Hỏi
Dạ thưa bác sĩ, nếu dây chằng đầu gối sau khi nghe tiếng rắc và vẫn đi lại bình thường được, triệu chứng này hết sau vài tuần thì có cần phải đi phẫu thuật làm dây chằng mới không ạ? Mong nhận được sự tư vấn của bác sĩ.
Vũ Bá Nam (2002)
Trả lời
Cháu Nam thân mến, cảm ơn cháu đã gửi câu hỏi tới Hệ thống Y tế Vinmec. Có 4 dây chằng chính của khớp gối, đó là chéo trước, chéo sau, bên trong, bên ngoài. Ngoài ra còn có phức hợp sau, các cấu trúc này giúp giữ vững khớp gối. Nếu đứt dây chằng chéo trước sẽ làm gối lỏng trước, cẳng chân dễ bị trượt ra trước khi vận động (đi lại, chạy nhảy). Nếu đứt dây chằng chéo sau sẽ làm gối lỏng sau (cẳng chân dễ trật ra sau khi vận động). Đứt dây chằng bên trong sẽ làm gối lỏng phía trong, đứt dây chằng bên ngoài sẽ làm gối lỏng bên ngoài.
Nếu gối cháu bị “tiếng rắc” và sau đó đi lại, chạy nhảy bình thường, không đau thì không phải là đứt dây chằng và không cần điều trị gì cả, đương nhiên là không cần mổ “thay dây chằng mới”. “Dây chằng mới” như cháu nói là dây chằng sau khi được tái tạo, nói nôm na - nó là “đồ giả” cũng giống như cháu làm “răng giả” vậy. Và đương nhiên, đồ giả thì không thể tốt như đồ thật được. Vì thế, khi đồ thật không thể xài được nữa thì mới thay. Ngay cả ở một số người, đứt hoàn toàn một dây chằng nhưng nếu sau một thời gian điều trị nội khoa tích cực (dùng thuốc kháng viêm giảm đau, chườm lạnh gối 3-5 lần mỗi ngày, băng ép/đai gối trong vài tuần), sau đó đi lại không đau và bệnh nhân không có nhu cầu chơi thể thao nhiều thì cũng không cần phải mổ “thay dây chằng”. Thân ái.
Được tư vấn bởi Bác sĩ Chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park
Các nội dung tư vấn khác
- Siêu âm có phát hiện ra tổn thương cơ, dây chằng đùi không?
- Chân bị sưng, máu dồn khi tập đi trong thời gian bó bột có sao không?
- Gãy cổ xương đùi ở người cao tuổi can thiệp thế nào?
Các bài viết cùng chủ đề