Khủng hoảng tuổi trung niên là khi một người nào đó phải vật lộn với danh tính và sự tự tin của họ khi bước vào độ tuổi từ 49 đến 60 tuổi. Không phải tất cả mọi người đều có thể gặp phải tình trạng này. Vậy nguyên nhân gây khủng hoảng tâm lý tuổi trung niên là gì?
1. Khủng hoảng tuổi trung niên là gì?
Khủng hoảng tuổi trung niên là gì? Định nghĩa về khủng hoảng tuổi trung niên là một giai đoạn chuyển tiếp trong cuộc đời mà một người nào đó phải vật lộn với danh tính và sự tự tin của họ. Nó xảy ra ở bất cứ đâu từ 40 tuổi đến 60 tuổi và ảnh hưởng đến nam giới và phụ nữ. Khủng hoảng tuổi trung niên không phải là một chứng rối loạn mà chủ yếu là do tâm lý. Nó xảy ra khi ai đó nhìn vào vị trí của họ trong cuộc sống so với vị trí mà họ nghĩ rằng họ nên đạt được ở một độ tuổi nhất định.
2. Dấu hiệu nhận biết khủng hoảng tâm lý tuổi trung niên
Dưới đây là các triệu chứng phổ biến của khủng hoảng tuổi trung niên ở nam và nữ:
- Cảm thấy buồn hoặc thiếu tự tin, đặc biệt là sau một thành tựu quan trọng hoặc sinh nhật
- Buồn chán, mất ý nghĩa hoặc mục đích trong cuộc sống
- Cảm thấy không thỏa mãn
- Hoài niệm
- Suy nghĩ quá nhiều về quá khứ
- Các hành động bốc đồng
- Cảm giác tiếc nuối
- Liên tục so sánh bản thân với người khác
- Ở phụ nữ, những triệu chứng này có thể trở nên tồi tệ hơn do mãn kinh
- Ở đàn ông, cảm xúc có thể tức giận hoặc cáu kỉnh hơn
Phân biệt khủng hoảng tâm lý tuổi trung niên và trầm cảm?
Cả hai đều có các triệu chứng tương tự và có thể bị nhầm lẫn với nhau. Khủng hoảng tâm lý tuổi trung niên xảy ra định kỳ và có thể kéo dài trong một thời gian ngắn. Trầm cảm sẽ kéo dài lâu hơn và nhất quán hơn. Dù bằng cách nào thì cả hai tình trạng đều có thể gây xúc động và khó hiểu, đó là lý do tại sao bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ hoặc lời khuyên.
3. Nguyên nhân khủng hoảng tâm lý tuổi trung niên
Sự tiêu cực về quá trình lão hóa có thể khiến bạn cảm thấy tuyệt vọng hoặc giảm sút lòng tự trọng khi bước vào tuổi trung niên. Những yếu tố gây căng thẳng hoặc thất bại rất cụ thể trong thời kỳ trưởng thành cũng có thể làm trầm trọng thêm hoặc kích hoạt tình trạng khủng hoảng tuổi trung niên. Những nguyên nhân khủng hoảng tâm lý tuổi trung niên này có thể liên quan đến những thay đổi đối với sức khỏe thể chất, các mối quan hệ xã hội, sự nghiệp hoặc tài chính của bạn.
3.1 Thay đổi vật lý
Có lẽ bạn không còn nhanh nhẹn như trước nữa hay thậm chí có thể dễ mắc bệnh hơn hoặc được chẩn đoán mắc một tình trạng như huyết áp cao. Những thay đổi về thể chất này có thể khiến bạn chán nản hoặc lo sợ về tương lai.
Phụ nữ sẽ trải qua thời kỳ mãn kinh, đi kèm với một loạt các triệu chứng, chẳng hạn như dễ nổi giận, thay đổi tâm trạng và khó ngủ. Tất cả những điều này có thể góp phần làm tăng căng thẳng tổng thể.
Đàn ông có thể bị suy giảm dần testosterone khi họ bước qua tuổi 30 hoặc 40. Tuy nhiên, các yếu tố như bệnh tật, lạm dụng rượu , tác dụng phụ của thuốc và tăng mỡ cơ thể cũng có thể làm giảm testosterone. Testosterone thấp có thể dẫn đến các triệu chứng khó chịu như trầm cảm, ham muốn tình dục thấp, rối loạn cương dương và khó ngủ .
3.2 Thay đổi động lực gia đình
Ở tuổi trung niên, nhiều bậc cha mẹ có thể cảm giác đau buồn gắn liền với việc con cái họ rời khỏi nhà. Bạn có thể cảm thấy cô đơn hoặc cảm giác trống rỗng khi đánh giá lại vai trò làm cha mẹ và tập trung trở lại vào bản thân.
Bạn cũng có thể trải nghiệm những thay đổi trong mối quan hệ với cha mẹ. Đảm nhận vai trò chăm sóc cha mẹ già có thể gây căng thẳng về thể chất và tinh thần. Bên cạnh đó, sự ra đi của cha mẹ có thể vô cùng đau lòng.
Ly hôn là một sự kiện khác có thể góp phần tạo nên một cuộc sống hỗn loạn ở tuổi trung niên. Tách khỏi người bạn đời lâu năm có thể dẫn đến những cảm xúc mâu thuẫn như buồn bã, tức giận và bối rối. Nếu đã có con, ly hôn cũng có thể làm phức tạp thêm nhiều vấn đề trong gia đình của bạn.
3.3 Thay đổi nghề nghiệp
Sự chuyển đổi nghề nghiệp hay thay đổi vị trí trong công việc hiện tại, ngay cả khi những vị trí đó có chức vụ cao hơn, được trả lương cao hơn cũng sẽ đi kèm với những trách nhiệm mới khiến bạn căng thẳng hơn .
Những người trung niên khác thấy rằng, sự nghiệp của họ đang đi xuống. Sự lặp đi lặp lại trong các công việc hàng ngày có thể góp phần khiến bạn không hoàn thành công việc tại nơi làm việc.
3.4 Những thay đổi trong tình hình tài chính
Nhiều sự kiện nói trên có thể ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của bạn. Bạn có thể cần phải chi nhiều tiền hơn khi đóng vai trò là người chăm sóc cho cha mẹ. Hoặc có lẽ việc chuyển đổi nghề nghiệp yêu cầu phải giảm chi tiêu. Mất việc làm và những thay đổi đột ngột trên thị trường lao động cũng có thể gây ra căng thẳng tài chính vào thời điểm mà bạn cảm thấy mình nên an tâm hơn.
Ngoài ra, nếu có con trưởng thành đang gặp khó khăn về tài chính, bạn có thể phải đối mặt với căng thẳng thêm.
3.5 Nghịch cảnh thời thơ ấu
Một số trải nghiệm thời thơ ấu có thể làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe ngay cả khi bạn đến tuổi trưởng thành. Những yếu tố sức khỏe này sau đó có thể góp phần làm tăng khả năng khủng hoảng tâm lý tuổi trung niên.
Ví dụ, trải qua cái chết của cha mẹ khi còn nhỏ có thể làm tăng khả năng trầm cảm sau này trong cuộc sống. Lớn lên trong nghèo đói có thể làm tăng nguy cơ bị căng thẳng mãn tính và bệnh tim ở tuổi trưởng thành. Bị cha mẹ đối xử tệ bạc hoặc nhìn thấy họ trải qua một cuộc ly hôn có thể gây ra những tác động tiêu cực tương tự.
Tuy nhiên, những hậu quả này không cố định. Các chiến lược đối phó khác nhau có thể giúp kiểm soát các yếu tố gây căng thẳng ở tuổi trung niên cũng như thấy được cách giải thích tiêu cực của xã hội trước đây về quá trình lão hóa.
Không phải ai cũng trải qua khủng hoảng tuổi trung niên, nhưng việc trang bị những kỹ năng đối phó và tìm kiếm sự hỗ trợ tinh thần từ những người xung quanh để nhanh chóng vượt qua cuộc khủng hoảng hiện tại, tìm thấy sự hài lòng sau này trong cuộc sống.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.