư nhất định, bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn phòng ngừa ung thư cụ thể, cũng như tầm soát, sàng lọc ung thư chính xác hơn.


Béo phì làm tăng nguy cơ mắc ung thư
Béo phì làm tăng nguy cơ mắc ung thư

2. Tiến bộ trong sàng lọc ung thư

Tương tự như các tình trạng y tế khác, việc phát hiện bệnh ung thư càng sớm thì càng tốt. Ung thư sẽ dễ điều trị hơn nếu các tế bào ác tính bị tiêu diệt trước khi lây lan rộng. Tuy nhiên để tìm kiếm và chẩn đoán ung thư lại không hề đơn giản. Hơn nữa, các xét nghiệm sàng lọc ung thư luôn đi kèm với một ít rủi ro, chẳng hạn như:

  • Chụp CT scan khiến cơ thể phải nhận một ít rủi ro phóng xạ;
  • Sinh thiết và nội soi là kỹ thuật xâm lấn nên có thể gây tác dụng phụ;
  • Một số kết quả có thể bị sai lệch, các bác sĩ gọi đây là hiện tượng dương tính giả;
  • Đôi khi, khối u ung thư được tìm ra lại không có khả năng phát triển (khối u lành tính), khiến bệnh nhân phải làm nhiều xét nghiệm hoặc tiến hành điều trị không cần thiết.

Ngày nay, với những tiến bộ trong sàng lọc ung thư, các xét nghiệm dần mang tính cá nhân hóa hơn. Bác sĩ có thể chỉ định đúng người và tần suất tầm soát ung thư khi thực sự cần thiết. Chi phí và thời gian bỏ ra là tối thiểu, nhưng đảm bảo được hiệu quả tối đa.


Khi chụp CT scan người bệnh có thể nhận phải 1 ít rủi ro
Khi chụp CT scan người bệnh có thể nhận phải 1 ít rủi ro

3. Những xét nghiệm sàng lọc ung thư mới

3.1. Xét nghiệm di truyền và bộ gen

Là một tiến bộ trong sàng lọc ung thư, xét nghiệm này giúp dự đoán nguy cơ mắc ung thư và khả năng hoạt động của khối u thông qua việc quan sát những thay đổi trong bộ gen di truyền.

Ví dụ, một xét nghiệm di truyền sẽ tìm kiếm đột biến gen BRCA1 và BRCA2. Phụ nữ có một hoặc cả hai gen này thường dễ mắc ung thư vú và buồng trứng hơn so với người không có.

Một bộ thử nghiệm tại nhà khác cũng giúp phát hiện những thay đổi DNA trong phân, từ đó chẩn đoán sớm ung thư ruột kết. Xét nghiệm này hoàn toàn không xâm lấn như thủ thuật nội soi thường thấy. Nhưng nếu kết quả cho biết bạn có dấu hiệu nghi ngờ, nội soi vẫn cần được tiến hành để xác định chẩn đoán.

Ngoài ra, còn một xét nghiệm di truyền có tác dụng xem xét các gen ung thư vú, nhờ đó các bác sĩ có thể tìm ra được phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân, cũng như dự đoán khả năng khối u quay trở lại (ung thư tái phát).

Trắc nghiệm: Thử hiểu biết của bạn về bệnh ung thư

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 2 trên thế giới. Thử sức cùng bài trắc nghiệm sau đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về yếu tố nguy cơ cũng như cách phòng ngừa bệnh ung thư.

Bài dịch từ: webmd.com

3.2. Dấu ấn sinh học (Biomarkers)

Dấu ấn sinh học là những chất được tìm thấy trong máu, nước tiểu và các dịch cơ thể khác, có khả năng sàng lọc ung thư. Chỉ số này cũng giúp dự đoán cách mà cơ thể sẽ đáp ứng với từng liệu pháp điều trị nhất định.

Tương tự như chất chỉ điểm khối u, các xét nghiệm dấu ấn sinh học bao gồm:

Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu thêm về dấu ấn sinh học cho các bệnh ung thư khác. Ví dụ, một thử nghiệm mới hy vọng sẽ đo được mức độ của hai loại protein trong máu, từ đó chẩn đoán sớm ung thư tuyến tụy. Tuy nhiên vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để đạt được độ chính xác hoàn hảo.

Dấu ấn sinh học cũng được kỳ vọng có thể dùng để tìm hiểu những bệnh khác, không phải ung thư. Do đó các bác sĩ vẫn đang cố gắng tìm ra cách tốt để tối ưu hóa ứng dụng của các xét nghiệm này.


Dấu ấn sinh học của ung thưu gan là Alpha-fetoprotein (AFP)
Dấu ấn sinh học của ung thưu gan là Alpha-fetoprotein (AFP)

3.3. Sinh thiết lỏng

Các nhà nghiên cứu đang xem xét một thử nghiệm máu có thể phát hiện nhiều bệnh ung thư khác nhau. Kỹ thuật này được gọi là sinh thiết lỏng, giúp phát hiện DNA ung thư lưu hành trong máu của bệnh nhân. FDA đã phê duyệt kỹ thuật sinh thiết lỏng lần đầu tiên vào năm 2016. Cụ thể, những thay đổi của gen EGFR trong máu bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ đã được tìm ra.

Một số xét nghiệm sinh thiết lỏng khác cũng đang được nghiên cứu và tiến hành để sàng lọc ung thư thêm nhiều loại khác.


. Sinh thiết lỏng có thể phát hiện nhiều bệnh ung thư khác nhau
. Sinh thiết lỏng có thể phát hiện nhiều bệnh ung thư khác nhau

4. Thuốc và vắc-xin phòng ngừa ung thư

4.1. Thuốc

Mặc dù bạn chưa thể phòng ngừa ung thư bằng cách dùng thuốc mỗi ngày, nhưng một vài loại dược phẩm đang được nghiên cứu cũng có một số tác dụng nhất định.

Ví dụ, một loại thuốc dùng để bảo vệ tim cũng có thể ngăn ngừa ung thư đại trực tràng. Các chuyên gia y tế ở Hoa Kỳ cho biết, người trung niên từ 50 - 59 tuổi và có nguy cơ nên uống aspirin hàng ngày để giúp ngăn ngừa cả bệnh tim lẫn ung thư đại trực tràng.

Còn có một nhóm thuốc chẹn thụ thể estrogen giúp làm giảm nguy cơ ung thư vú ở những phụ nữ có nguy cơ cao. Ngoài ra, chất ức chế aromatase cũng có công dụng ngăn ngừa bệnh.

4.2. Vắc-xin

Vắc-xin phòng ngừa ung thư sẽ tác động đến hệ miễn dịch, giống như các mũi tiêm ngăn ngừa bệnh sởithủy đậu thường thấy. Một vài loại vắc-xin có khả năng đề phòng ung thư, số khác được dùng để điều trị bệnh.

Đơn cử là vắc-xin phòng ngừa virus HPV gây ra hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung. Kể từ khi được phê duyệt vào năm 2006, loại vắc-xin này đã hạ thấp tỷ lệ nhiễm HPV ở phụ nữ trẻ tuổi xuống 64%. Một loại vắc-xin khác cũng giúp ngăn ngừa viêm gan B, góp phần làm giảm tỷ lệ mắc ung thư gan.

Trong khi đó, vắc-xin điều trị ung thư giúp tăng cường đáp ứng của hệ miễn dịch cơ thể nhằm chống lại tế bào ác tính. Ví dụ, vắc-xin sipuleucel-T (Provenge) có thể được dùng trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt.

Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu thêm về nhiều vắc-xin cho các bệnh ung thư khác, bao gồm ung thư ruột kết và khối u ác tính.

Tóm lại, những tiến bộ trong sàng lọc ung thư giúp bạn nhận biết nguy cơ rủi ro của mình, từ đó có thể làm để giảm tỷ lệ mắc bệnh. Nên tìm hiểu tiền sử bệnh tật của cá nhân và gia đình, sau đó trao đổi với bác sĩ. Chủ động phối hợp với chuyên gia y tế là cách để được ứng dụng đầy đủ các kỹ thuật phòng ngừa và sàng lọc ung thư mới nhất.

Bệnh ung thư vốn dĩ vẫn không chừa một ai, ước tính trên thế giới hàng năm có một tỷ lệ người tử vong do bệnh ung thư rất lớn. Thực tế, nếu bệnh ung thư có thể phát hiện ở giai đoạn sớm thì tiên lượng điều trị bệnh rất cao, thậm chí có thể khỏi hẳn và không tái phát. Vì thế, việc tầm soát ung thư là việc làm cần thiết, nhất là với các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe