Brotilase có tác dụng gì? Thuốc Brotilase thuốc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, nhóm chống viêm không Steroid, thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp. Brotilase là loại thuốc kê đơn, vì thế bệnh nhân chỉ nên dùng khi đã có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
1. Thành phần và chỉ định, chống chỉ định của thuốc Brotilase
Thành phần chính của thuốc Brotilase là Bromelain 40mg, Trypsin 1mg cùng các tá dược khác vừa đủ. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao đường tan trong ruột.
Với thành phần và những công dụng trên, thuốc có tác dụng trong điều trị những bệnh lý sau:
- Làm giảm các triệu chứng viêm (phù, tấy, đau, đỏ) do gãy xương bong gân
- Điều trị trĩ, viêm trực tràng, sau khi cắt trĩ, cai sữa, viêm vú, các tình trạng tụ máu, huyết khối.
Thuốc chủ yếu dùng cho đối tượng người trưởng thành và hiện vẫn chưa có thông tin hay nghiên cứu đầy đủ khi sử dụng cho trẻ nhỏ.
2. Liều dùng thuốc Brotilase
Liều dùng thuốc Brotilase sau đây chỉ mang tính chất tham khảo với liều dùng như sau:
- Khởi đầu: 2 viên/lần x 4 lần/ngày
- Liều duy trì: 1 viên/lần x 4 lần/ngày
Thuốc có thể chỉnh liều theo tình trạng bệnh lý và khả năng thích ứng của thuốc.
Ngoài ra, liều dùng trên có thể đúng hoặc không đúng với nhiều trường hợp bệnh nhân, bởi còn phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của mỗi người.
Thuốc Brotilase nên uống cùng nước lọc và không sử dụng nước trà xanh, nước ngọt, đồ uống có ga để uống thuốc.
3. Những phản ứng phụ về thuốc Brotilase
Trong quá trình sử dụng thuốc Brotilase, bạn có thể gặp phải một số biểu hiện như: tiêu chảy, táo bón, chán ăn, buồn nôn, nôn, đôi khi chảy máu như viêm tấy chảy máu.... Đây được coi là những phản ứng phụ của thuốc. Tuy nhiên theo đánh giá thì những trường hợp gặp phải những tác dụng phụ đến từ thuốc thường không nhiều, chủ yếu xuất hiện ở người có cơ địa nhạy cảm, lạm dụng thuốc. Còn phần lớn người bệnh đều nhận thấy sự an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị.
Trên đây cũng không phải là tất cả những tác dụng phụ người bệnh có thể gặp khi dùng thuốc, tùy theo cơ địa mỗi người mà những phản ứng phụ có thể khác nhau. Điều quan trọng là bạn cần chia sẻ với bác sĩ, dược sĩ về tất cả những triệu chứng trên để nhận được sự tư vấn phù hợp.
Để hạn chế tối đa những phản ứng phụ, người bệnh nên lưu ý sau:
- Cần thông báo với bác sĩ nếu bạn đang mắc hoặc có tiền sử mắc bệnh rối loạn đông máu, bệnh gan, bệnh thận nặng.
- Thuốc nên được uống vào cùng một thời điểm trong ngày để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
- Thông báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc kê toa, không kê toa, thuốc bổ bạn đang dùng, điều này nhằm tránh tình trạng xảy ra tương tác thuốc hoặc phản ứng chéo giữa các loại thuốc với nhau.
4. Những đối tượng thận trọng khi sử dụng thuốc Brotilase
Theo khuyến cáo một vài đối tượng sau đây không nên sử dụng thuốc Brotilase:
- Trẻ em hiện chưa có thông tin về việc nên dùng thuốc
- Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú không nên dùng thuốc trong thời gian này, trừ khi có chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Bởi việc sử dụng thuốc khi mang thai hoặc cho con bú luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn lợi ích.
- Người quá mẫn hoặc nhạy cảm với thuốc không nên dùng bởi dễ gây ra những tác dụng phụ.
5. Xử lý quá liều và quên liều thuốc
Khi quá liều người bệnh có thể xuất hiện những biểu hiện buồn nôn, chóng mặt... mặc dù tình trạng quá liều không gây nguy hiểm tới tính mạng, tuy nhiên người bệnh vẫn nên theo dõi sức khỏe trong thời gian này và cần thiết nên tới các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra.
Quên liều cần uống ngay khi nhớ ra, nếu thời gian quên chưa quá 2 tiếng. Trong trường hợp thời gian quên liều đã gần tới liều kế tiếp nên bỏ qua liều đã quên và không cần bù liều.
Trên đây là những thông tin lý giải về thuốc Brotilase là thuốc gì, người bệnh trước khi sử dụng thuốc nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng đồng thời thực hiện theo những gì đã được chỉ định để đạt hiệu quả tốt nhất.