Leptin và kháng Leptin: Những điều cần biết

Tăng cân và giảm cân có thể được biết đến bởi các lý do liên quan đến calo và ý chí quyết tâm. Tuy nhiên, nghiên cứu béo phì hiện đại không đồng ý với quan điểm này. Các nhà khoa học ngày nay cho rằng nguyên nhân của tình trạng này có thể liên quan đến hormon leptin. Kháng leptin, trong đó cơ thể bạn không phản ứng với hormone này, hiện được cho là nguyên nhân hàng đầu gây tăng mỡ ở người. Bài viết này giải thích về leptin và mối liên quan của leptin đến bệnh béo phì.

1. Leptin - Hormone điều chỉnh trọng lượng cơ thể

Leptin là gì? Leptin một loại hormone được sản xuất bởi các tế bào mỡ của cơ thể bạn. Leptin thường được gọi là hormone no hoặc hormone đói với tiêu hoạt động chính ở trong não - đặc biệt ở khu vực được gọi là vùng dưới đồi.

Leptin được cho là sẽ truyền thông tin đến não bộ của bạn rằng - khi bạn có đủ chất béo dự trữ - bạn không cần ăn và có thể đốt cháy calo ở mức bình thường. Leptin cũng có thể có nhiều chức năng khác liên quan đến khả năng sinh sản, khả năng miễn dịch và chức năng não.

Tuy nhiên, vai trò chính của leptin là điều chỉnh năng lượng lâu dài, bao gồm số lượng calo bạn ăn và tiêu thụ, cũng như lượng chất béo bạn dự trữ trong cơ thể.

Hệ thống leptin phát triển để giữ cho cơ thể không bị đói hoặc ăn quá nhiều, cả hai điều này sẽ khiến bạn ít có khả năng sống sót trong môi trường tự nhiên hơn.

Ngày nay, leptin được sử dụng rất hiệu quả trong việc giúp chúng ta không bị đói. Nhưng có điều gì đó đã bị phá vỡ trong cơ chế được cho là ngăn chúng ta ăn quá nhiều.

2. Tác động từ leptin đến não của cơ thể

Các tế bào mỡ có thể sản xuất ra nhiều Leptin cho cơ thể. Càng mang nhiều chất béo trong cơ thể, các tế bào mỡ càng tạo ra nhiều leptin. Leptin được máu đưa vào não của cơ thể, nơi nó gửi tín hiệu đến vùng dưới đồi - bộ phận kiểm soát thời gian và lượng bạn ăn. Các tế bào mỡ sử dụng leptin để cho não biết các tế bào mỡ hiện đang mang bao nhiêu chất béo trong cơ thể. Hàm lượng leptin cao cho não biết rằng bạn có nhiều chất béo dự trữ, trong khi mức thấp cho não biết rằng lượng chất béo dự trữ đang ở mức thấp và bạn cần phải ăn.

Khi bạn ăn, chất béo trong cơ thể của bạn tăng lên, dẫn đến mức leptin của bạn tăng lên. Do đó, bạn ăn ít đồ ăn hơn và đốt cháy chất béo nhiều hơn. Ngược lại, khi bạn không ăn, chất béo trong cơ thể của bạn sẽ giảm xuống, dẫn đến mức leptin của bạn giảm xuống. Khi đó, bạn có thể ăn nhiều hơn và đốt cháy ít hơn.

Hệ thống hoạt động của leptin được biết đến như một vòng phản hồi tiêu cực và tương tự như các cơ chế kiểm soát nhiều chức năng sinh lý khác nhau, chẳng hạn như hoạt động thở, nhiệt độ cơ thể và huyết áp.


Leptin và béo phì có mối quan hệ mật thiết với nhau
Leptin và béo phì có mối quan hệ mật thiết với nhau

3. Kháng Leptin là gì?

Những người béo phì thường có rất nhiều chất béo trong tế bào mỡ của cơ thể. Bởi vì các tế bào mỡ này sẽ sản xuất leptin tương ứng với kích thước của chúng, chính vì vậy những người béo phì cũng có lượng leptin rất cao.

Cùng với cách thức hoạt động của leptin, nhiều người béo phì nên hạn chế ăn một cách tự nhiên. Hay nói cách khác, bộ não của những người béo phì nên biết rằng họ có rất nhiều năng lượng được lưu trữ.

Tuy nhiên, tín hiệu leptin của các tế bào mỡ có thể không hoạt động. Mặc dù lượng leptin dồi dào có thể tồn tại, nhưng não bộ lại không nhìn thấy nó. Tình trạng kháng leptin hiện được cho là một trong những nguyên nhân sinh học chính gây ra bệnh béo phì.

Khi não của bạn không nhận được tín hiệu leptin, nó sẽ nhầm tưởng rằng cơ thể bạn đang đói - mặc dù nó đã dự trữ nhiều năng lượng hơn. Điều này làm cho não của bạn thay đổi hành vi để lấy lại chất béo trong cơ thể. Khi đó, bộ não của bạn khuyến khích:

  • Ăn nhiều quá mức: Bộ não của bạn nghĩ rằng bạn phải ăn để ngăn chặn tình trạng đói.
  • Giảm tiêu hao năng lượng: Trong nỗ lực tiết kiệm năng lượng, não của bạn làm giảm mức năng lượng và khiến bạn đốt cháy ít calo hơn khi nghỉ ngơi.

Vì vậy, ăn nhiều quá mức và tập thể dục ít hơn không phải là nguyên nhân cơ bản của tăng cân mà do hậu quả có thể có của việc kháng leptin, gây nên khiếm khuyết nội tiết tố.

Đối với hầu hết những người đang rơi vào tình trạng kháng leptin, thì việc họ sẵn sàng vượt qua tín hiệu đói do leptin thúc đẩy có thể khó thực hiện được.

4. Ảnh hưởng đến chế độ ăn kiêng

Kháng leptin có thể được xem như một trong những lý do khiến nhiều chế độ ăn kiêng không thể thúc đẩy quá trình giảm cân lâu dài.

Nếu bạn đang ở tình trạng kháng leptin, thì việc giảm cân vẫn làm giảm khối lượng chất béo, dẫn đến giảm đáng kể mức leptin

Khi hàm lượng leptin giảm xuống, dẫn tới cảm giác đói, tăng cảm giác thèm ăn, giảm động lực tập thể dục và giảm số lượng calo đốt cháy khi nghỉ ngơi. Khi đó, bộ não của bạn nghĩ rằng bạn đang đói và bắt đầu các cơ chế mạnh mẽ khác nhau để lấy lại lượng mỡ cơ thể đã mất đó. Đây có thể giải thích lý do chính tại sao rất nhiều người ăn kiêng - giảm một lượng cân đáng kể chỉ để tăng trở lại ngay sau đó.


Kháng leptin có thể khiến nhiều chế độ ăn kiêng không có hiệu quả
Kháng leptin có thể khiến nhiều chế độ ăn kiêng không có hiệu quả

5. Nguyên nhân nào gây ra tình trạng kháng Leptin

Một số cơ chế tiềm ẩn đằng sau tình trạng kháng leptin đã được xác định, bao gồm:

  • Viêm: Tín hiệu viêm ở vùng dưới đồi của bạn có thể là nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng kháng leptin ở cả động vật và con người.
  • Axit béo tự do: Có nhiều axit béo tự do trong máu của bạn có thể làm tăng các chất chuyển hóa chất béo trong não của bạn và cản trở tín hiệu leptin.
  • Có leptin cao: Có mức độ cao của leptin ngay từ đầu dường như gây ra kháng leptin.

Hầu hết các yếu tố này được khuếch đại bởi bệnh béo phì, có nghĩa là bạn có thể bị mắc kẹt trong một vòng luẩn quẩn tăng cân và các hoạt động này ngày càng trở nên kháng leptin theo thời gian.

6. Kháng Leptin có thể đảo ngược được không

Nếu bạn có nhiều mỡ trong cơ thể, đặc biệt ở vùng bụng, thì bạn gần như chắc chắn gặp phải tình trạng kháng leptin. Tuy nhiên, để đảo ngược tình trạng kháng leptin thì khó có thể xảy ra.

Một số nhà nghiên cứu tin rằng giảm tình trạng viêm do chế độ ăn uống có thể giúp đảo ngược tình trạng kháng leptin. Tập trung vào một lối sống lành mạnh tổng thể cũng có thể là một chiến lược hiệu quả.

Có một vài điều bạn có thể làm:

  • Tránh thực phẩm chế biến sẵn: Thực phẩm chế biến nhiều có thể làm tổn hại đến tính toàn vẹn của đường ruột và gây viêm.
  • Sử dụng chất xơ hòa tan: Sử dụng chất xơ hòa tan có thể giúp cải thiện sức khỏe đường ruột của bạn đồng thời có thể bảo vệ chống lại bệnh béo phì.
  • Tập thể dục: Hoạt động thể chất có thể giúp đảo ngược tình trạng kháng leptin.
  • Ngủ: Giấc ngủ chất lượng kém có liên quan đến các vấn đề với leptin.
  • Giảm chất béo trung tính của bạn: Thành phần cơ thể bao gồm chất béo trung tính cao có thể ngăn cản việc vận chuyển leptin từ máu đến não của bạn. Cách tốt nhất để giảm chất béo trung tính thường được thực hiện bằng việc giảm lượng carb của bạn.
  • Ăn protein: Ăn nhiều protein có thể làm giảm cân tự động, điều này có thể là kết quả của việc cải thiện độ nhạy với leptin.

Mặc dù không có cách đơn giản để loại bỏ tình trạng kháng leptin, nhưng bạn có thể thực hiện những thay đổi về lối sống trong khoảng thời gian lâu dài để cải thiện chất lượng cuộc sống của mình.

Kháng leptin có thể được xem như một trong những lý do chính khiến mọi người tăng cân và rất khó giảm cân. Như vậy, béo phì thường không phải do tham lam, lười biếng hoặc thiếu ý chí luyện tập cũng như tính kiên trì. Thay vào đó, quá trình này sẽ có các lực lượng sinh hóa và xã hội mạnh mẽ đang chơi. Chế độ ăn phương Tây nói riêng có thể được liệt kê vào nhóm nguyên nhân hàng đầu gây béo phì. Nếu bạn lo lắng rằng bạn có thể kháng leptin, có một số bước bạn có thể thực hiện để sống một lối sống lành mạnh hơn đồng thời có thể cải thiện hoặc đảo ngược tình trạng kháng leptin.

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện Vinmec thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website (vinmec.com) để được phục vụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe