Cơn đột quỵ não tấn công bạn như thế nào?

Sự thật là 45 giây lại có một người bị đột quỵ và khoảng 1/4 số bệnh nhân đột quỵ sẽ tử vong và khoảng 30% những người sống sót sau đột quỵ phải chịu di chứng nặng nề khiến cơ thể bị tàn tật nghiêm trọng. Căn bệnh đột quỵ này tác động chủ yếu lên não bộ gây ra những biến chứng và di chứng nặng nề cho cơ thể. Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi, cơn đột quỵ tấn công não bộ con người bằng cách nào và như thế nào hay chưa?

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Phương, Trưởng Đơn nguyên Nội Thần kinh đột quỵ, Bệnh viện ĐKQT Vinmec

Sự thật là 45 giây lại có một người bị đột quỵ và khoảng 1/4 số bệnh nhân đột quỵ sẽ tử vong và khoảng 30% những người sống sót sau đột quỵ phải chịu di chứng nặng nề khiến cơ thể bị tàn tật nghiêm trọng. Căn bệnh đột quỵ này tác động chủ yếu lên não bộ gây ra những biến chứng và di chứng nặng nề cho cơ thể. Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi, cơn đột quỵ tấn công não bộ con người bằng cách nào và như thế nào hay chưa?

1. Đột quỵ não và những điều cần biết

Đột quỵ còn có tên gọi khác là tai biến mạch máu não với 3 dạng chính, mỗi một dạng đột quỵ đều có những đặc điểm và biến động sức khỏe nguy hiểm khác nhau:

Đầu tiên là phải kể đến loại đột quỵ do thiếu máu cục bộ hay còn gọi là nhồi máu não - đây là tình trạng các động mạch cung cấp máu cho não bị thu hẹp hoặc bị tắc nghẽn. Những sự tắc nghẽn này là do cục máu động hoặc lưu lượng máu giảm nghiêm trọng, được gây ra bởi các thành mảnh, do các mảng bám do xơ vữa động mạch vỡ ra làm tắc nghẽn mạch máu.

Có 2 cơ chế chính gây đột quỵ não do thiếu máu cục bộ nhồi máu não. Cơ chế thuyên tắc mạch xảy ra khi một cục máu đông hình thành ở một trong những động mạch lớn cung cấp máu cho não như động mạch cảnh chung, động mạch cảnh trong hoặc hình thành từ tim theo dòng máu đi lên trên và gây tắc mạch ở những mạch nhỏ hơn. Cơ chế thuyên tắc mạch có thể xảy ra tại chỗ mạch máu trong não bị xơ vữa và hình thành huyết khối tại mảng xơ vữa đó. Trong cơ chế huyết động, bản thân mạch máu do xơ vữa bị hẹp đáng kể dẫn tới vùng não do mạch máu này chi phối bị thiếu máu, khi huyết áp của bệnh nhân tụt xuống nhiều sẽ khiến vùng thiếu máu não bị chết và gây đột quỵ. Khoảng 85% bệnh đột quỵ là từ đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

Đột quỵ nhồi máu não do tắc mạch, nó xảy ra khi một cục máu đông hình thành ở một mạch máu khác – các động mạch ở cổ – và di chuyển theo dòng máu đến não. Cục máu đông bị mắc kẹt trong các động mạch não, nơi nó ngăn dòng chảy của máu và gây ra đột quỵ não.

Cục máu đông có thể được hình thành từ tim: khi người bệnh có rung nhĩ - nhịp tim không đều, hoặc bệnh van tim (van 2 lá). Những cục máu đông này có thể bị bong ra và di chuyển qua mạch máu tới não.

Cuối cùng là đột quỵ do cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua hay còn đc gọi là TIA. Là tình trạng xảy ra khi dòng máu đến não bị chặn tạm thời. Các triệu chứng tương tự như của một cơn đột quỵ thực sự, tuy nhiên các triệu chứng thường là tạm thời và biến mất sau vài phút hoặc vài giờ.

TIA thường do cục máu đông gây ra. Nó như một cảnh báo về một cơn đột quỵ não thực sự trong tương lai, vì vậy đừng bỏ qua TIA. Những người trải qua TIA và không được điều trị có thể sẽ bị đột quỵ nặng trong vòng một năm. Có tới 10 -15% những người trải qua TIA bị đột quỵ nặng trong vòng ba tháng tiếp theo.


Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm gây nên tỷ lệ tử vong cao
Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm gây nên tỷ lệ tử vong cao

2. Não bộ con người sẽ bị phá hủy như thế nào bởi căn bệnh đột quỵ?

Lúc này, não bộ con người sẽ chịu sự tổn thương đặc biệt nghiêm trọng do tình trạng thiếu oxy không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào và dẫn tới các tế bào bị chết. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu, các tế bào não sẽ bắt đầu chết.

Thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều, gây ảnh hưởng lớn tới các chức năng của con người như khả năng vận động, tư duy, thăng bằng, ngôn ngữ , thị lực ... thậm chí là tử vong Vì vậy, khi phát hiện dấu hiệu đột quỵ, bạn cần đưa người thân tới cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Các dấu hiệu gợi ý bạn có thể bị đột quỵ mà mỗi chúng ta ai cũng nên biết là Quy tắc BEFAST:

  • Balance: đột ngột mất thăng bằng
  • Eyes: đột ngột mất thị trường hoặc thị lực ở 1 hoặc 2 mắt
  • Face - Gương mặt mất cân đối, hoặc méo xệ một bên miệng: để bệnh nhân ngồi ngay ngắn để quan sát hoặc yêu cầu bệnh nhân cười, “thổi lửa”, nhe răng;
  • Arm - yếu/ liệt hoặc tê bì chân, tay bằng cách yêu cầu bệnh nhân giơ đều hai tay, hai chân lên, nếu bên nào yếu hơn, hoặc rơi xuống trước cho thấy có liệt.
  • Speech - Ngôn ngữ bất thường: yêu cầu bệnh nhân nói, lặp lại một cụm từ đơn giản. Nếu không lưu loát, giọng “méo” hoặc không nói được hoặc nói lẫn thì đó là dấu hiệu bất thường.
  • Time - Nếu cùng lúc có 3 dấu hiệu này cho thấy bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ rất cao, hãy khẩn trương, nhanh nhất đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có khả năng điều trị đột quỵ.

Hiện nay, Chụp cộng hưởng từ - MRI/MRA được coi là công cụ “vàng” tầm soát đột quỵ não. MRI được sử dụng để kiểm tra tình trạng hầu hết các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt có giá trị trong chụp ảnh chi tiết não hoặc thần kinh cột sống. Do có độ phân giải và tương phản tốt nên hình ảnh MRI cho phép phát hiện ra các điểm bất thường ẩn sau các lớp xương mà các phương pháp tạo ảnh khác khó có thể nhận ra. MRI có thể cho kết quả chuẩn xác hơn so các kỹ thuật dùng tia X (ngoại trừ kỹ thuật chụp DSA đánh giá mạch máu) trong chẩn đoán các bệnh lý não, tim mạch, đột quỵ,... Hơn nữa, quá trình chụp bằng MRI không gây tác dụng phụ như trong chụp X-quang hay cắt lớp vi tính (CT).

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe