Dị ứng Polyester: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Dị ứng polyester là bệnh lý tương đối phổ biến nhưng mức độ nghiêm trọng có thể khác nhau ở mỗi người. Người bị dị ứng thường gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống với các triệu chứng phổ biến như hắt xì, phát ban, ngứa và sưng tấy. Do đó, mọi người cần chủ động phòng tránh và điều trị nếu mắc phải.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của ThS. BS Nguyễn Quỳnh Anh, chuyên ngành Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

1. Dị ứng là gì?

Dị ứng là phản ứng của hệ thống miễn dịch với một chất thường không gây hại, được gọi là dị nguyên. Các dị nguyên thông thường bao gồm cỏ, phấn hoa và bụi. Bên cạnh đó, một số người cũng có thể phản ứng với các sợi vải như polyester. 

Dị ứng là phản ứng của hệ thống miễn dịch với một chất thường không gây hại, được gọi là chất gây dị ứng.
Dị ứng là phản ứng của hệ thống miễn dịch với một chất thường không gây hại, được gọi là chất gây dị ứng.

2. Dị ứng polyester là gì ?

Dị ứng với polyester còn được biết đến như viêm da dị ứng hay viêm da tiếp xúc với vải dệt may, là một loại phản ứng với vải. Các sợi dệt hoặc chất phụ gia hóa học (như bột giặt và thuốc nhuộm) được sử dụng để xử lý vải có thể gây kích ứng hoặc ngứa cho người bị dị ứng. Ngoài ra, mồ hôi hoặc lông động vật bám vào giữa các sợi dệt cũng có thể gây ra phản ứng trên da.

3. Triệu chứng dị ứng  

Dấu hiệu của dị ứng với polyester giống như phần lớn các dạng dị ứng tiếp xúc khác, thường biểu hiện trên bề mặt da. Nếu có nghi ngờ về dị ứng với polyester, cần lưu ý các triệu chứng sau:

  • Phát ban ở các vùng tiếp xúc.
  • Cảm giác đau và khó chịu trên da.
  • Cảm giác nóng ran lạ thường trên da.
  • Vết đỏ trên da chân.
  • Phát ban xung quanh vùng thân trên cơ thể.
  • Bàn tay chuyển sang màu đỏ sậm.
  • Ngứa từ nhẹ đến nặng.

Ngoài các phản ứng trên da, dị ứng polyester cũng có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Tức ngực hoặc nặng ngực.
  • Khó thở.
  • Sưng tấy.

Triệu chứng của dị ứng với vải có thể trở nên nghiêm trọng hơn do các yếu tố như:

  • Da quá nóng.
  • Quần áo bó sát gây bí, cản trở sự thông thoáng của da.
  • Vệ sinh kém.
  • Béo phì.
  • Quần áo ẩm ướt. 
Ngoài các phản ứng trên da, dị ứng polyester cũng có thể gây ra các triệu chứng như khó thở.
Ngoài các phản ứng trên da, dị ứng polyester cũng có thể gây ra các triệu chứng như khó thở.

4. Điều trị dị ứng polyester

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc xác định chính xác dị ứng với vải polyester là một điều không dễ dàng. Do đó, vẫn chưa có liệu pháp điều trị cho các phản ứng dị ứng với polyester. Trong khi chờ đợi tình trạng bệnh được chẩn đoán chính xác, phương pháp điều trị ưu tiên là tránh tiếp xúc với chất gây kích ứng.

4.1 Tránh polyester

Để tránh các triệu chứng từ việc tiếp xúc với polyester, cách tốt nhất là kiểm tra nhãn nội dung trên sản phẩm vải trước khi mua và hạn chế sử dụng vải này. Phương pháp này áp dụng cho mọi loại sản phẩm bao gồm cả thảm, ga trải giường, quần áo tập thể dục, đồ ngủ, áo sơ mi, quần kaki và đồ chơi có tóc hoặc lông thú.

4.2 Thuốc không theo toa

Nếu người bệnh nghi ngờ mình có dị ứng polyester, hãy mô tả chi tiết các triệu chứng và chia sẻ mối lo ngại với bác sĩ. Nhiều người đã thấy sự giảm nhẹ triệu chứng khi sử dụng các sản phẩm có sẵn tại các hiệu thuốc, bao gồm:

Bạn cũng nên thực hiện một số bước trước khi bắt đầu điều trị da:

  • Rửa sạch da bằng xà phòng và nước ấm. Hãy sử dụng xà phòng nhẹ, lành tính để tránh các chất hóa học mạnh có trong sản phẩm gây kích ứng da.
  • Chườm khăn ướt vùng da dị ứng để làm dịu da và giảm mẩn đỏ.
  • Rửa tay kỹ trước và sau khi bôi bất kỳ loại sản phẩm nào, bao gồm cả thuốc bôi và kem dưỡng da. 
Tình trạng dị ứng polyester có thể thuyên giảm khi sử dụng thuốc.
Tình trạng dị ứng polyester có thể thuyên giảm khi sử dụng thuốc.

5. Các lựa chọn thay thế polyester

Nếu bạn lo ngại về việc phản ứng dị ứng polyester, hãy xem xét sử dụng các loại vải thay thế như:

  • Vải thun
  • Vải bông
  • Vải lụa
  • Vải lanh
  • Vải len (đặc biệt cho các vật liệu như thảm)
  • Vải jean
  • Các loại sợi tự nhiên khác

6. Xử lý như thế nào khi bị dị ứng polyester?

Xác định tình trạng dị ứng polyester thường là một nhiệm vụ khó khăn. Thông thường, các phản ứng trên da không do chính polyester gây ra mà thường là do các chất hoá học khác như chất nhuộm được sử dụng trong quá trình sản xuất quần áo.

Nếu đang gặp phải phản ứng dị ứng, việc hẹn lịch với bác sĩ để được đánh giá cụ thể cũng như đề xuất các xét nghiệm, quy trình y tế khác để xác định nguyên nhân, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp là vô cùng quan trọng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe