Điều trị tổn thương dây chằng chéo kèm rách sụn chêm thế nào?

Mục lục

Nhiều người thắc mắc điều trị tổn thương dây chằng chéo kèm rách sụn chêm thế nào.  Thông thường, phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ tổn thương và tình trạng bệnh nhân. Để xác định hướng điều trị rách sụn chêm và tổn thương dây chằng chính xác, bác sĩ cần khám lâm sàng kỹ lưỡng, từ đó giúp bệnh nhân phục hồi chức năng và giảm thiểu đau đớn.

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Quang Minh - Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Chào bác sĩ, mẹ em bị tổn thương dây chằng bên trong của đầu gối với vết rách ở sụn chêm. Vậy bác sĩ cho em hỏi điều trị tổn thương dây chằng chéo kèm rách sụn chêm thế nào? Em cảm ơn bác sĩ.

Lê Thị Phương Anh (1987)

Chào bạn, với câu hỏi “Điều trị tổn thương dây chằng chéo đi kèm rách sụn chêm thế nào?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Đối với các thương tổn dây chằng và rách sụn chêm bên trong khớp gối thì bác sĩ cần phải khám thực tế để đánh giá mức độ lỏng lẻo của khớp gối, nhu cầu hoạt động của bệnh nhân cũng như mức độ của các tổn thương để đưa ra phương án điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân cụ thể.

Do đó, bạn nên đưa mẹ bạn đi khám chuyên khoa để bác sĩ thăm khám trực tiếp, làm các xét nghiệm cần thiết và đưa ra cách điều trị phù hợp cho mẹ bạn.

Để cung cấp thêm thông tin cho người bệnh, dưới đây là phần giải đáp về cách điều trị tình trạng này.  

1. Tổng quan về đứt dây chằng chéo trước rách sụn chêm

Tình trạng đứt dây chằng chéo trướcrách sụn chêm xảy ra khi cả dây chằng chéo trước lẫn sụn chêm đều bị tổn thương cùng lúc. Nguyên nhân thường là do đầu gối bị lực tác động mạnh, khiến dây chằng chéo trước bị đứt một phần hoặc hoàn toàn.

Khoảng 50% trường hợp tổn thương dây chằng chéo trước và rách sụn chêm thường đi kèm với tổn thương dây chằng bên cạnh. Tỷ lệ này ở nữ giới thường cao hơn ở nam giới, nguyên nhân là do khung xương chậu rộng hơn, góc hợp giữa xương đùi và xương chày lớn hơn làm tăng áp lực lên dây chằng chéo và tăng nguy cơ bị chấn thương.

2. Phương pháp điều trị rách sụn chêm

Khi chấn thương mới xảy ra, người bệnh vẫn có thể di chuyển bình thường, thậm chí tiếp tục tham gia các hoạt động thể thao, tập luyện hay thi đấu. Tuy nhiên, cơn đau do vết rách sẽ bắt đầu xuất hiện sau khoảng 2-3 ngày. Khi đó, bệnh nhân sẽ nhận thấy các biểu hiện rách sụn chêm như:  

Khi gặp các triệu chứng kể trên, người bệnh cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị rách sụn chêm kịp thời. Quá trình điều trị rách sụn chêm chủ yếu tập trung làm giảm cơn đau và cải thiện khả năng vận động của người bệnh.  

Tùy vào vị trí, kích thước, hình thái và mức độ nghiêm trọng của tổn thương, các phương pháp điều trị rách sụn chêm sẽ có sự khác biệt. Ngoài ra, quyết định về phác đồ điều trị rách sụn chêm cũng sẽ bị chi phối bởi độ tuổi và khả năng vận động của bệnh nhân.  

Một số phương pháp điều trị rách sụn chêm phổ biến phổ biến bao gồm:

3. Điều trị tổn thương dây chằng chéo kèm rách sụn chêm thế nào

3.1 Phẫu thuật

Phẫu thuật sẽ được chỉ định cho bệnh nhân tùy thuộc vào mức độ tổn thương. Trong số các phương pháp, nội soi tái tạo dây chằng chéo là kỹ thuật hiệu quả và được áp dụng nhiều nhất cho những ca đứt dây chằng chéo trước có kèm theo rách sụn chêm.

Thông thường, bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp kiểm tra thủ công để xác định tình trạng của vết rách ( rách từng phần hoặc toàn bộ), bao gồm:

  • Kiểm tra Lachman giúp xác minh tính toàn vẹn của khớp gối bằng cách kéo xương chày về phía trước. Nếu dây chằng chéo trước chưa tổn hại, xương sẽ không lệch hoặc chỉ lệch một chút.
  • Thử nghiệm xoay chuyển dùng để kiểm tra mức độ tổn thương của dây chằng.

Trong những trường hợp dây chằng chéo trước chỉ bị rách một phần, bệnh nhân có thể được trì hoãn phẫu thuật để theo dõi quá trình tự phục hồi của dây chằng sau chấn thương. Ngoài ra, nếu dây chằng bị đứt nhưng bệnh nhân không gặp vấn đề về sự ổn định hoặc không cần thực hiện các hoạt động mạnh thì phẫu thuật cũng có thể không cần thiết.

Phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo là biện pháp hiệu quả để khôi phục chức năng ban đầu của dây chằng, phục hồi khả năng vận động khớp gối, giúp người bệnh sinh hoạt bình thường.

Ngoài ra, phương pháp thay thế dây chằng chéo bằng một mảnh gân thay thế qua nội soi hiện là lựa chọn phổ biến và hiệu quả hàng đầu, giúp người bệnh phục hồi chức năng khớp gối. 

Phẫu thuật là câu trả lời cho câu hỏi điều trị tổn thương dây chằng chéo kèm rách sụn chêm thế nào.
Phẫu thuật là câu trả lời cho câu hỏi điều trị tổn thương dây chằng chéo kèm rách sụn chêm thế nào.

3.2 Chăm sóc phục hồi

Sau phẫu thuật, việc chăm sóc đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp bệnh nhân phục hồi khả năng vận động. Một số điểm cần lưu ý bao gồm:

  • Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt sau phẫu thuật là rất cần thiết.
  • Nằm ở tư thế kê cao chân.
  • Để giảm sưng tấy, người bệnh hãy chườm lạnh lên khu vực đầu gối.
  • Tuân thủ sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để kiểm soát cơn đau.
  • Sử dụng nạng và đeo nẹp trong giai đoạn đầu để bảo vệ khớp gối.
  • Trong vài ngày đầu sau phẫu thuật, người bệnh cần tránh để vết thương tiếp xúc với nước để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, vi khuẩn.
  • Thực hiện các bài tập phục hồi chức năng để lấy lại khả năng vận động.

Tóm lại, để điều trị tổn thương dây chằng chéo kèm rách sụn chêm, bác sĩ sẽ cần đánh giá kỹ lưỡng mức độ tổn thương và tình trạng của bệnh nhân. Phương pháp điều trị có thể bao gồm cả phẫu thuật và chăm sóc phục hồi chức năng với mục tiêu phục hồi khả năng vận động và giảm đau.  

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ