Kiểm soát đường huyết cũng là phương pháp giúp bạn bảo vệ sức khỏe bản thân kể cả khi không bị mắc hội chứng tiểu đường type 2. Đôi khi những hành động nhỏ hàng ngày chỉ mất không đến 10 phút lại giúp chúng ta kiểm soát bệnh tiểu đường.
1. Thường xuyên chú ý đến biểu hiện lạ của cơ thể
Chúng ta có thể lơ là với các vấn đề nhỏ trên cơ thể do chúng chưa thực sự gây nguy hiểm. Tuy nhiên, những tổn thương nhỏ nếu chủ quan không sơ cứu ngay. Sau khi tắm là lúc bạn thư giãn và có thể kiểm tra tổng quát cơ thể. hãy lưu ý tìm kiếm xem có xuất hiện vết thương hở, vết loét , mụn hay thậm chí là móng mọc ngược, ....
Những vị trí như khuỷu tay, cánh tay, ngực cũng là nơi dễ bị vi khuẩn tấn công nên cần chú ý kỹ. Với những bộ phận khó có thể nhìn thấy bạn có thể dùng gương trong nhà tắm phản chiếu lại hình ảnh. Đặc biệt là sau khi tắm cần chú ý chăm sóc dưỡng ẩm cho da để tăng cường sức khỏe của da.
2. Giữ cho bàn chân được thoải mái
Tâm lý con người đi từ đơn giản đến phức tạp đôi khi ngược lại. Ví dụ như bạn thấy có việc gì đó cần ra ngoài và vội quên đi giầy. Trong khi đó nếu ra ngoài có chủ đích bạn lại tốn nhiều thời gian để đi giầy. Chính vì những hoàn cảnh đặc biệt đó, bạn đã vô tình làm chân bị thương.
Mang đôi giày nhanh chóng có thể vô tình khiến vật rơi vào trong giày làm tổn thương chân hoặc đi ra ngoài với bàn chân trần cũng thế. Mọi tổn thương ở chân có thể ảnh hưởng đến cơ thể vì các dây thần kinh nối liền và nhận thông tin qua lại. Vì vậy bạn hãy chú ý đi giày dễ xỏ và luôn kiểm tra kỹ không có dị vật rơi vào.
3. Mang theo đồ ăn nhẹ bên cạnh phòng hạ đường huyết
Những viên kẹo hoặc mẩu bánh mì có thể sử dụng cho bữa ăn nhẹ. Một vài trường hợp bạn có thể bị hạ đường huyết khi đang đi ra ngoài làm việc hay đi dã ngoại. Đặc biệt những người mắc chứng huyết áp thấp càng cần có sẵn đồ ăn trong túi để sử dụng khi cần thiết.
Lúc chỉ số đường huyết của bạn giảm xuống thấp hơn 70mg/dL cơ thể sẽ báo hiệu bằng cảm giác hoa mắt, chóng mặt, run rẩy hay sôi bụng. Những người thường hay bỏ bữa cũng có thể gặp tình huống này. Bạn cần chú ý hơn nếu cơ thể thường làm việc hay lao động nặng nhu cầu cung cấp năng lượng sẽ cao hơn bình thường.
4. Thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết của cơ thể
Với mọi loại bệnh đều có thể xuất hiện khi cơ chế miễn dịch bị rối loạn. Do đó, bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên về tần suất kiểm tra sức khỏe để nhanh chóng phát hiện mọi nguy hiểm đang đến gần. Để kiểm soát bệnh tiểu đường bạn nên thực hiện vào buổi sáng. Máy đo đường huyết sẽ cho kết quả tốt nhất vào lúc bạn chưa ăn sáng và mới tỉnh dậy.
Lượng đường huyết trong cơ thể của người mới tỉnh dậy thường nằm trong khoảng 80 -130 mg/dL. Sau đó khoảng 2 giờ hoặc khi bạn ăn bữa sáng thì chỉ số này không được vượt quá 180 mg/dL.
5. Đặt thẻ thông tin cá nhân trong túi đồ khi đi tập thể dục
Người đang kiểm soát đường huyết thì cần chú ý đến việc luyện tập. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn để những thông tin sức khỏe lên thẻ và mang theo mỗi khi tới phòng tập. Bằng cách này, bạn có thể được cấp cứu kịp nếu không may gặp tai nạn khi luyện tập. Đồng thời giáo viên sẽ cân nhắc lựa chọn bài tập phù hợp nhất với bạn.
6. Tăng cường thúc đẩy insulin hoạt động
Khi bạn không thể ăn trong lúc di chuyển đường dài, insulin sẽ bị ảnh hưởng. Khả năng tiết ra insulin giảm sẽ khiến đường huyết giảm theo. Tập thể dục là lựa chọn thực phẩm tăng tiết insulin có thể giúp bạn điều chỉnh cân bằng cơ thể.
7. Cân bằng dinh dưỡng
Theo các tổ chức y tế cho hay, thực phẩm có lượng đường bột ít sẽ hạn chế việc gia tăng đường trong máu khi sử dụng. Bạn có thể dựa vào thành phần dinh dưỡng đó để chọn lựa thực phẩm cần thiết.
8. Uống nước thường xuyên và đều đặn
Nước chiếm phần lớn tỷ trọng cơ thể theo thống kê. Vì vậy duy trì thói quen uống nước đều đặn sẽ giúp cho cơ thể tăng cường hệ miễn dịch. Theo các bác sĩ khuyên, mỗi ngày chúng ta nên uống từ 1,5 - 2 lít nước. Nhưng mỗi lần nên uống theo ngụm và chia đều trong ngày vì nếu uống nhiều một lần có thể tăng áp lực gây hoa mắt chóng mặt.
9. Luyện tập thể dục theo kế hoạch
Thể dục là một hình thức nâng cao sức khỏe được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên nếu bạn muốn kiểm soát bệnh tiểu đường thì nên điều chỉnh thời gian để có thể luyện tập đều đặn 30 phút/ ngày. Khi quá bận có thể chia nhỏ thời gian luyện tập cho phù hợp.
Buổi sáng là lúc luyện tập đạt hiệu quả tốt. Bạn có thể sắp xếp thì nên dành khoảng 10 phút để tập luyện. Buổi tối cũng có thể tranh thủ đi dạo sau bữa ăn để nâng cao sức khỏe. Duy trì đều đặn thói quen này hàng ngày sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt. Đồng thời có thể cải thiện nguy cơ các bệnh lý về tim mạch.
10. Luôn có sẵn các vật dụng sơ cứu khi bị thương
Người mắc bệnh tiểu đường thường hồi phục vết thương kém hơn những đối tượng khác. Vì vậy để tránh bị thương nghiêm trọng, bạn cần luôn có sẵn các vật dụng sơ cứu cơ bản.
nếu bạn có thêm các vấn đề sức khỏe như thần kinh ngoại vi, tuần hoàn máu kém.. thì không nên tự ý sơ cứu tại nhà. Hãy mau chóng đi đến bệnh viện kiểm tra và được bác sĩ xử lý sớm.
11. Đeo vòng tay sức khỏe
Vòng tay kiểm soát sức khỏe hay vòng cổ. Khi người khác nhìn vào chiếc vòng có thể đoán nhanh được vấn đề bạn đang gặp phải. Người bị bệnh tim mạch thường sẽ có những vòng ổn định huyết áp. Những chiếc vòng có khả năng trợ giúp sức khỏe này sẽ là dấu hiệu để người phát hiện ra bạn khi nguy cấp có thể xử lý sơ cứu.
Kiểm soát đường huyết có thể thực hiện bởi nhiều phương thức khác nhau. Những cách ở trên là ví dụ điển hình. Ngoài ra bạn có thể tham khảo tư vấn từ bác sĩ để được hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: webmd.com