Nang niệu (Urinoma) sau chấn thương thận

Chấn thương bụng đặc biệt là chấn thương thận tại Việt Nam đang ngày càng phổ biến với nguyên nhân thường gặp do tai nạn giao thông, tai nạn lao động,... và chủ yếu là chấn thương thận kín. Một trong những biến chứng sớm hiếm gặp của chấn thương thận là nang giả niệu do nước tiểu thoát ra ngoài thận, tích tụ không có lối thoát cần được xử trí sớm.

1. Nang niệu sau chấn thương thận là gì?

Nang niệu (urinoma) là một biến chứng hiếm gặp sau chấn thương thận, được định nghĩa là một túi nước tiểu nằm bên cạnh thận và có thông thương với đường bài xuất nước tiểu (đài thận, bể thận hoặc niệu quản). Đây là hậu quả của một chấn thương thận nặng (độ 3 hoặc 4 theo ASST) có vỡ nhu mô thận thông vào đường bài xuất, gây trào nước tiểu ra xung quanh thận.

2. Cơ chế hình thành nang niệu

Khi nước tiểu tràn vào khoang sau phúc mạng, nó có thể gây ra sự phân giải lipid của chất béo xung quanh dẫn tới việc bao bọc các nước tiểu này và tạo thành các nang niệu. Nguyên nhân thường gặp của nang niệu chủ yếu là do tắc nghẽn đường tiết niệu thứ phát:

  • Sỏi
  • Tắc nghẽn niệu quản
  • Xơ hóa sau phúc mạc
  • Xơ hóa ác tính sau phúc mạc
  • Ung thư xương chậu, niệu quản, bàng quang
  • Chấn thương vùng bụng, xương chậu như chấn thương thận, vỡ bàng quang hoặc biến chứng của các kỹ thuật can thiệp như nội soi niệu quản

Chấn thương vùng bụng gây nang niệu là nguyên nhân thường gặp nhất
Chấn thương vùng bụng gây nang niệu là nguyên nhân thường gặp nhất

3. Chẩn đoán nang niệu như thế nào?

Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong chẩn đoán rò rỉ nước tiểu ở thận và nang niệu. Hình ảnh CT thu được ngoài hỗ trợ chẩn đoán còn giúp xác định thêm mức độ tổn thương của bệnh nhân. Do đó ngay cả khi không có nghi ngờ nang niệu khi thực hiện chụp cắt lớp vi tính thì chẩn đoán nang niệu vẫn có thể được khẳng định sau khi có kết quả.

Nang niệu có thể tồn tại dưới dạng nang được bao bọc hoặc nước tiểu tự do. Tuy nhiên hầu hết các nang niệu sẽ rò rỉ vào một vị trí dưới vỏ hoặc xung quanh bao thận. Trong trường hợp nước tiểu lan ra có thể tràn qua động mạch chủ đi vào trung thất hoặc qua cơ hoành vào khoang màng phổi.

Ngoài ra có thể sử dụng xạ hình xương hoặc xạ hình thận để chẩn đoán nang thận trong các trường hợp bệnh nhân chống chỉ định tiêm chất cản quang như:

  • Nồng độ creatinine máu cao
  • Dị ứng chất cản quang
  • Ghép thận

Nếu chẩn đoán nang niệu vẫn chưa chắc chắn sau các chẩn đoán hình ảnh thì có thể cân nhắc hút nước tiểu qua da, tình trạng nang niệu sẽ thể hiện bằng sự gia tăng đáng kể nồng độ creatinine và giảm glucose so với nồng độ huyết thanh


Chụp cắt lớp vi tính là phương pháp chẩn đoán bệnh nang niệu an toàn, không xâm lấn
Chụp cắt lớp vi tính là phương pháp chẩn đoán bệnh nang niệu an toàn, không xâm lấn

4. Các phương pháp điều trị nang niệu

Trong hầu hết các trường hợp thì nang niệu nhỏ sẽ được tái hấp thu một cách tự nhiên và không cần dẫn lưu. Tuy nhiên nếu các nang niệu lớn, tồn tại nhiều ngày hoặc bệnh nhân sốt, có dấu hiệu nhiễm trùng bất kể kích thước của nang niệu thì cần phải dẫn lưu qua da dưới sự hướng dẫn của chẩn đoán hình ảnh.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe