Hướng dẫn bằng hình ảnh về ung thư vú ở nam giới

Cả nam và nữ đều có thể mắc ung thư vú với tỉ đàn ông mắc ung thư vú thấp, chỉ dưới 1%. Thực tế, nam giới thường ít chú ý đến các thay đổi bất thường ở vú và thường được chẩn đoán mắc ung thư vú ở giai đoạn muộn hơn so với nữ giới. Việc nhận biết và chẩn đoán sớm giúp giảm tỷ lệ tử vong, giảm biến chứng và nâng cao hiệu quả điều trị.

1. Các triệu chứng của ung thư vú nam giới

Làm thế nào để nhận biết được liệu đàn ông mắc ung thư vú ? Nếu bị ung thư vú, bạn có thể nhận thấy một cục u hoặc vùng vùng cộm lên ở mô vú, cũng có thể là một vài điều bất thường ở núm vú, như đỏ, vảy, chảy mủ,...

Theo số liệu thống kê, hầu hết đàn ông mắc ung thư vú là ung thư biểu mô ống dẫn sữa, ung thư biểu mô tuyến hiếm gặp hơn. Điều đó là bởi vì nam giới hầu như không có các tuyến tạo sữa trong mô vú. Các loại khác hiếm gặp hơn là bệnh Paget ở núm vú và ung thư vú dạng viêm, khiến vú trở nên nóng và sưng.


Hình ảnh ung thư vú ở nam giới
Hình ảnh ung thư vú ở nam giới

2. Nguyên nhân dẫn đến ung thư vú ở nam giới

Ung thư vú ở nam giới như thế nào là điều mà cánh đàn ông quan tâm bởi lẽ họ nghĩ rằng ung thư vú chỉ xảy ra ở phụ nữ. Hiện nay, chưa có nghiên cứu chính xác nào về nguyên nhân gây ung thư vú ở nam giới. Một vài giả thuyết cho rằng có liên quan đến sự thay đổi về gen hoặc nội tiết. Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú ở nam giới bao gồm:

2.1. Tuổi

Nam giới ở mọi lứa tuổi đều có khả năng mắc ung thư vú. Tuy nhiên, khả năng đàn ông mắc ung thư vú tăng theo độ tuổi. Độ tuổi trung bình được chẩn đoán ung thư vú ở nam giới là 72.

2.2. Sử dụng đồ uống có cồn

Nếu bạn là một người thường xuyên sử dụng rượu bia và đồ uống có cồn, bạn có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn. Rượu bia có thể làm tổn thương gan, dẫn đến thay đổi nồng độ các nội tiết tố trong cơ thể, chẳng hạn nồng độ estrogen có thể tăng lên và kéo theo đó là tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

2.3. Các bệnh lý khác

Xạ trị vùng ngực đối với các loại ung thư khác, sử dụng estrogen trong điều trị ung thư tiền liệt tuyến hoặc các bất thường về tinh hoàn (sa tinh hoàn, ...), phẫu thuật cắt bỏ 1 bên tinh hoàn, mắc quai bị khi trưởng thành,... làm tăng nguy cơ đàn ông mắc ung thư vú.

2.4. Các yếu tố di truyền

  • Có người thân mắc ung thư vú (nam hoặc nữ) có thể là nguyên nhân khiến đàn ông mắc ung thư vú.
  • Đột biến gen BRCA1 và BRCA2
  • Hội chứng Klinefelter, là hội chứng mà các bé trai được sinh ra mang nhiễm sắc thể giới tính là XXY thay vì XY như bình thường, làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú lên 20 - 60 lần.

3. Chẩn đoán ung thư vú ở nam giới như thế nào?

Bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm, hình ảnh cần thiết. Trong quá trình thăm khám vú, bác sĩ sẽ chú ý đến những thay đổi về hình dáng và cắc cục, khối u. Các thăm dò hình ảnh ung thư vú ở nam giới được sử dụng để kiểm tra những thay đổi bên trong mô vú như nhũ ảnh, hoặc siêu âm, sinh thiết. Đối với sinh thiết, các kỹ thuật viên sẽ sử dụng kim nhỏ để chọc hút mô vú lấy bệnh phẩm và tiến hành làm tiêu bản để xem xét sự thay đổi về mô vú.

Ngoài ra, giai đoạn ung thư vú được chẩn đoán bằng kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính hoặc phương pháp chụp cắt lớp positron. Ung thư vú được chia thành 5 giai đoạn từ 0 đến IV. Giai đoạn IV có nghĩa là ung thư đã lây lan đến các cơ quan khác, hay còn gọi là di căn. Phân giai đoạn ung thư vú có giá trị để các bác sĩ đưa phác đồ điều trị đặc hiệu hơn.

4. Đàn ông mắc ung thư vú được điều trị như nào?

Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư vú phổ biến nhất đối với đàn ông mắc ung thư vú, thường là cắt bỏ vú, bao gồm mô vú, núm vú và quầng thâm vú và tất cả các hạch bạch huyết xung quanh nơi ung thư có thể đã di căn đến.

Xạ trị, hoá trị hoặc nội tiết tố cũng có thể sử dụng để làm chậm quá trình phát triển và tiêu diệt tế bào ung thư.


Hình ảnh ung thư vú ở nam giới đã được điều trị cắt bỏ vú
Hình ảnh ung thư vú ở nam giới đã được điều trị cắt bỏ vú

5. Cần làm gì sau quá trình điều trị ung thư vú?

Bạn sẽ được tái khám sau phẫu thuật để đảm bảo vết mổ đang hồi phục tốt. Trong vòng 5 năm đầu, bạn nên khám và xét nghiệm định kỳ 3 – 6 tháng một lần, sau đó tái khám mỗi năm. Bạn cũng nên chụp X quang tuyến vú hàng năm nếu vẫn còn một bên vú.

Ngoài ra, bạn cần chú ý đến những thay đổi bất thường ở vú, rất nhiều nam giới nghĩ rằng họ sẽ không mắc ung thư vú, vì vậy họ ít chú ý đến những thay đổi ở vú.

Nếu bạn là nam và đang mắc ung thư vú, hãy cân nhắc đến việc làm các xét nghiệm di truyền khác để xác định xem liệu bạn có một số đột biến di truyền nào đó làm tăng nguy cơ mắc các ung thư khác hay không.

Như vậy, ung thư vú có thể xảy ra cả ở nam giới. Việc nhận biết và chẩn đoán sớm giúp giảm tỷ lệ tử vong, giảm biến chứng và nâng cao hiệu quả điều trị. Vì thế, khi nhận thấy bất cứ hình ảnh bất thường nào ở vú, bạn cần đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn.

Hiện nay chủ động khám bệnh và hiểu cơ thể mình là biện pháp quan trọng nhất để phát hiện sớm ung thư vú. Phụ nữ và nam giới nên thực hiện sàng lọc ung thư vú để tầm soát bệnh tốt. Nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh ung thư thì nguy cơ di truyền càng cao. Nếu phát hiện có khối u hay sự thay đổi của vú, bệnh nhân nên đến viện khám càng sớm càng tốt.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe