Nguyên nhân gây khó nuốt ở bệnh nhân ung thư

Bệnh nhân bị ung thư khi thực hiện các phương pháp điều trị có thể gây ra triệu chứng khó nuốt. Nguyên nhân gây khó nuốt ở bệnh nhân ung thư có thể do tác dụng phụ xạ trị ngắn hạn của một phương pháp điều trị, như hóa trị hoặc xạ trị ở vùng cổ họng hoặc ngực.

1. Chứng khó nuốt là gì?

Chứng khó nuốt hay còn được gọi là rối loạn nuốt là tình trạng các giai đoạn ăn,nuốt bao gồm từ miệng, hầu tới thực quản bị suy giảm, rối loạn khiến người bệnh phải tốn nhiều thời gian và nỗ lực để đẩy thức ăn hoặc chất lỏng từ miệng xuống đến dạ dày.

Mặc dù khó nuốt không được coi là bệnh lý, không gây ra những triệu chứng nghiêm trọng nhưng chúng có thể làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng cho người bệnh, làm suy giảm thể lực, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày cũng như chất lượng cuộc sống.

Trắc nghiệm: Thử hiểu biết của bạn về bệnh ung thư

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 2 trên thế giới. Thử sức cùng bài trắc nghiệm sau đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về yếu tố nguy cơ cũng như cách phòng ngừa bệnh ung thư.

Bài dịch từ: webmd.com

2. Những biểu hiện của chứng khó nuốt ở bệnh nhân ung thư

  • Nuốt thức ăn bị nghẹn, ho, sặc, thậm chị bị nôn khi cố nuốt
  • Sút cân
  • Chảy nước dãi không kiểm soát hoặc cảm giác có quá nhiều nước bọt
  • Ít hoặc thậm chí không tiết nước bọt trong miệng
  • Bên trong miệng bị ửng đỏ hoặc sưng tấy
  • Xuất hiện vết loét trong miệng
  • Đau họng hoặc đau giữa ngực mỗi khi nuốt
  • Có cảm giác thức ăn bị mắc lại ở cổ, không xuống được dạ dày
  • Có các mảng hoặc một lớp màng trắng phủ bên trong miệng.

Bệnh nhân ung thư có thể gặp triệu chứng khó nuốt=
Bệnh nhân ung thư có thể gặp triệu chứng khó nuốt=

3. Nguyên nhân gây khó nuốt ở bệnh nhân ung thư

  • Khi người bệnh có vấn đề sức khỏe như ung thư có thể gây ra tình trạng khó nuốt. Nguyên nhân do chức năng vận động bị rối loạn, các thông tin từ thần kinh đưa ra để thực hiện hành động nuốt được gửi từ não không đến được thực quản.
  • Khó nuốt thường là hậu quả thứ phát do người bệnh bị mắc các bệnh lý hoặc bị tổn thương có nguồn gốc liên quan tới thần kinh, ở người lớn như: Tai biến, đột quỵ não, rối loạn thần kinh, bị ung thư, cấu trúc, tâm lý, hậu phẫu, trẻ nhỏ bị bẩm sinh hoặc do điều trị.
  • Nguyên nhân khác: Do có tác nhân gây cản trở thức ăn trong quá trình nuốt như kích thước thức ăn lớn, có dị vật, có khối u trong thực quản, ung thư vòm họng, ung thư miệng hoặc người bị hẹp thực quản.

Ngoài ra, người bệnh ung thư bị khó nuốt có thể do tác dụng phụ xạ trị. Các tác dụng phụ phổ biến bao gồm:

  • Sau khi hóa, xạ trị hay điều trị đích ở vùng đầu và cổ, nhiều bệnh nhân bị lở loét miệng hoặc bị đau khi nuốt.
  • Bị giảm tiết nước bọt làm khô miệng sau khi xạ trị vùng đầu và cổ gây khó nuốt
  • Sự xơ hóa, tạo thành sẹo hoặc làm cứng vùng họng, thực quản, miệng
  • Nhiễm trùng miệng hoặc thực quản
  • Lòng thực quản hoặc hầu họng bị sưng hoặc thu hẹp, có thể xảy ra sau khi xạ trị hoặc phẫu thuật.
  • Viêm niêm mạc miệng gây đau, nhức hoặc sưng đỏ vùng họng, thực quản hoặc miệng.
  • Các triệu chứng khác sau khi xạ trị chẳng hạn như bị khô họng hoặc tiết có quá nhiều nước bọt, bị nấc, ợ nóng và khó tiêu cũng có thể gây ra tình trạng khó nuốt.

4. Làm thế nào để cải thiện tình trạng khó nuốt ở bệnh nhân ung thư?

  • Để cải thiện tình trạng khó nuốt ở bệnh nhân ung thư nên cho bệnh nhân ăn các loại thức ăn nhạt, mềm và mịn nhưng chứa nhiều năng lượng và protein (như súp, cháo thịt, thịt hầm, bánh pudding, kem, uống sữa, sữa chua ).
  • Cho ăn bằng thìa, ăn từng miếng nhỏ, ăn chậm rãi và nuốt hết trước khi ăn miếng tiếp theo.
  • Sử dụng ống hút để ăn thức ăn lỏng, mềm.

Để cải thiện tình trạng khó nuốt, bạn nên để bệnh nhân ăn thức ăn mềm
Để cải thiện tình trạng khó nuốt, bạn nên để bệnh nhân ăn thức ăn mềm
  • Cho bệnh nhân ăn thức ăn ở dạng dịch đặc, sánh, có thể lựa chọn như trái cây xay sinh tố, hoặc đồ uống/canh có thêm chất làm đặc vì chúng sẽ dễ nuốt hơn dạng dung dịch loãng.
  • Thái thật nhỏ hoặc nghiền, xay nhuyễn thực phẩm để mềm, bệnh nhân hạn chế tối đa việc phải nhau. Đối với thức ăn khô, nên cho thêm nước vào để xay cùng.
  • Lựa chọn thực phẩm tính mát và thức ăn nguội hoặc lạnh, họng bị đau rát, ăn đồ nguội để giúp giảm đau
  • Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ và đồ ăn nhẹ thường xuyên để bệnh nhân có thể dễ ăn hơn
  • Không sử dụng rượu và các loại đồ ăn, thức uống có tính cay, nóng
  • Tránh thức ăn cần phải nhai nhiều
  • Tránh sử dụng các thực phẩm có tính axit cao, như cam, chanh , các loại nước ngọt có ga.
  • Không nên ăn các thực phẩm cứng, khô, giòn như bánh quy, các loại hạt và khoai tây chiên.
  • Người bệnh ăn ở tư thế ngồi thẳng, người vuông góc với hông, đầu gối và bàn chân chạm sàn, không để chân lơ lửng. Giữ nguyên tư thế như vậy trong vòng 30 phút sau bữa ăn để dễ tiêu hóa, tránh bị trào ngược.

Trong trường hợp, bệnh nhân không thể ăn đủ lượng các thực phẩm thông thường để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng dịch dinh dưỡng giàu năng lượng và protein qua đường ruột, không qua đường miệng bằng ống xông như:

  • Sử dụng ống xông từ đường miệng tới dạ dày
  • Ống xông từ đường mũi tới dạ dày

Nếu khó nuốt do đau miệng, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng gel gây tê hoặc thuốc giảm đau như lidocaine dạng đặc hoặc cho bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau trước khi ăn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe