Sau quá trình điều trị ung thư phổi người bệnh thường rơi vào trạng thái mệt mỏi, kiệt sức và đôi khi lo lắng cho chính tình trạng sức khỏe của mình. Điều này vô tình sẽ khiến cho thể trạng người bệnh chậm phục hồi hơn bình thường. Vậy nên chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi thế nào?
1. Điều trị ung thư phổi xong phải làm sao?
Đối với một số người bệnh, ung thư phổi có thể được điều trị thường xuyên bằng hóa trị, xạ trị hoặc các liệu pháp khác để cố gắng kiểm soát ung thư càng lâu càng tốt. Học cách sống chung với căn bệnh ung thư có thể rất khó khăn và rất căng thẳng. Do vậy, sau khi điều trị ung thư phổi, bệnh nhân cần phải tuân thủ kế hoạch chăm sóc theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.
1.1 Theo dõi và chăm sóc sau khi điều trị ung thư phổi
Nếu người bệnh đã được điều trị sau ung thư phổi, các bác sĩ sẽ vẫn hướng dẫn bệnh nhân theo dõi chặt chẽ sức khỏe của mình. Một trong những phương pháp theo dõi sức khỏe tốt là tái khám theo định kỳ.
Bất kỳ phương pháp điều trị bệnh ung thư nào cũng để lại tác dụng phụ sau phẫu thuật. Một số tác dụng phụ chỉ có thể tồn tại trong vài ngày hoặc vài tuần, nhưng những người khác có thể tồn tại trong một khoảng thời gian dài. Vì vậy việc tái khám định kỳ không chỉ là cách giúp bác sĩ kiểm tra sự tiến triển của bệnh mà còn giúp bệnh nhân trao đổi với bác sĩ về những triệu chứng mình đang gặp phải để từ đó có hướng điều trị phù hợp.
1.2 Bác sĩ thăm khám và xét nghiệm
Đối với ung thư phổi không phải tế bào nhỏ giai đoạn I hoặc II và người bệnh đã phẫu thuật nên gặp bác sĩ chuyên môn để khám sức khỏe và chụp CT ngực 6 tháng một lần trong khoảng từ 2 đến 3 năm sau khi phẫu thuật.
Nếu người bệnh bị ung thư phổi không phải tế bào nhỏ giai đoạn I hoặc II khi phương pháp điều trị chính là bức xạ thì nên đến gặp bác sĩ chuyên môn để khám sức khỏe và chụp CT ngực từ 3 đến 6 tháng trong 3 năm và sau đó 6 tháng một lần trong 2 năm.
Sau 5 năm, việc tái khám này có thể được thực hiện mỗi năm một lần.
Nếu người bệnh bị ung thư phổi không phải tế bào nhỏ giai đoạn III hoặc IV nên đến gặp bác sĩ chuyên môn để khám sức khỏe và chụp CT ngực từ 3 đến 6 tháng trong 3 năm và sau đó 6 tháng một lần trong 2 năm.
Sau 5 năm, thì có thể tái khám định kỳ một năm một lần.
Đối với ung thư phổi là tế bào nhỏ nên gặp bác sĩ chuyên môn để khám lại từ 3 tháng một lần trong 2 năm đầu tiên sau khi điều trị, sau đó từ năm thứ 3 cứ 6 tháng một lần, và sau đó mỗi năm một lần.
Bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu chụp CT ngực và bụng nếu cần. Người bệnh nên chụp MRI não 3 đến 4 tháng một lần trong năm đầu tiên sau khi điều trị và sau đó 6 tháng một lần trong năm thứ hai.
Nếu người bệnh bị ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn đầu nên đến gặp bác sĩ 2 tháng một lần trong năm đầu tiên, 3 đến 4 tháng một lần trong năm 2 và 3, 6 tháng một lần trong năm 4 và 5, sau đó mỗi năm một lần.
Bác sĩ có thể yêu cầu chụp CT ngực và bụng nếu cần.Người bệnh nên chụp MRI não 3 đến 4 tháng một lần trong năm đầu tiên sau khi điều trị và sau đó 6 tháng một lần trong năm thứ hai.
2. Hồi phục sau điều trị ung thư phổi
Những người bệnh sau điều trị ung thư phổi thường sẽ quan tâm đến làm sao để sống khỏe mạnh, hạn chế đau đớn hơn. Thực tế, không có thực phẩm bổ sung hay thuốc nào có thể chữa khỏi được bệnh ung thư và giúp người bệnh luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể duy trì một lối sống điều độ kết hợp với chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp sức khỏe được cải thiện nhanh chóng sau điều trị ung thư phổi.
- Dành 30 phút tập thể dục, hoạt động vừa phải hàng ngày, tuần và tháng. Hãy tập những bài tập theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh giàu ngũ cốc, trái cây và rau quả. Cố gắng hạn chế thịt đỏ và thịt đã đông lạnh, đồ ăn nhanh.
- Hạn chế sử dụng rượu bia.
- Nếu người bệnh sử dụng thuốc lá, hãy bỏ thuốc lá. Vì thuốc lá rất có hại cho cơ thể của người bệnh.
- Nên duy trì bảo hiểm y tế của người bệnh để có thể tiếp tục được khám sức khỏe , theo dõi mà không mất quá nhiều chi phí.
- Luôn gọi cho bác sĩ chuyên môn khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào.
3. Làm gì để giảm nguy cơ tái phát ung thư phổi?
3.1. Giảm nguy cơ ung thư tiến triển hoặc tái phát
Nếu người bệnh bị hoặc đã từng bị ung thư phổi, họ luôn quan tâm đến liệu ung thư có tái phát sau điều trị. Vậy để giúp giảm nguy cơ ung thư phát triển hoặc tái phát người bệnh nên bỏ hút thuốc, có suy nghĩ tích cực, ăn một chế độ ăn kiêng nhất định, hoặc bổ sung dinh dưỡng cần thiết.
3.2. Chế độ ăn uống và hoạt động thể chất
Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng chế độ ăn có nhiều trái cây và rau quả có thể giúp ngăn ngừa ung thư phổi phát triển, tăng cường chế độ ăn lành mạnh, đủ dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh để chống lại các loại bệnh khác. Nên hoạt động thể chất nhiều hơn có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi tái phát hoặc tử vong do ung thư phổi.
3.3. Sự hỗ trợ về mặt tinh thần
Người bệnh cảm thấy chán nản, lo lắng là điều rất bình thường khi ung thư phổi. Có những người bệnh bị ảnh hưởng tâm lý sau điều trị ung thư.
Nhưng tất cả mọi người đều có thể giúp đỡ và hỗ trợ người bệnh. Anh em, bạn bè, và người thân của người bệnh sẽ luôn chăm sóc và giúp đỡ người bệnh vượt qua được căn bệnh này. Hãy luôn lạc quan trong mọi tình huống để bệnh tật được xua tan.
Khi người bệnh tuân thủ đúng quá trình điều trị và thực hiện chế độ ăn đủ chất, sinh hoạt điều độ kết hợp cùng tâm lý thoải mái sẽ phần nào giúp sức khỏe được cải thiện một cách đáng kể.
Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec luôn có phác đồ điều trị, chăm sóc từng đối tượng bệnh nhân chuyên sâu. Quá trình thăm khám được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế giàu chuyên môn, kết hợp cùng dịch vụ, máy móc hiện đại bậc nhất. Do đó khách hàng hoàn toàn yên tâm tình trạng sức khỏe bản thân khi tới Vinmec.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.