Lịch trình ăn, ngủ tham khảo cho bé 3-4 tháng tuổi

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội trú Hồ Thị Hồng Tho - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Thiết lập một lịch trình sinh hoạt cho bé là việc không dễ dàng và có nhiều điểm khác nhau tùy thuộc vào từng bé. Bố mẹ sẽ học làm quen với các tín hiệu mà bé đưa ra, từ đó hiểu hơn về các thói quen ăn uống, ngủ và chơi để xây dựng các lịch trình phù hợp với nhu cầu của bé và công việc của các thành viên khác trong gia đình.

1. Bé 3 – 4 tháng tuổi cần gì?

Trước khi tạo một lịch ăn dặm của bé 3 tháng tuổi đến 4 tháng tuổi, bố mẹ cần có các kiến thức về những nhu cầu cơ bản của bé trong độ tuổi này, bao gồm:

  • 170 – 200 ml sữa mẹ hoặc sữa công thức cho mỗi lần bú, mặc dù không nên cho bé bú nhiều hơn 950 ml sữa trong vòng 24 giờ. Bố mẹ nên nhận biết được các dấu hiệu gợi ý bé bú đủ sữa mẹ hoặc sữa công thức như không quấy khóc, ngủ ngon, da mịn màng, nước tiểu bình thường.
  • Một số cha mẹ bắt đầu cho bé ăn thức ăn đặc như ngũ cốc khi bé được 4 tháng tuổi. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu tiên, mặc dù điều đó không phải lúc nào cũng được các bậc cha mẹ tuân thủ.
  • Thời gian ngủ của trẻ từ 3 đến 4 tháng tuổi cần đạt khoảng 15 giờ ngủ trong vòng 24 giờ - bao gồm cả giấc ngủ ban đêm và các giấc ngủ ngắn ban ngày. Ba giấc ngủ ngắn trong ngày vào buổi sáng, buổi chiều và buổi tối là cần thiết.
  • Thời gian để chơi và phát triển các cơ quan trọng, rèn luyện các kỹ năng mới và tương tác với môi trường xung quanh. Hãy thử đọc sách cho bé nghe, mát-xa hoặc tắm cho bé hoặc cho bé đi dạo bằng xe đẩy.

Ở thời điểm 3-4 tháng tuổi, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là thức ăn chính của trẻ
Ở thời điểm 3-4 tháng tuổi, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là thức ăn chính của trẻ

2. Lịch ăn của bé 3 tháng tuổi khi bú sữa mẹ

Khi trẻ 3 tháng tuổi, thức ăn chính của bé là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Lịch trình được xây dựng dựa trên các gia đình từ thực tế và chỉ mang tính chất tham khảo. Bé được cho bú đều đặn cứ hai tiếng rưỡi một lần trong ngày và sẽ ngủ suốt đêm mà không cần thức dậy để được cho bú thêm.

  • 5 giờ sáng: Bé thức dậy, bế bé lên giường nằm cùng mẹ và đặt bé nằm nghiêng. Bé thường ngủ thiếp đi bên cạnh mẹ, nhưng nếu mẹ thức dậy thì bé cũng sẽ ngủ tiếp.
  • 8:30 sáng: Bé được rửa mặt bằng khăn ấm, thoa kem dưỡng da, thay quần áo, cho bé nghe nhạc và tập nằm sấp. Lúc này có thể đặt bé trong nôi hoặc cũi, trong khi mẹ mặc quần áo và trang điểm chuẩn bị ra ngoài. Đây là khoảng thời gian mà bé nói nhiều nhất trong ngày.
  • 10 giờ sáng: Bế bé đi cùng khi mẹ dọn nhà, bé thường sẵn sàng ăn lại vào lúc 10:30, vì vậy mẹ nên dành thời gian ra ngoài cho con bú và nghe đài.
  • 11:30 sáng: Bé đang buồn ngủ - đã đến lúc chợp mắt giữa ngày trên xích đu. Mẹ ăn trưa và giặt quần áo hoặc mẹ đưa bé ra ngoài và bé ngủ trên ghế ô tô của mình trong khi mẹ làm việc vặt. Một mẹo đáng lưu ý là đi mua sắm trong khi bé ngủ sẽ dễ dàng hơn nhiều.
  • Từ 12:30 đến 1 giờ chiều: Bé thức dậy và được cho bú sữa lại. Các bà mẹ thường đọc một hoặc hai cuốn sách sau bữa ăn này, sau đó có thời gian chơi cùng bé nếu thích.
  • 2:30 chiều: Bé được cho ăn lại
  • 4:30 chiều: Bé ăn tiếp rồi chợp mắt một lúc, nhưng không ngủ quá 6 giờ chiều. Nếu không ban đêm bé sẽ thức và quấy rầy bố mẹ! Tiếng máy hút bụi trong nhà sẽ khiến bé buồn ngủ nhiều hơn. Sau đó, mẹ chuẩn bị quần áo trước khi đi ngủ và chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ để tắm cho con (khăn tắm, bồn tắm, kem dưỡng da và lược chải tóc).
  • 6 giờ chiều: bố mẹ ăn tối, muốn thực hiện được cần sự phối hợp giữa hai người, một người nấu ăn và người kia dọn dẹp. Thường thì mẹ nấu ăn trong khi anh ấy bế bé, sau đó anh ấy rửa bát trong khi mẹ tắm cho bé.
  • Từ 6 giờ 30 đến 7 giờ tối: Trẻ bú một nửa (chỉ một bên vú) sau đó tắm trong 30 phút. Sau đó, mẹ mát-xa nhanh với kem dưỡng da, mặc quần áo và chải tóc cho bé. Nên cho con bú bên vú còn lại vào khoảng 8 giờ tối.
  • 8h30: Cả nhà bắt đầu trò chuyện và thư giãn. Mẹ có thể đọc sách với bé.
  • 9 giờ tối: Bố cho bé nằm trên nôi để ru và hát cho bé nghe.
  • 10 giờ tối: Bé lại được chăm sóc lần cuối. Sau khi bú một bên vú, mẹ thay tã và quấn cho bé. Sau đó, trong khi mẹ cho con bú bên vú bên kia. Mẹ đặt bé trong nôi bên cạnh giường của mẹ, và bé sẽ ngủ vào khoảng 10:30. Mẹ cũng lên giường ngay sau đó, và sẽ bắt đầu lại toàn bộ quy trình lúc 5 giờ sáng ngày hôm sau.

Trắc nghiệm: các chỉ số cần chú ý về sự phát triển thể chất của trẻ

Chiều cao, cân nặng của bé ở từng giai đoạn nên là bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu là bất thường? Cùng ThS.BS Ma Văn Thấm điểm lại xem bạn đã nắm được các chỉ số phát triển thể chất của bé chưa nhé!

Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

Ma Văn Thấm
Ma Văn Thấm
Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa,
Nhi
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

3. Lịch ăn của bé 3 tháng tuổi với sữa công thức khi mẹ đi làm

Lịch trình được xây dựng dựa trên các gia đình từ thực tế và chỉ mang tính chất tham khảo. Bé thường dậy từ 5:30 đến 7 giờ sáng và có sẵn một bình sữa 150ml. Có thể để bé tự chơi trong khi mẹ chuẩn bị làm việc.

Một số cơ quan làm việc có bố trí các khu vực trông trẻ. Điều này khá thuận lợi cho việc chăm sóc bé của các ông bố bà mẹ. Cho bé bú khoảng 100 ml sữa mỗi 3 đến 4 giờ. Bé có thể ngủ 2 giấc ngắn ban ngày trong khoảng thời gian mẹ làm việc, trong đó giấc ngủ trưa kéo dài từ 2 hai đến 3 giờ.

Mẹ về nhà từ 5 đến 6 giờ chiều sau khi tan làm và bắt đầu cho bé bú bình. Sau đó, dành thời gian chơi và thời gian nằm sấp trên sàn nhà cho bé. Khoảng 9 giờ tối, tắm cho bé và sau đó là chai 150 ml sữa trước khi đi ngủ. Bố mẹ nên trò chuyện và âu yếm cho đến khi bé thực sự rơi vào giấc ngủ. Trong buổi tối bé thường ngủ ngon giấc đến sáng nhưng thỉnh thoảng thấy đói vào nửa đêm và sẽ thức dậy đòi bú bình rồi ngủ tiếp.


Bố mẹ nên trò chuyện và âu yếm cho đến khi bé thực sự rơi vào giấc ngủ
Bố mẹ nên trò chuyện và âu yếm cho đến khi bé thực sự rơi vào giấc ngủ

4. Lịch ăn cho bé 4 tháng tuổi khi bú sữa mẹ

Lịch trình được xây dựng dựa trên thói quen sinh hoạt của bố mẹ và chỉ mang tính chất tham khảo.

  • 5 giờ sáng: Bé thức dậy, được thay tã và cho bú sữa mẹ. Sau đó mẹ và bé có thể ngủ lại.
  • 7 giờ sáng: Thức dậy, bé được cho bú lần nữa và ngủ trở lại.
  • 9 giờ sáng: Bé tỉnh giấc. Mẹ tắm cho bé, thay tã và mặc áo quần.
  • 11 giờ sáng: Cho bé bú. Sau đó đặt bé trong nôi trong khi mẹ có thể làm việc nhà như giặt giũ, rửa chén. Sau đó mẹ thay tã cho bé.
  • Buổi trưa: Khoảng thời gian dành cho bé chơi đùa.
  • 1 giờ chiều: Mẹ thay tã cho bé và đây là khoảng thời gian để có một giấc ngủ ngắn.
  • 2 giờ chiều: Bé thức dậy và bú mẹ
  • 2 giờ 30 chiều: Bé tự chơi trong khi mẹ chùi dọn nhà cửa.
  • 3 giờ chiều: Mẹ có thể thư giãn bằng việc xem tivi hoặc lướt web trong khi cho ôm trẻ vào lòng. Mẹ thay tã cho bé.
  • 4 giờ chiều: Bố đi làm về. Mẹ vào bếp làm bữa tối và bố sẽ là người chơi với trẻ.
  • 5 giờ chiều: Bé bú sữa mẹ và ngủ một giấc ngắn.
  • 6 giờ tối: Mẹ thay tã cho trẻ sau đó đặt bé ngồi trong nôi.
  • 6 giờ 30 tối: Giờ chơi của trẻ.
  • 7 giờ tối: Bú mẹ
  • 7 giờ 30 tối: Đặt bé nằm sấp
  • 8 giờ tối: Thay tã và mặc đồ ngủ cho trẻ.
  • 8 giờ 30 tối: Đặt trẻ ngồi trong nôi
  • 9 giờ: Cho bé bú
  • 10 giờ tối: Thay tã và cho bé đi ngủ.

5. Lịch ăn cho bé 4 tháng tuổi với sữa công thức khi mẹ đi làm


Nếu mẹ đã bắt đầu đi làm và không thể cho con bú trong khi đi làm thì có thể bổ sung cho bé thêm sữa công thức
Nếu mẹ đã bắt đầu đi làm và không thể cho con bú trong khi đi làm thì có thể bổ sung cho bé thêm sữa công thức

Lịch trình được xây dựng dựa trên sự phối hợp giữa thói quen sinh hoạt của bố mẹ và của trẻ. Lịch ăn cho bé 4 tháng tuổi ở đây chỉ mang tính chất tham khảo và có thể tự điều chỉnh tùy từng tình huống.

  • 5 giờ 30 đến 6 giờ 30 sáng: Bé thức dậy. Mẹ bế bé và cho bé bú bằng sữa bình. Bé thường bú được khoảng 30 ml sữa. Mẹ có thể vừa chuẩn bị đi làm vừa chơi cùng bé. Mẹ và bé nhìn trong gương để thấy nhau và cười. Cho bé nằm sấp một thời gian ngắn. Mẹ có thể xem một vài tin tức, tuy nhiên cần đặt bé ngược hướng với tivi.
  • 6 giờ 30 sáng: Mẹ đưa bé đi nhà trẻ. Suốt ngày bé ăn, nằm sấp, ngủ trưa, chơi với các em bé khác. Nhà trẻ thường không có ti vi vì vậy bé không xem truyền hình. Bé chỉ chơi và ngủ trưa cả ngày.
  • 4 giờ 30 chiều: Mẹ đến đón bé sau khi tan làm và di chuyển về nhà.
  • 4 giờ 30 đến 5 giờ 30 chiều: Cho bé bú sau đó chơi cùng trẻ.
  • 5 giờ 30 đến 6 giờ 30 tối: Đây là giờ tắm. Một số bé tỏ ra rất thích thú khi được tắm. Bố cũng thường đi làm về trong khoảng thời gian này. Sau khi tắm xong, cả nhà cùng trò chuyện và vui chơi cùng nhau. Bố mẹ nên cố gắng dành nhiều thời gian cho bé.
  • 6 giờ 30 đến 7 giờ 30 tối: Bố mẹ nên đọc sách cho bé và nói chuyện cùng bé. Cho bé bú thêm một lần nữa.
  • 7 giờ 30 đến 8 giờ tối. Bé có thể đi ngủ lúc 8 giờ. Một số bé thích nhai đồ chơi cho đến khi đi vào giấc ngủ.
  • 11 giờ tối: Bé thức dậy để bú một lần nữa. Bố sẽ là người phụ trách ca ăn đêm của bé và thức dậy cùng bé vào lúc 5 giờ sáng hôm sau.

Trẻ sơ sinh giai đoạn 3 - 4 tháng tuổi nhìn chung dễ gặp bệnh về đường hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp và nhiễm trùng đường tiêu hóa nếu bé ăn dặm sớm hoặc việc lưu trữ và pha chế sữa không đảm bảo. Để bảo vệ sức khỏe của trẻ, cha mẹ nên thực hiện tốt việc cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (nếu được) và tiêm vắc-xin đúng lịch. Ngay khi thấy trẻ có các triệu chứng như biếng ăn, mệt mỏi, quấy khóc thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn theo dõi và điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe