Những điều cần biết để tránh nguy cơ dị ứng đậu phộng ở trẻ

Bơ đậu phộng hay các sản phẩm từ đậu phộng là một nguồn protein và chất béo dồi dào và là một sự lựa chọn bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn uống của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, có một số lưu ý khi cho trẻ sơ sinh ăn bơ đậu phộng như dị ứng đậu phộng. Bài viết này sẽ thảo luận về những điều cha mẹ nên biết khi cho trẻ sơ sinh sử dụng các sản phẩm từ đậu phộng.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của bác Đỗ Thiên Ân, chuyên khoa Nội xương khớp Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

1. Bệnh chàm và dị ứng trứng có liên quan đến tình trạng dị ứng đậu phộng ở trẻ

Việc cho trẻ sơ sinh ăn các sản phẩm từ đậu phộng đang ngày càng trở nên phổ biến. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc cho trẻ tiếp cận sớm với các sản phẩm từ đậu phộng, sẽ có khả năng giảm nguy cơ dị ứng đậu phộng của trẻ trong tương lai. Tuy nhiên, để cho trẻ sử dụng các sản phẩm từ đậu phộng một cách an toàn, phụ huynh cần lưu ý đến tình trạng của trẻ thật cẩn thận.

Các nghiên cứu đã nêu ra những điều cha mẹ nên biết về việc cho trẻ sơ sinh ăn đậu phộng để giảm nguy cơ phát triển dị ứng đậu phộng. Nghiên cứu cho thấy trẻ em bị chàm nặng thường sẽ có nguy cơ cao bị dị ứng với đậu phộng. Trẻ có tiền sử dị ứng trứng, bị bệnh chàm nặng hoặc mắc phải cả hai nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được xét nghiệm và chẩn đoán nguy cơ bị dị ứng với đậu phộng. Từ đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách để trẻ tiếp xúc an toàn với các sản phẩm từ đậu phộng.

Một nghiên cứu năm 2015 cho biết, những trẻ em có khả năng bị dị ứng đậu phộng có thể giảm nguy cơ mắc bệnh nếu trẻ được tiếp xúc an toàn với các sản phẩm chứa đậu phộng từ sớm, và dưới sự giám sát bởi bác sĩ hoặc chuyên gia.


Trẻ em có khả năng bị dị ứng đậu phộng có thể giảm nguy cơ mắc bệnh nếu trẻ được tiếp xúc an toàn với các sản phẩm chứa đậu phộng từ sớm.
Trẻ em có khả năng bị dị ứng đậu phộng có thể giảm nguy cơ mắc bệnh nếu trẻ được tiếp xúc an toàn với các sản phẩm chứa đậu phộng từ sớm.

2. Phân loại trẻ có nguy cơ bị dị ứng đậu phộng

Các nghiên cứu được thực hiện, nhằm mục đích giúp các bé có thể sử dụng các sản phẩm từ đậu phộng một cách an toàn hơn. Kết quả nghiên cứu phân thành ba nhóm nguy cơ:

  • Nhóm có nguy cơ cao: Trẻ sơ sinh có tiền sử dị ứng trứng hoặc chàm nặng - hoặc cả hai.
  • Nhóm có nguy cơ trung bình: Trẻ sơ sinh bị chàm nhẹ hoặc trung bình.
  • Nhóm có nguy cơ thấp: Trẻ sơ sinh không có tiền sử dị ứng trứng hoặc chàm.

Trẻ nguy cao bị dị ứng đậu phộng là những trẻ có tiền sử dị ứng trứng hoặc bị bệnh chàm nặng. Bác sĩ chuyên khoa dị ứng có thể chỉ định xét nghiệm da hoặc bác sĩ nhi khoa yêu cầu xét nghiệm máu để kiểm tra xem trẻ có bị dị ứng với đậu phộng hay không. Đối với trẻ em đã được chẩn đoán dựa trên kết quả xét nghiệm, cha mẹ nên cho trẻ ăn các sản phẩm từ đậu phộng dưới sự giám sát tại phòng khám của bác sĩ. Sau khi trẻ có nguy cơ cao đã được ăn các sản phẩm từ đậu phộng, bác sĩ khuyến cáo phụ huynh nên duy trì lượng đậu phộng trong chế độ ăn khoảng 6 đến 7 gram mỗi tuần, chia thành ba lần ăn hoặc nhiều hơn mỗi tuần.

Trẻ sinh nguy dị ứng trung bình có thể bắt đầu ăn các sản phẩm từ đậu phộng vào khoảng 6 tháng tuổi.

Đối với trẻ nguy thấp hoặc không nguy , bơ đậu phộng hoặc các sản phẩm như bánh ăn dặm đậu phộng có thể được cho ăn tại nhà ở hầu hết trẻ sơ sinh từ 4 đến 6 tháng tuổi. Phụ huynh có thể cho trẻ sử dụng bơ đậu phộng mịn, bơ đậu phộng loãng và bột đậu phộng/bột bơ đậu phộng... Mỗi dạng thực phẩm cần phải có cách chế biến phù hợp với trẻ.


Bơ đậu phộng hoặc các sản phẩm từ đậu phộng có thể được cho ăn tại nhà ở hầu hết trẻ sơ sinh từ 4 đến 6 tháng tuổi, nếu trẻ không có nguy cơ bị dị ứng.
Bơ đậu phộng hoặc các sản phẩm từ đậu phộng có thể được cho ăn tại nhà ở hầu hết trẻ sơ sinh từ 4 đến 6 tháng tuổi, nếu trẻ không có nguy cơ bị dị ứng.

3. Phòng ngừa nguy cơ hóc đậu phộng ở trẻ

Khi cho bé thử sử dụng các sản phẩm từ đậu phộng, ngoài việc lo lắng về nguy cơ dị ứng đậu phộng thì các bậc phụ huynh cũng phải lưu ý việc, các bé nguy cơ bị hóc. Tuyệt đối không nên cho trẻ sơ sinh ăn cả hạt đậu phộng.

Để đảm bảo an toàn cho trẻ khỏi bị hóc, hãy trộn bơ đậu phộng mịn (không phải loại giòn) với một ít nước hoặc với các thức ăn nghiền nhuyễn khác. Khi trẻ bắt đầu ăn được thức ăn cầm tay, hãy thử các món ăn nhẹ dành cho trẻ em có chứa đậu phộng. Bơ đậu phộng hoặc bột đậu phộng có thể được hoà vào trong nước hoặc trộn chung với các món sinh tố trái cây hoặc rau củ xay nhuyễn.

4. Quan sát các triệu chứng sau khi trẻ sử dụng thực phẩm chứa đậu phộng

Đối với trẻ có nguy cơ thấp hoặc không có nguy cơ dị ứng đậu phộng, khi thử cho trẻ ăn đậu phộng tại nhà, phụ huynh hãy luôn cẩn thận quan sát. Cha mẹ cần theo dõi trẻ trong suốt hai giờ đầu tiên sau khi ăn, để có thể kịp thời phát hiện trẻ bị dị ứng. Triệu chứng dị ứng đậu phộng của trẻ bao gồm: sổ mũi; mắt, miệng, mặt đỏ hoặc sưng; và kích ứng ở vùng họng.


Cẩn thận quan sát để phát hiện ngay khi trẻ có bất kỳ triệu chứng dị ứng đậu phộng để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Cẩn thận quan sát để phát hiện ngay khi trẻ có bất kỳ triệu chứng dị ứng đậu phộng để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Các bác sĩ cũng lưu ý, khi cho trẻ ăn thử các sản phẩm từ đậu phộng, hãy đảm bảo trẻ không bị cảm lạnh hoặc ốm. Cha mẹ không nên quá lo lắng về việc cho trẻ thử sử dụng các sản phẩm từ đậu phộng, chỉ cần cẩn trọng và quan sát khi bắt đầu cho trẻ thử đậu phộng với một lượng nhỏ, chẳng hạn như một đầu thìa cà phê, đợi vài phút rồi mới tiếp tục cho trẻ ăn tiếp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe