Đặc điểm trẻ suy dinh dưỡng cấp độ 2

Trẻ suy dinh dưỡng cấp độ 2 thuộc tình trạng cân nặng dưới ngưỡng từ -3SD đến -4SD theo độ lệch chuẩn của quần thể tham khảo NCHS. Đồng thời ở mức độ suy dinh dưỡng này, cân nặng của trẻ chỉ còn trong khoảng 60% đến 70% trọng lượng của trẻ bình thường. Điều chỉnh chế độ ăn cũng được xem như một trong những phương pháp hiệu quả giúp trẻ phục hồi tình trạng dinh dưỡng

1. Phân loại suy dinh dưỡng theo cấp độ

Suy dinh dưỡng được biết tới với biểu hiện của sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh hưởng tới quá trình sống cũng như hoạt động và tăng trưởng của cơ thể. Thông thường, trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ có chỉ số cân nặng thấp hơn mức bình thường nhưng nếu chỉ dựa vào chỉ số cân nặng để đánh giá trẻ đó có bị suy dinh dưỡng hay không thì lại không chính xác. Để đánh giá tình trạng dinh dưỡng một cách toàn diện có thể thực hiện dựa vào các chỉ số: Cân nặng theo tuổi; Chiều cao theo tuổi; Cân nặng theo chiều cao. Các chỉ số này sẽ được so sánh với bảng đánh giá tình trạng dinh dưỡng của Trung tâm Thống kê Y tế Quốc gia (NCHS) được WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) khuyến cáo nên áp dụng cho trẻ ở những nước đang phát triển, bao gồm: Phân loại theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO - 1981); Phân loại suy dinh dưỡng theo Waterlow (1976); Phân loại suy dinh dưỡng theo Welcome (1970);

1.1 Phân loại suy dinh dưỡng theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO - 1981)

WHO sử dụng các chỉ số cân nặng theo tuổi, dựa vào độ lệch chuẩn (SD) so với quần thể tham khảo tại Trung tâm Thống kê Y tế Quốc gia (National Centre of Health Statistics) để phân loại các mức độ suy dinh dưỡng khác nhau:

  • Suy dinh dưỡng cấp độ I: Cân nặng của trẻ nằm trong khoảng từ – 2SD đến – 3SD tương đương với mức cân nặng còn 70-80% so với mức cân nặng của trẻ bình thường.
  • Suy dinh dưỡng cấp độ II: Cân nặng của trẻ nằm trong khoảng từ – 3SD đến – 4SD tương đương với mức cân nặng còn 60-70% so với mức cân nặng của trẻ bình thường.
  • Suy dinh dưỡng cấp độ III: Cân nặng của trẻ ở dưới mức – 4SD tương đương với mức cân nặng còn dưới 60% so với mức cân nặng của trẻ bình thường
  • Cách phân loại theo WHO có ưu điểm nhanh, đơn giản, phổ biến và có thể áp dụng được với nhiều đối tượng nhưng lại có nhược điểm là không phân biệt được suy dinh dưỡng cấp tính hay mãn tính, và không nêu đủ các thể suy dinh dưỡng nặng.

1.2 Phân loại suy dinh dưỡng ở trẻ theo Waterlow năm 1976

Phương pháp phân loại suy dinh dưỡng theo Waterlow sử dụng hai chỉ số về cân nặng theo chiều cao và chiều cao theo tuổi để phân loại tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính hay suy dinh dưỡng mãn tính và suy dinh dưỡng trong quá khứ:

  • Chiều cao theo tuổi > 90% hay -2SD và cân nặng theo chiều cao > 80% hay -2SD: trẻ có tình trạng dinh dưỡng bình thường
  • Chiều cao theo tuổi > 90% hay -2SD và cân nặng theo chiều cao < 80% hay -2SD: trẻ suy dinh dưỡng thể gầy
  • Chiều cao theo tuổi < 90% hay -2SD và cân nặng theo chiều cao > 80% hay -2SD: trẻ suy dinh dưỡng thể còi cọc - bé suy dinh dưỡng thấp còi
  • Cân nặng theo chiều cao < 80% hay -2SD và chiều cao theo tuổi < 90% hay -2SD : trẻ suy dinh dưỡng thể gầy mòn - còi cọc

Qua cách thức phân loại trên cho thấy: Gầy mòn biểu hiện của tình trạng suy dinh dưỡng cấp; Còi cọc biểu hiện của tình trạng suy dinh dưỡng trong quá khứ; Gầy mòn và còi cọc biểu hiện của tình trạng suy dinh dưỡng mãn tính. Trong cộng đồng phương pháp này được sử dụng để bổ sung cho cách phân loại suy dinh dưỡng theo WHO nhưng lại không phân loại được các thể suy dinh dưỡng nặng và từng mức độ suy dinh dưỡng ở trẻ.


Trẻ suy dinh dưỡng cấp độ 2 có biểu hiện cân nặng của trẻ giảm kéo dài
Trẻ suy dinh dưỡng cấp độ 2 có biểu hiện cân nặng của trẻ giảm kéo dài

1.3 Phân loại suy dinh dưỡng ở trẻ theo Welcome năm 1970

Phương pháp phân loại suy dinh dưỡng theo Welcome sử dụng chỉ số cân nặng theo tuổi và phương pháp này phù hợp để phân loại thể suy dinh dưỡng nặng.

  • % cân nặng theo tuổi từ 60% đến 80% và có phù: Kwashiorkor
  • % cân nặng theo tuổi từ 60% đến 80% và không phù: trẻ suy dinh dưỡng độ 1 và trẻ suy dinh dưỡng độ 2
  • % cân nặng theo tuổi dưới 60% và có phù: Marasmus - Kwashiorkor
  • % cân nặng theo tuổi dưới 60% và không phù: Marasmus
  • Suy dinh dưỡng thể Kwashiorkor: trẻ không được nuôi dưỡng nhưng lại trông bụ bẫm vì bị ứ nước ở chân và bàn chân.
  • Suy dinh dưỡng thể Marasmus: loại suy dinh dưỡng xảy ra khi chất béo trong cơ thể và các mô bị thoái hóa với tốc độ nghiêm trọng để bù đắp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể do sự thiếu hụt chất dinh dưỡng trong cơ thể. Điều này làm chậm hoạt động của hệ thống miễn dịch và các quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
  • Suy dinh dưỡng thể Marasmus-Kwashiorkor: đặc trưng bởi suy kiệt nghiêm trọng cũng như phù nề. Nguyên nhân do thiếu hụt cả protein và calo.
  • Ưu điểm của phương pháp phân loại này là tính tiện lợi, phân loại nhanh các thể suy dinh dưỡng nặng nhưng nhược điểm là chưa phân loại được suy dinh dưỡng nhẹ và vừa, suy dinh dưỡng cấp tính và mãn tính.

2. Đặc điểm suy dinh dưỡng cấp độ 2

Khi trẻ suy dinh dưỡng cấp độ 2 có thể có nhiều biểu hiện như cân nặng của trẻ giảm kéo dài, trẻ sẽ mệt mỏi, không hoạt bát trong mọi hoạt động hàng ngày, hay quấy khóc, trẻ chán ăn, ngủ cũng ít hơn so với bình thường, hay mắc bệnh, chậm phát triển trong mọi hoạt động bao gồm: bò trườn, chậm nói, chậm mọc răng.

Thể phù - Kwashiorkor đặc trưng cho trẻ suy dinh dưỡng cấp độ 2. Đối với những trẻ suy dinh dưỡng thể này thường được nuôi dưỡng bằng chất bột mà thiếu đi tất cả các chất dinh dưỡng đa lượng có tác dụng cung cấp năng lượng cũng như các chất dinh dưỡng vi lượng cần thiết cho cơ thể phát triển.

Trẻ suy dinh dưỡng ở cấp độ này đồng nghĩa với việc gan sẽ tăng hoạt động để tạo chất béo và chất đạm đồng thời kéo theo sự gia tăng hoạt động của các cơ quan khác nhau như tim mạch, hô hấp thận, tiết niệu,... Khi cơ thể trong một điều kiện hoàn toàn thiếu hụt các chất hỗ trợ như chất hỗ trợ cho hoạt động chuyển hoá, thì các cơ quan trong cơ thể có thể dần dần trở nên suy kiệt, nguồn năng lượng cạn kiệt khiến cho các tế bào bị thoái hoá... và các dấu hiệu dễ nhận thấy nhất bao gồm: phù trắng và có trạng thái mềm toàn thân do giảm hàm lượng đạm trong máu, giảm hàm lượng albumin trong máu từ đó dẫn đến làm giảm áp lực keo nên tăng khả năng thoát nước ra khoảng gian bào. Ngoài ra, trẻ còn có các triệu chứng của rối loạn sắc tố da, thiếu máu khiến cho da xanh, niêm mạc nhợt, suy thoái ở da, lông, tóc móng... Có thể còn xuất hiện cả tình trạng còi xương do thiếu vitamin D và hạ canxi huyết. Hơn nữa, trẻ cũng có các triệu chứng của thiếu vitamin A với các dấu hiệu khô giác mạc, quáng gà hay các bệnh liên quan đến mắt. Một số cơ quan trong cơ thể trẻ cũng biến đổi như gan thoái hoá mỡ, suy tim, giảm tiêu hoá hấp thu, chậm phát triển về tâm thần và vận động.


Trẻ suy dinh dưỡng cấp độ 2 cần được bổ sung các dưỡng chất cần thiết
Trẻ suy dinh dưỡng cấp độ 2 cần được bổ sung các dưỡng chất cần thiết

3. Một số cách giúp phục hồi suy dinh dưỡng

Khi trẻ có những dấu hiệu của suy dinh dưỡng cấp độ 2 cha mẹ nên cho trẻ đến khám bác sĩ để được kiểm tra và có phương án điều trị phù hợp. Trẻ có thể được bổ sung các dưỡng chất cần thiết và quan trọng kèm theo liệu trình điều trị của bác sĩ chẳng hạn như vitamin A, sắt, acid folic, hoặc các vi chất đa lượng...Bác sĩ có thể áp dụng điều trị dinh dưỡng tích cực cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn càng sớm càng tốt đồng thời nhanh chóng nâng cao khẩu phần dinh dưỡng của trẻ lên mức tối đa giúp phù hợp với khả năng tiêu hoá và hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ. Sử dụng các loại thực phẩm giàu năng lượng, hoặc các chế phẩm dinh dưỡng đặc biệt, hoặc nếu cần thiết sử dụng thêm cả men hỗ trợ tiêu hoá cho trẻ. Bên cạnh đó, cha mẹ cần biết cách lựa chọn thực phẩm cũng như số lượng thực phẩm cần thiết cho trẻ trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Bên cạnh đó cách chế biến món ăn cho trẻ cũng khá quan trọng đối với quá trình phục hồi của trẻ. Cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều món trong cùng một bữa ăn đồng thời tăng bữa ăn của trẻ nếu trẻ không ăn được nhiều trong một bữa. Ngoài ra, nên tăng đậm độ năng lượng trong bữa ăn của trẻ vừa giúp đảm bảo nhu cầu năng lượng cho trẻ vừa kích thích vị giác của trẻ với các món ăn khiến trẻ ăn được nhiều hơn.

Cha mẹ cũng cần cho bé cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Việc cải thiện triệu chứng có thể diễn ra trong thời gian dài nên khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho con dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng.

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe