Mối liên hệ giữa rối loạn tăng động giảm chú ý và stress

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Phan Đình Thủy Tiên - Bác sĩ Nội tổng quát - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Nếu bạn mắc rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), đây có thể không phải là vấn đề sức khỏe duy nhất bạn gặp phải. Các rối loạn này thường xảy ra cùng với các vấn đề sức khỏe khác. Người lớn bị ADHD có thể bị trầm cảm, khó ngủ và gặp rắc rối với rượu hoặc ma túy. Trẻ em bị ADHD cũng có thể có những vấn đề sức khỏe này. Những vấn đề này có thể có các triệu chứng tương tự như ADHD.

1. Tăng động giảm chú ý – ADHD

Hội chứng tăng động giảm chú ý ở người lớn, hay chứng tăng động, giảm chú ý ở trẻ em đều có liên quan một loạt vấn đề sức khỏe khác nhau. Người lớn mắc ADHD có thể bị trầm cảm, khó ngủ và thường xuyên tìm đến rượu hoặc thậm chí là ma túy với mong muốn giải quyết được tình trạng này. Trong khi đó với trẻ em, ngoài những vấn đề trên, chúng còn có thể mắc phải chứng rối loạn hành vi nghiêm trọng.

1.1. Ảnh hưởng của chứng tăng động giảm chú ý đối với người trưởng thành

Đôi khi ADHD khiến một số người cảm thấy buồn hoặc thất vọng. Tuy nhiên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, ADHD sẽ tiến triển nặng hơn và gây ra những vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày bao gồm công việc, các mối quan hệ và các hoạt động xã hội khác.

Có đến 70% những người mắc phải chứng rối loạn tăng động giảm chú ý sẽ tiến đến giai đoạn trầm cảm, biểu hiện bởi các triệu chứng điển hình như:

  • Luôn cảm thấy buồn, vô vọng và trống rỗng trong hầu hết mọi công việc
  • Sống khép mình, không tham gia vào bất cứ hoạt động tập thể nào
  • Cân nặng thay đổi thất thường.
  • Luôn có cảm giác buồn ngủ vào ban ngày mặc dù đã ngủ đủ giấc vào đêm trước đó
  • Thường xuyên làm một số hành động như bẻ rút tay, gõ nhịp tay trong vô thức.

1.2. Ảnh hưởng của chứng tăng động giảm chú ý đối với trẻ em

Các biểu hiện của chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ em thường không rõ ràng như ở người trưởng thành. Các biểu hiện của ADHD ở trẻ em thường là khó chịu hoặc hiếu động. Điều quan trọng là cần theo dõi sát sao các triệu chứng và phản hồi lại cho các bác sĩ nhằm đưa ra chẩn đoán và hướng điều trị phù hợp để tránh bệnh tiến triển đến giai đoạn trầm cảm.

1.3. Ảnh hưởng của tăng động giảm chú ý đến giấc ngủ

Tăng động giảm chú ý ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ của cả người trưởng thành và trẻ em. Những đứa trẻ mắc chứng tăng động giảm trí nhớ có nguy cơ rối loạn giấc ngủ cao gấp 2 đến 3 lần so với những đứa trẻ bình thường.


Tăng động giảm chú ý ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ của cả người trưởng thành và trẻ em
Tăng động giảm chú ý ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ của cả người trưởng thành và trẻ em

Chưa có câu trả lời chính xác và rõ ràng tại sao mắc ADHD lại có những ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ nhưng có một số yếu tố có thể được xem xét đến như:

  • Chất kích thích: Một số loại thuốc dùng trong điều trị ADHD có chứa hàm lượng tương đối cao caffeine khiến người bệnh có thể sẽ phải trả qua những đêm mất ngủ.
  • Trầm cảm và lo lắng: Một trong những triệu chứng điển hình của ADHD là trầm cảm và lo lắng quá mức đều có thể gây ra chứng mất ngủ
  • Hội chứng chân không yên hay hội chứng tay chân bồn chồn: Hội chứng này gây những cảm giác khó chịu ở phần chân và đôi khi là cánh tay. Tất nhiên một người sẽ thật khó bước vào giấc ngủ nếu liên tục gặp phải tình trạng này.
  • Rối loạn nhịp thở: Bao gồm ngáy ngủ và chứng ngưng thở khi ngủ. Theo các chuyên gia về giấc ngủ, có khoảng 30% trẻ em mắc hội chứng tăng động giảm kích thích xuất hiện các biểu hiện của rối loạn nhịp thở.

2. Stress


Stress hay căng thẳng tâm lý là một chuỗi những phản ứng sinh học khi cơ thể nhận thấy những mối đe dọa hoặc thách thức lớn
Stress hay căng thẳng tâm lý là một chuỗi những phản ứng sinh học khi cơ thể nhận thấy những mối đe dọa hoặc thách thức lớn

Stress hay căng thẳng tâm lý là một chuỗi những phản ứng sinh học khi cơ thể nhận thấy những mối đe dọa hoặc thách thức lớn. Khi đó nồng độ của một số loại hormone và hóa chất tăng vọt, kích thích cơ thể chống lại các tác nhân gây nên sự căng thẳng.

Thông thường sau khi các phản ứng xảy ra, cơ thể trở lên thoải mái và thư giãn tuy nhiên nếu tình trạng lo lắng, căng thẳng vẫn tiếp tục diễn ra chúng có thể tác động xấu đến sức khỏe.

Stress không hẳn là điều xấu. Từ xa xưa, căng thẳng giúp con người thích nghi và tồn tại trong những môi trường sống khắc nghiệt, giúp cơ thể nhận ra nguy hiểm từ những mối đe dọa trước mắt. Tất cả mọi người đều đã ít nhất một lần trải qua cảm giác căng thẳng. Đó có thể là lần đầu tiên phát biểu trước đám đông hay cảm xúc trong ngày cưới.... Đây đều có thể coi là những stress dễ chịu. Tuy nhiên tình trạng stress kéo dài có thể gây hại với sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của bạn.

Làm thế nào để biết bản thân có đang gặp phải tình trạng stress hay không?

Stress là một phản ứng sinh học bình thường đối với những nguy hiểm tiềm tàng. Khi gặp căng thẳng tột độ, nồng độ hormone adrenaline và cortisol trong máu tăng cao. Điều đó khiến tim đập nhanh hơn để cung cấp đủ máu cho các mô và cơ quan khiến cơ thể có cảm giác tràn đầy năng lượng và sự tập trung để có thể giải quyết các khó khăn trước mắt.

3. Mối liên hệ giữa rối loạn tăng động giảm chú ý và stress

Không có gì ngạc nhiên nếu một người mắc chứng tăng động giảm chú ý thường xuyên trải qua tình trạng căng thẳng quá mức. Các triệu chứng của ADHD chẳng hạn như mất tập trung, tăng động... có thể dẫn đến những sự thất vọng và cảm giác mất kiểm soát gây ra stress. ADHD cũng có thể đi kèm với một số tình trạng sức khỏe liên quan đến tâm thần khác là nguyên nhân của stress bao gồm:

  • Sự muộn phiền, lo lắng
  • Những suy nghĩ tiêu cực
  • Khó ngủ

Ai cũng đã từng trải qua tình trạng stress ít nhất một lần trong đời. Stress giúp cơ thể tập trung giải quyết những khó khăn trước mắt tuy nhiên chúng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu lấn át khả năng hành động của bản thân. Stress trong thời gian dài có thể dẫn đến trầm cảm hoặc các bệnh liên quan đến tim mạch.

Vậy mối liên quan giữa stress và chứng tăng động giảm trí nhớ là gì? Các nhà khoa học đã chứng minh ADHD có thể đưa ra những thách thức liên tục khiến cơ thể trở lên căng thẳng và mất kiểm soát. Điều này làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Tic (Một dạng rối loạn vận động xảy ra chủ yếu ở trẻ em), trầm cảm, lo lắng và tình trạng đau cơ do xơ hóa.


Không có gì ngạc nhiên nếu một người mắc chứng tăng động giảm chú ý thường xuyên trải qua tình trạng căng thẳng quá mức
Không có gì ngạc nhiên nếu một người mắc chứng tăng động giảm chú ý thường xuyên trải qua tình trạng căng thẳng quá mức

Tăng động giảm chú ý là một hội chứng liên quan đến hệ thống thần kinh của cơ thể gây ra những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe. Khác với ADHD stress là một chuỗi phản ứng sinh hóa trong cơ thể nhằm cảnh báo về sự xuất hiện của những mối đe dọa cũng như những thách thức mà bản thân đang gặp phải.

Stress được coi là một phản ứng tự vệ của cơ thể tuy nhiên nếu tình trạng stress kéo dài có thể gây ra những hậu quả xấu đến sức khỏe. Các nghiên cứu đã chứng minh mối liên quan giữa ADHD với stress khi những người mắc chứng tăng động giảm chú ý có nguy cơ mắc stress kéo dài cao hơn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: nhs.uk, webmd.com, healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe