Chữa thoái hóa khớp gối không dùng thuốc

Cách chữa thoái hóa khớp gối tốt nhất hiện nay là kết hợp thuốc và các phương pháp không dùng thuốc. Bên cạnh đó, người bệnh còn có rất nhiều lựa chọn khác trong việc điều trị căn bệnh này nhờ sự tiến bộ của y học hiện đại. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về một số cách điều trị không cần dùng tới thuốc.

Bài viết bởi Bác sĩ Võ Khắc Khôi Nguyên - Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

1. Điều trị thoái hóa khớp gối không dùng thuốc

Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bao gồm dùng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật sẽ được bác sĩ áp dụng tùy theo giai đoạn bệnh.

Phẫu thuật thường được cân nhắc sau khi điều trị bằng cách kết hợp chữa thoái hóa khớp gối không dùng thuốc và dược lý không mang lại hiệu quả trong việc kiểm soát triệu chứng. Tuy nhiên, nền tảng của mọi quá trình điều trị vẫn là các biện pháp không dùng thuốc

Giáo dục bệnh nhân, tập thể dục, phòng ngừa chấn thương, giảm cân cho người thừa cân, sử dụng các thiết bị hỗ trợ, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu là những phương pháp điều trị không dùng thuốc chủ yếu.

Phương pháp điều trị viêm xương khớp tốt nhất hiện nay là kết hợp cả thuốc và các liệu pháp không dùng thuốc. Đây là khuyến cáo chung của hai tổ chức uy tín trên thế giới: Hiệp hội Nghiên cứu Viêm xương khớp Quốc tế và Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ.

Chữa thoái hóa khớp gối không dùng thuốc là lựa chọn tốt nhất để điều trị.
Chữa thoái hóa khớp gối không dùng thuốc là lựa chọn tốt nhất để điều trị.

2. Các phương pháp chữa thoái hóa khớp gối không dùng thuốc

2.1 Giáo dục bệnh nhân

Đối với bệnh thoái hóa khớp, giáo dục bệnh nhân chính là nền tảng của mọi quá trình chữa thoái hóa khớp gối.

Người bệnh cần chủ động kiểm soát tối đa tình trạng bệnh của mình bao gồm việc hiểu rõ về tính mãn tính của bệnh thoái hóa khớp, sự tiến triển của bệnh theo thời gian và các biện pháp quản lý bệnh hiệu quả.

Kiểm soát các triệu chứng khó chịu, đặc biệt là đau khớp và hạn chế vận động mới là mục tiêu chính trong điều trị chứ không phải là chữa khỏi bệnh. Hiểu đúng về căn bệnh sẽ giúp người bệnh giảm đau và có đủ sức khỏe, tinh thần để “sống chung với bệnh”.

2.2 Chương trình tập luyện vận động

Quan niệm cho rằng việc ít vận động khớp sẽ giúp giảm tình trạng mòn khớp và đau nhức là hoàn toàn sai lầm.

Do lười vận động nên khớp không được kích thích cơ học thường xuyên, sụn khớp sẽ mềm ra, mỏng đi dẫn đến thoái hóa nhanh hơn. Cơ học khớp cũng vì thế mà suy yếu và kém linh hoạt.

Không chỉ cải thiện chức năng khớp, vận động còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, biến cố tim mạch và cả té ngã, tàn tật. Thêm vào đó, hoạt động thể chất còn mang lại những cải thiện về tâm lý, giúp người bệnh hòa nhập cộng đồng tốt hơn.

Các bài tập vận động nên được thực hiện trong điều trị thoái hóa khớp gối không dùng thuốc.
Các bài tập vận động nên được thực hiện trong điều trị thoái hóa khớp gối không dùng thuốc.

Tùy theo nhu cầu, khả năng chịu đựng và sở thích riêng của từng người bệnh, các thói quen tập thể dục sẽ được điều chỉnh phù hợp. Để tăng hiệu quả chữa thoái hóa khớp gối, người bệnh cần tuân thủ lâu dài và tránh các hoạt động cường độ cao.

Trong một tuần, người bệnh nên thực hiện các bài tập vận động ít nhất là 3 ngày và hoàn thành ít nhất 12 buổi tập luyện để đánh giá giá đáp ứng của cơ thể.

Bơi lội, yoga, khí công, đi bộ hay các bài tập aerobic là những hoạt động thể chất được khuyến khích cho người mắc thoái hóa khớp gối nhờ khả năng giúp tăng cường cơ bắp và thể lực chung.  

Ngoài ra, các bài tập tăng cường sức cơ vùng đùi có tác dụng làm giảm tải cho khớp gối. Trong khi đó, các bài tập dưới nước mang lại hiệu quả giảm đau tạm thời cho những người mắc bệnh thoái hóa khớp háng và khớp gối.

Thêm vào đó, mọi người thường nghĩ rằng chạy đường dài sẽ gây hại cho khớp gối nhưng sự thật thì ngược lại. Việc chạy bộ thường xuyên với cường độ phù hợp có thể an toàn cho những người bị thoái hóa khớp, trong khi các vận động viên chạy chuyên nghiệp lại có nguy cơ cao hơn mắc bệnh viêm xương khớp.

Một số hoạt động thể chất như bơi lội, yoga…được bác sĩ khuyến khích người bệnh luyện tập để hỗ trợ chữa thoái hóa khớp gối.
Một số hoạt động thể chất như bơi lội, yoga…được bác sĩ khuyến khích người bệnh luyện tập để hỗ trợ chữa thoái hóa khớp gối.

Trắc nghiệm: Người thoái hóa khớp gối có nên đi bộ?

Thoái hóa khớp gối là một căn bệnh phức tạp có tác động không nhỏ tới cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Người bị thoái hóa khớp gối cũng nên lưu ý bên cạnh chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp. Vậy bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?

Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Võ Sỹ Quyền Năng , chuyên khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình , Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Võ Sỹ Quyền Năng
Võ Sỹ Quyền Năng
Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa,
Ngoại chấn thương chỉnh hình
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

2.3 Phòng tránh thương tích

Trong các hoạt động thể dục thể thao và sinh hoạt hàng ngày, việc phòng ngừa chấn thương là hết sức cần thiết. Nguy cơ tiến triển thoái hóa khớp sẽ tăng cao ở những người bị chấn thương khớp gối so với những người không bị chấn thương.

Người thường xuyên mang giày cao gót có thể gặp phải tình trạng viêm khớp gối. Việc sử dụng giày cao gót trong thời gian dài khiến lực tác động lên khớp gối thay đổi khi đi bộ, điều này có thể dẫn đến những biến đổi thoái hóa ở khớp và tăng nguy cơ viêm khớp.

2.4 Giảm cân

Liệu giảm cân có khả năng làm dịu các triệu chứng khó chịu và ngăn chặn sự tiến triển tổng thể của tổn thương cấu trúc trong bệnh viêm xương khớp hay không? Đây là câu hỏi then chốt trong quá trình kiểm soát căn bệnh này. Đối với những bệnh nhân bị béo phì, thừa cân,  việc giảm cân và duy trì cân nặng tại mức thấp hơn mang lại khả năng giảm đau do viêm xương khớp, đồng thời cải thiện cấu trúc sụn khớp cũng như độ dày của sụn.

Lưu ý: Khi trọng lượng cơ thể tăng thêm một kilogam, mỗi bên khớp gối sẽ phải gánh chịu thêm một đến hai kilogam áp lực thay vì chỉ nửa kilogam như nhiều người vẫn nghĩ. Do đó, các tác động viêm khớp xảy ra một phần là do trọng lượng dư thừa làm tăng tải trọng khớp, gây ảnh hưởng xấu đến sụn khớp.

2.5 Dụng cụ chỉnh hình hỗ trợ

Giày dép đặc biệt, đế lót, nẹp khớp gối và gậy là những thiết bị chỉnh hình được khuyên dùng để hỗ trợ bệnh nhân thoái hóa khớp hông hoặc khớp gối.

Nạng sẽ là người bạn đồng hành đắc lực của người bệnh trong quá trình di chuyển. Để hỗ trợ tốt nhất, người bệnh nên chống nạng ở phía đối diện với khớp bị đau. Ngoài ra, nẹp khớp gối còn có tác dụng giảm thiểu lượng thuốc giảm đau cần thiết.

2.6 Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)

Cách chữa thoái hóa khớp gối đã đạt được những kết quả mới nhờ sự tiến bộ của y học hiện đại. Với hiệu quả lâu dài, chấm dứt nhanh chóng các cơn đau, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả.

Huyết tương giàu tiểu cầu được tách chiết từ chính máu của bản thân người bệnh. Do đó, phương pháp này không chỉ đạt độ an toàn cao mà quá trình điều trị cũng nhẹ nhàng và chi phí hợp lý.

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) chữa thoái hóa khớp gối tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) chữa thoái hóa khớp gối tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

3. Một số lưu ý khi điều trị thoái hóa khớp gối

Tùy thuộc vào tình trạng, mức độ và giai đoạn thoái hóa khớp gối, bác sĩ sẽ đưa ra cách chữa thoái hóa khớp gối phù hợp. Nếu cần phẫu thuật, người bệnh nên đặc biệt chú ý giữ vết mổ luôn khô và sạch cho đến khi lành.

Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống cân bằng sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn và thúc đẩy quá trình hồi phục. Ngoài ra, người bệnh cũng nên tập vật lý trị liệu theo chỉ định của bác sĩ để phục hồi chức năng cũng như tính linh hoạt của khớp dù điều trị bằng phương pháp nào.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế đa khoa chuyên khám và điều trị các bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp bao gồm viêm khớp, thoái hóa, thoát vị và các tình trạng đau nhức xương khớp… Vinmec đã áp dụng các phương pháp y học hiện đại trong chẩn đoán và điều trị, không chỉ mang lại hiệu quả cao mà còn giảm thiểu tối đa biến chứng tái phát bệnh. Thành công này có được là nhờ vào trang bị cơ sở vật chất tiên tiến và quy trình thăm khám, điều trị được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và chuyên môn, đảm bảo mang lại kết quả điều trị tối ưu cho khách hàng.

Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp gói điều trị các bệnh lý cơ xương khớp bằng phương pháp huyết tương giàu tiểu cầu (PRP). Công nghệ này được áp dụng để điều trị nhiều bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp, bao gồm cả các bệnh sau đây:

  • Bệnh lý gân và viêm gân; Viêm gân gót;
  • Viêm mỏm lồi cầu (thường gặp ở khuỷu tay người chơi gôn và chơi tennis);
  • Viêm cân gan chân;
  • Tạo hình dây chằng và viêm gân gối (1 bên đối với chấn thương của người chơi: bóng đá, bóng rổ, bóng ném);
  • Hội chứng chóp xoay vai;
  • Chấn thương do thể thao;
  • Tổn thương và chèn ép dây thần kinh;
  • Viêm xương khớp giai đoạn đầu;

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe