Tổn thương dây chằng chéo trước khớp gối ở trẻ em thường ít xảy ra hơn ở người trưởng thành. Tuy nhiên, tình trạng này đang xuất hiện nhiều ở trẻ em đặc biệt trẻ tuổi vị thành niên. Sự tổn thương dây chằng chéo trước có nguy cơ ảnh hưởng tương đối với khớp gối. Bài viết sẽ cung cấp thêm những thông tin về bệnh cũng như cách điều trị bệnh hiệu quả.
1. Dấu hiệu đứt dây chằng
Dây chằng bao gồm các mô liên kết dai, dày đặc kết nối các xương trong hệ xương của cơ thể để tạo thành khối vững khớp vững chắc. Dây chằng không giống như gân vì bộ phận này có tính đàn hồi tốt hơn. Nếu dây chằng bị kéo căng quá mức khiến cho dây chằng bị tổn thương và gây ra tổn thương đến khớp. Điều này làm cho người bệnh bị đau và cử động hạn chế.
Đứt dây chằng - một chấn thương khá phổ biến, xảy ra do lực tác động quá lớn đến khớp gây nên rách hoặc đứt dây chằng ở mắt cá chân, đầu gối, cổ tay, ngón tay, cổ hoặc lưng... Đối tượng bị đứt dây chằng thường gặp ở các vận động thể thao, vũ công, võ sĩ, người tập thể dục có cường độ từ trung bình trở lên.
Dấu hiệu để nhận biết đứt dây chằng có thể sẽ xuất hiện những âm thanh tương tự như tiếng nứt, bầm tím, sưng và đau đặc biệt khớp bị áp lực, quan sát thấy vết lõm ở khắp nơi và dây chằng bị rách, đôi khi xuất hiện cả co thắt cơ.
2. Nguyên nhân đứt dây chằng chéo khớp gối ở trẻ em
Trẻ bị đứt dây chằng chéo khớp gối có thể do 2 nguyên nhân:
Nguyên nhân thứ nhất do chấn thương trực tiếp chiếm khoảng 30% và thường xảy ra khi bị va chạm trực tiếp vào vùng gối hoặc do hoạt động các môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền... hoặc do bị tai nạn giao thông do té đập gối.
Nguyên nhân thứ hai của đứt dây chằng chéo khớp gối có thể do chấn thương gián tiếp hoặc thường hay gặp trong các trường hợp đang chạy thì dừng đột ngột hoặc chuyển hướng một cách đột ngột.
Đôi khi nguyên nhân gây đứt dây chằng ở trẻ còn tùy thuộc vào vị trí bị tổn thương.
- Đứt dây chằng vị trí mắt cá chân: thường tổ hợp dây chằng xung quanh mắt cá bao gồm dây chằng ATFL và PTFL, dây chằng gót CFL dễ bị tổn thương nhất khi bàn chân bị lập vào trong do chấn thương thể thao. Và dây chằng delta cũng dễ bị tổn thương khi lật cổ chân ra ngoài..
- Đứt dây chằng đầu gối thường bao gồm dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên trong và dây chằng bên ngoài, và đặc biệt dây chằng chéo trước rất dễ bị tổn thương. Hơn nữa đầu gối được xem như vị trí dễ gặp chấn thương do dây chằng gây ra nhất.
- Đứt dây chằng vị trí cổ tay: các dây chằng ở vị trí này cũng dễ tổn thương khi gặp chấn thương ở vùng cổ tay hoặc khi bị tác động mạnh vào vùng cổ tay.
- Đứt dây chằng vị trí cổ và lưng: khi có tác động đột ngột hoặc chuyển động mạnh tác động vào vị trí cổ và lưng khiến cho dây chằng vùng cổ có nguy cơ bị đứt.
3. Phương pháp chẩn đoán đứt dây chằng chéo ở trẻ em
Để giúp cho chẩn đoán đứt dây chằng chéo hiệu quả thì trước tiên bác sĩ sẽ khám tổng quát vị trí nghi ngờ. Đồng thời bác sĩ sẽ hỏi thêm tiền sử và các triệu chứng của bệnh.
- Trong trường hợp khám thực thể bác sĩ sẽ thực hiện sờ nắn và di chuyển khớp để kiểm tra mức độ chấn thương. Người bệnh có thể được chỉ định chụp X Quang để kiểm tra xem xương có bị gãy không hoặc chụp cộng hưởng từ MRI để kiểm tra xem dây chằng bị rách một phần hay rách toàn bộ. Từ kết quả này bác sĩ có thể dựa vào tình trạng chấn thương dây chằng và chia thành 3 mức độ:
- Độ 1: Tình trạng chấn thương nhẹ có thể làm tổn thương dây chằng nhưng không gây đứt dây chằng chéo hoặc có thể rách nhưng khá nhỏ.
- Độ 2: Tình trạng chấn thương vừa phải, và lúc này dây chằng có thể bị đứt một phần và khiến cho khớp bị lỏng lẻo hơn.
- Độ 3: Chấn thương nặng đồng thời gây đứt toàn bộ dây chằng cũng như mất hết chức năng của dây chằng làm cho khớp không thể vận động được để thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Đứt dây chằng chéo có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến sự di chuyển của người bệnh thể hiện rõ nhất là sự mất ổn định khớp. Nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến thoái hoá sụn và cuối cùng dẫn đến thoái hoá khớp. Tình trạng này khiến cho người bệnh bị đau đớn kéo dài, chất lượng cuộc sống giảm, thậm chí nghiêm trọng hơn có thể gây tàn phế và phải thay khớp.
4. Phương pháp điều trị và phục hồi với trường hợp đứt dây chằng chéo
Tổn thương dây chằng chéo trước khớp gối ở trẻ em ít gặp hơn người lớn. Tuy nhiên, xương của trẻ ở lứa tuổi này vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Vì vậy việc tạo hình dây chằng với tạo các đường hầm cho xương có thể mang lại những ảnh hưởng bất lợi và gây tổn thương sụn đồng thời ảnh hưởng tới cả sự phát triển của xương sau này.
Hơn nữa, ở trẻ em sụn cũng đóng vai trò khá quan trọng giúp phát triển xương, làm dài và hoàn chỉnh cấu trúc đầu xương. Tuy nhiên, nếu sụn phát triển bị chấn thương có thể ảnh hưởng luôn đến sự phát triển của xương cũng như những thay đổi về hình dạng và cấu trúc.
Với trường hợp trẻ bị đứt dây chằng chéo trước có thể tạo hình ở vị trí mâm chày, xương đùi và bám nguyên thuỷ của dây chằng rồi luồn gân và cố định gân ở vị trí trong đường hầm xương đùi. Những việc tạo hình này ở trẻ cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Hai lý do cần xem xét đó là tạo hình lại dây chằng để có thể giúp ngăn ngừa các tổn thương gây ra cho khớp thứ phát và phục hồi được chức năng hoạt động của khớp gối, cùng với việc tạo đường hầm cũng như cố định dây chằng trong đường hầm qua bản sụn phát triển có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương sau này. Hơn nữa, quá trình phát triển của trẻ qua nhiều giai đoạn khác nay nên tốc độ phát triển cũng sẽ khác nhau và phương pháp điều trị sẽ không giống nhau và sẽ phụ thuộc vào quá trình phát triển của trẻ bao gồm cả quá trình phát triển của xương.
Trong một vài trường hợp các nhà nghiên cứu vấn đề xuất nên trì hoãn phẫu thuật đến khi sự phát triển của bản sụn được hoàn thành hoặc tương đối hoàn thành. Tuy nhiên, với phương pháp điều trị đứt dây chằng chéo trước ở trẻ hiệu quả lại không cao đồng thời người bệnh cần phải giảm tải các hoạt động cần thiết.
Nhưng nếu không thể trì hoãn được qua trình phẫu thuật thì cần tạo đường hầm xương để tránh bản sụn tiếp hơn. Tuy nhiên để thực hiện được quá trình này thì lại gặp phải vấn đề liên quan đến vị trí giải phẫu của dây chằng sẽ không đạt được hiệu quả tối ưu. Như vậy, có thể sử dụng khoan đường hầm xương với kích thước nhỏ và không có yếu tố kích thích ở vị trí bản sụn phát triển.
Quá trình điều trị đứt dây chằng chéo khớp gối ở trẻ không có một phác đồ điều trị cụ thể và việc quyết định thực hiện phẫu thuật phụ thuộc vào tình trạng tổn thương cũng như mức độ của bệnh như tình trạng lỏng gối, hoặc các tổn thương phối hợp, ...
Mặc dù điều trị đứt dây chằng chéo ở trẻ em khá phức tạp nhưng khá may mắn vì lứa tuổi này có mức độ trưởng thành chưa cao nên tổn thương dây chằng ít gặp hoặc nếu không do bong điểm bán hoặc tổn thương dây chằng. Tuỳ vào mức độ hoặc tình trạng bệnh mà bác sĩ cũng có thể đưa ra lời khuyên về điều trị cho trẻ theo phương pháp phù hợp nhất.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.