Chỉ số HBsAg bao nhiêu là bình thường?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Trần Thị Vượng - Bác sĩ Vi sinh, Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Chỉ số HBsAg có giá trị được sử dụng để phân loại, theo dõi điều trị và tiên lượng bệnh nhân viêm gan siêu vi B. Xét nghiệm HbsAg là một loại xét nghiệm nhằm chẩn đoán bệnh nhân có nhiễm virus viêm gan B HBV hay không.

1. Chỉ số HBsAg là gì?

HbsAg là từ viết tắt của Hepatitis B surface antigen, là kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B. Nếu HbsAg dương tính (HbsAg+), người bệnh có HbsAg trong máu có nghĩa là có virus HBV trong máu.

Ngược lại, nếu HbsAg âm tính (HbsAg-), người bệnh không có virus HBV trong máu. Thông thường, HbsAg xuất hiện trong máu sau 1 đến 8 tuần cơ thể có tiếp xúc với virus HBV.

Chỉ số HBsAg là chỉ số chỉ kháng nguyên bề mặt của siêu vi B. Nhằm kiểm tra xem người bệnh có bị nhiễm virus viêm gan B hay không, chứ không dùng xét nghiệm này để đánh giá chính xác loại virus đó đang hoạt động trong cơ thể người bệnh như thế nào.

Các chuyên gia cho biết hầu hết những bệnh nhân mắc viêm gan B cấp tính đều có cho ra kết quả xét nghiệm dương tính với chỉ số HbsAg. Sau một thời gian biến đổi của thời gian, HBsAg sẽ biến mất và anti-HBs sẽ chấm dứt sự lây nhiễm, nhưng có khoảng 10 %-15% chuyển sang giai đoạn mãn tính và có nguy cơ dẫn đến xơ gan và ung thư gan.

Trắc nghiệm: Làm thế nào để bảo vệ lá gan khỏe mạnh?

Làm test trắc nghiệm kiểm tra hiểu biết về gan có thể giúp bạn nhận thức rõ vai trò quan trọng của gan, từ đó có các biện pháp bảo vệ gan để phòng ngừa bệnh tật.

2. Chỉ số HBsAg bao nhiêu là bình thường?

Nếu bạn thực hiện xét nghiệm HBsAg miễn dịch tự động: nghĩa là thực hiện xét nghiệm trên hệ thống máy tự động, khi đó máy thường trả ra kết quả là con số. Giá trị vượt ngưỡng phản ứng sẽ được phiên giải là Dương tính. Giá trị thấp hơn ngưỡng phản ứng sẽ được coi là âm tính. Hầu hết các máy tự động với các hãng hóa chất khác nhau đang để giá trị 1.0 SO hoặc COI là giá trị ngưỡng. Như vậy kết quả xét nghiệm nhỏ hơn 1.0 SO hoặc COI (<1.0) là giá trị bình thường- giá trị âm tính. Kết quả xét nghiệm lớn hơn (>1.0 COI hoặc SO) là dương tính.


Chỉ số HBsAg <1.0S/S0 là bình thường
Chỉ số HBsAg <1.0S/S0 là bình thường

Trường hợp chỉ số HBsAg bình thường tức âm tính thì có nghĩa người này chưa bị lây nhiễm viêm gan B, nếu xét nghiệm thấy âm tính với kháng thể bề mặt HBsAg thì nên tiêm vacxin phòng ngừa viêm gan B, nếu xét nghiệm với kháng thể kháng HBsAg Dương tính thì có nghĩa là người đó đã có miễn dịch với virus viêm gan B hoặc đã bị nhiễm virus viêm gan B trong quá khứ và đã khỏi hoàn toàn.

Trong trường hợp kết quả cho là dương tính, để quyết định có điều trị hay không điều trị, cần làm thêm các xét nghiệm khác như : HBeAg, HBV- DNA, chức năng gan, siêu âm gan... Sau đó bệnh nhân cần được tư vấn của bác sỹ chuyên khoa để được điều trị và theo dõi điều trị một cách có hiệu quả.


Xét nghiệm HBsAg
Xét nghiệm HBsAg

3. Những lưu ý khi có kết quả xét nghiệm

Một số vấn đề mà cần phải đặc biệt lưu ý như sau:

  • Nhiều trường hợp đưa ra kết quả xét nghiệm HBsAg dương tính chưa khẳng định chính xác là đã mang bệnh. Theo các chuyên gia, kết quả xét nghiệm HBsAg (+) là rất thường gặp ở người dân trong nước, bình quân, cứ xét nghiệm máu trên 10 người, thì có 2 người cho kết quả HBsAg (+).
  • Nếu xét nghiệm HBsAg cho kết quả dương tính, điều đầu tiên nên về nhà và vận động người thân trong gia đình nên đi xét nghiệm kiểm tra xem còn ai bị mắc bệnh không.
  • Trường hợp là người mẹ đang mang thai mà kết quả bị nhiễm virus viêm gan B, thì trẻ ngay khi sinh ra phải được tiêm thuốc trong vòng 12 giờ đầu tiên và người mẹ tuyệt đối không được cho con bú sữa vì virus sẽ lây qua cho trẻ bằng đường sữa mẹ.
  • Người thân xung quanh không nên dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh tránh nhiễm dịch như bàn chải đánh răng, khăn tắm, dao cạo râu, bồn tắm,... Người bệnh nên nói với bạn tình về tình trạng bệnh của mình và không tuyệt đối không quan hệ khi chưa có biện pháp an toàn.

Hãy ý thức phòng tránh viêm gan B
Hãy ý thức phòng tránh viêm gan B
Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe