Hình ảnh trực quan về dạ dày của bạn

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Dương Xuân Lộc - Bác sĩ Ngoại tiêu hóa - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ đã có kinh nghiệm hơn 12 năm làm Bác sĩ Ngoại tiêu hóa.

Dạ dày là một cơ quan cơ bóp nằm ở giữa lệch trái của bụng trên. Khi thức ăn đến cuối thực quản, nó đi vào dạ dày thông qua một van cơ được gọi là cơ thắt thực quản dưới. Dạ dày tiết ra axit và enzyme tiêu hóa thức ăn. Các cơ dạ dày co bóp định kỳ, khuấy động thức ăn để tăng cường tiêu hóa. Cơ thắt môn vị là một van cơ mở để cho phép thức ăn đi từ dạ dày đến ruột non.

1. Các bệnh liên quan đến dạ dày

  • Trào ngược dạ dày thực quản: Các axit dạ dày có thể di chuyển ngược lên thực quản. Bệnh này có thể không có triệu chứng, hoặc chỉ có thể gây ợ nóng hoặc ho.
  • Chứng khó tiêu: Còn có một tên gọi khác của chứng đau dạ dày hoặc khó tiêu. Chứng khó tiêu có thể được gây ra bởi hầu hết các tình trạng lành tính hoặc nghiêm trọng ảnh hưởng đến dạ dày.
  • Loét dạ dày: Xói mòn niêm mạc dạ dày, thường gây đau hoặc chảy máu. Loét dạ dày thường do nhiễm H. pylori gây ra.
  • Viêm dạ dày: Viêm dạ dày, thường gây buồn nôn hoặc đau. Viêm dạ dày có thể do rượu, một số loại thuốc, nhiễm H. pylori hoặc các yếu tố khác.
  • Hội chứng Zollinger-Ellison (ZES): Một hoặc nhiều khối u tiết ra hormone dẫn đến tăng sản xuất axit. GERD nặng và bệnh loét dạ dày là do rối loạn hiếm gặp này gây ra.

loét dạ dày thường do nhiễm H. pylori gây ra
loét dạ dày thường do nhiễm H. pylori gây ra
  • Giãn tĩnh mạch dạ dày: Ở những người bị bệnh gan nặng, tĩnh mạch trong dạ dày có thể sưng lên và phình ra dưới áp lực tăng. Nên được gọi là giãn tĩnh mạch, những tĩnh mạch này có nguy cơ chảy máu cao, mặc dù ít hơn so với giãn tĩnh mạch thực quản.
  • Chảy máu dạ dày: Viêm dạ dày, loét hoặc ung thư dạ dày có thể chảy máu. Nhìn thấy máu hoặc chất đen trong chất nôn hoặc phân thường là dấu hiệu bệnh.
  • Gastroparesis: Tổn thương thần kinh do bệnh tiểu đường hoặc các tình trạng khác có thể làm suy yếu các cơn co thắt dạ dày. Buồn nôn và nôn là những triệu chứng thông thường.

2. Các xét nghiệm dạ dày

  • Nội soi trên (esophagogastroduodenoscopy hoặc EGD): Một ống linh hoạt có camera ở đầu (ống nội soi) được đưa vào qua miệng. Nội soi cho phép kiểm tra thực quản, dạ dày và tá tràng (phần đầu tiên của ruột non).
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): Máy chụp CT sử dụng tia X và máy tính để tạo hình ảnh của dạ dày và bụng.
  • Chụp cộng hưởng từ: Sử dụng từ trường, máy quét tạo ra hình ảnh có độ phân giải cao của dạ dày và bụng.
  • Kiểm tra pH: Sử dụng một ống qua mũi vào thực quản, nồng độ axit trong thực quản có thể được theo dõi. Điều này có thể giúp chẩn đoán hoặc thay đổi điều trị cho GERD.

Hình ảnh xét nghiệm dạ dày
Hình ảnh xét nghiệm dạ dày
  • Nuốt barium: Sau khi nuốt barium, phim X-quang của thực quản và dạ dày được chụp. Điều này đôi khi có thể chẩn đoán loét hoặc các vấn đề khác.
  • Sê-ri GI trên: X-quang được chụp từ thực quản, dạ dày và phần trên của ruột non.
  • Nghiên cứu làm rỗng dạ dày: Một thử nghiệm về việc thức ăn đi qua dạ dày nhanh như thế nào. Thực phẩm được dán nhãn bằng hóa chất và được xem trên máy quét.
  • Sinh thiết dạ dày: Trong khi nội soi, bác sĩ có thể lấy một mảnh mô dạ dày nhỏ để xét nghiệm. Điều này có thể chẩn đoán nhiễm H. pylori, ung thư hoặc các vấn đề khác.
  • Xét nghiệm H. pylori: Trong khi hầu hết những người bị nhiễm H. pylori không bị loét, xét nghiệm máu hoặc phân đơn giản có thể được thực hiện để kiểm tra nhiễm trùng ở những người bị loét hoặc để xác minh rằng nhiễm trùng đã bị xóa sạch sau khi điều trị.

3. Điều trị các bệnh dạ dày


Điều trị các bệnh dạ dày bằng một số loại thuốc kháng axit
Điều trị các bệnh dạ dày bằng một số loại thuốc kháng axit
  • Thuốc chẹn histamin (H2): Histamin làm tăng tiết axit dạ dày; chặn histamin có thể làm giảm sản xuất axit và các triệu chứng GERD.
  • Thuốc ức chế proton: Những loại thuốc này ức chế trực tiếp các axit trong dạ dày.
  • Thuốc kháng axit: Những loại thuốc này có thể giúp chống lại tác dụng của axit nhưng không tiêu diệt vi khuẩn hoặc ngừng sản xuất axit.
  • Nội soi: Trong khi nội soi trên, các công cụ trên nội soi đôi khi có thể cầm máu, nếu có.
  • Phẫu thuật dạ dày: Các trường hợp chảy máu dạ dày nghiêm trọng, loét vỡ hoặc ung thư đòi hỏi phải phẫu thuật để được chữa khỏi.
  • Kháng sinh: Nhiễm H. pylori có thể được chữa khỏi bằng kháng sinh, được dùng cùng với các loại thuốc khác để chữa lành dạ dày.

Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản bạn hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa tiêu hóa để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn: webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe