Bệnh viêm ruột có cơ chế bệnh sinh phức tạp, bao gồm sự tương tác giữa hệ thống miễn dịch, hệ vi sinh vật đường ruột và các yếu tố di truyền. Ba thành phần này bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố môi trường, có thể đưa sự cân bằng đến trạng thái tiền viêm qua trung gian miễn dịch trong ruột và một số mô ngoài ruột nhất định.
1. Tổng quan về các nguyên nhân gây viêm ruột thứ phát
Các yếu tố bên ngoài gây viêm ruột đã được phân loại thành ba nhóm chính, đó là thuốc, phẫu thuật và cấy ghép nội tạng/ phân. Các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và thay đổi nó có liên quan đến sự phát triển của bệnh viêm ruột do thuốc gây ra, chúng bao gồm chất điều hòa miễn dịch, chất sinh học, interferon, chất kích thích miễn dịch và chất ức chế điểm kiểm soát miễn dịch.
Phẫu thuật thay đổi ruột có thể ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật và dẫn đến kém hấp thu, đặc biệt là trong trường hợp cắt bỏ ruột. Các cuộc phẫu thuật được sử dụng để điều trị một loại bệnh, chẳng hạn như viêm loét đại tràng với cắt bỏ đại tràng, sau đó là nối túi hồi tràng-hậu môn, đã cho thấy có thể tạo ra các dạng bệnh mới như viêm túi hồi tràng mãn tính hoặc bệnh Crohn của túi trực tràng. Vai trò của thuốc ức chế miễn dịch đối với người ghép tạng là chìa khóa quan trọng trong việc ngăn ngừa đào thải qua trung gian miễn dịch. Những chất ức chế miễn dịch này có thể gây ra bệnh viêm ruột qua trung gian tự miễn dịch một cách nghịch lý.
2. Bệnh viêm ruột có liên quan đến cấy ghép hệ vi sinh vật trong phân
Hệ vi sinh vật đường ruột bao gồm hàng nghìn tỷ sinh vật, như vi khuẩn, nấm và virus. Ở bệnh nhân bệnh viêm ruột có một trạng thái rối loạn sinh học đường ruột, đóng một vai trò trong cơ chế bệnh sinh của nó. Những cá nhân bị bệnh Crohn tái phát có sự thay đổi đáng kể của hệ vi sinh vật ruột già dẫn đến chứng loạn khuẩn đường ruột, có thể được điều trị thành công bằng phương pháp cấy ghép hệ vi sinh vật trong phân (FMT) từ những người hiến tặng khỏe mạnh.
Vật liệu phân được đưa vào thông qua phương pháp phân phối trên (viên nang uống hoặc ống thông mũi-dạ dày/ hỗng tràng) hoặc phương pháp phân phối dưới (nội soi ruột kết hoặc thụt tháo). Trong số những người bị bệnh viêm ruột phát triển bệnh Crohn I, cấy ghép hệ vi sinh vật trong phân đã cho thấy khả năng điều trị thành công từ 87 - 91% trường hợp sau một lần cấy ghép. Điều thú vị là tỷ lệ thành công này thấp hơn một chút khi so sánh với những cá nhân không có bệnh viêm ruột.
Vì bệnh loạn khuẩn ruột cũng được thấy trong bệnh viêm ruột, các nhà điều tra đã sử dụng cấy ghép vi sinh vật trong phân để điều trị bùng phát bệnh viêm ruột với phản ứng tốt, đặc biệt là trong trường hợp viêm loét đại tràng. Có một vài trường hợp báo cáo về hiện tượng bùng phát bệnh Crohn phản hồi thành công với cấy ghép hệ vi sinh vật trong phân. Nó cũng có thể có một vai trò trong số những bệnh nhân mắc bệnh tiến triển không đáp ứng với liệu pháp sinh học. Cấy phân cũng cho thấy cải thiện một cách khiêm tốn mức độ nghiêm trọng của bệnh trong trường hợp viêm túi mãn tính.
3. Sự thay đổi của hệ vi sinh vật đường ruột ở bệnh nhân cấy ghép hệ vi sinh vật trong phân
Điều thú vị là các cá thể được điều trị bằng cấy ghép vi sinh vật trong phân cho bệnh Crohn dường như có sự thay đổi của hệ vi sinh vật đường ruột phản chiếu hệ vi sinh vật của người cho và với đa dạng sinh học vi sinh vật cao hơn. Nhưng ở bệnh nhân bệnh viêm ruột, hệ vi sinh vật sau khi cấy ghép trong phân chống lại sự thay đổi này. Điều này có thể cho thấy rằng bản thân hệ vi sinh vật có thể không phải là một cơ chế gây bệnh có ảnh hưởng trong bệnh viêm ruột mà là một nguồn để kích thích hệ thống miễn dịch thúc đẩy quá trình bệnh, từ đó ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đường ruột. Điều này cũng có thể giải thích sự thiếu đáp ứng nhất quán của phương pháp cấy ghép vi sinh vật trong phân trong điều trị bệnh viêm ruột.
4. Tỷ lệ bùng phát bệnh sau khi cấy ghép vi sinh vật trong phân
Sử dụng cấy ghép hệ vi sinh vật trong phân không phải là một thủ thuật hoàn toàn an toàn và có ít tác dụng phụ, đặc biệt là nhiễm trùng và trong một số trường hợp hiếm gặp là tử vong. Đã có nhiều trường hợp được báo cáo về những người bị bệnh viêm ruột và bệnh Crohn phát triển bùng phát bệnh viêm ruột sau khi điều trị bằng cấy ghép vi sinh vật trong phân. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỷ lệ bùng phát bệnh sau khi cấy ghép vi sinh vật trong phân là khoảng 15 -25%, cao hơn ở những người được cấy ghép qua phương pháp sinh thấp hơn so với phương pháp qua đường ruột.
Dựa trên những quan sát này, chúng ta có thể suy đoán rằng, cấy ghép vi sinh vật trong phân cũng có thể tạo ra sự phát triển của mới khởi phát bệnh viêm ruột giữa các cá thể mang kiểu gen ưu tiên đối với bệnh. Là một phần của quá trình sàng lọc người hiến tặng, một số chuyên gia cấy ghép vi sinh vật trong phân tiếp tục loại trừ những người bị bệnh viêm ruột, mặc dù các tác giả chưa có bất kỳ bằng chứng trực tiếp nào cho thấy rằng những người hiến tặng bệnh viêm ruột như vậy có thể gây ra các tác dụng phụ ở người nhận. Có lẽ sự thay đổi của hệ vi sinh vật đường ruột có thể có hại hơn ở một số người nhất định và cần có các nghiên cứu sâu hơn để nhận ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bùng phát bệnh viêm ruột do cấy ghép vi sinh vật trong phân gây ra.
5. Kết luận
Các cơ quan ngoại lai hoặc tế bào gốc của người hiến tặng cũng có thể tạo ra phản ứng miễn dịch gây tổn thương mô qua trung gian miễn dịch. Cả hai yếu tố này đều có thể dẫn đến liên quan đến ghép tạng/ tế bào gốc sau ghép. Sự tương tác giữa hệ vi sinh vật và hệ thống miễn dịch của vật chủ là một quá trình phức tạp, các yếu tố làm thay đổi cấu trúc ruột và cân bằng nội môi của ruột có thể thiết lập lại bộ điều nhiệt miễn dịch của vật chủ, kích hoạt sự phát triển của bệnh viêm ruột.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Tài liệu tham khảo:
Ghouri YA, Tahan V, Shen B. Secondary causes of inflammatory bowel diseases. World J Gastroenterol 2020; 26(28): 3998-4017 [PMID: 32821067 DOI: 10.3748/wjg.v26.i28.3998]