Chế độ ăn khi bị suy tuyến tụy ngoại tiết (EPI)

Tuyến tụy có vai trò quan trọng trong việc tạo ra các enzyme và phân giải các enzyme tiêu hóa để giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng. Do đó khi mắc bệnh suy tuyến tụy ngoại tiết, nhiều bệnh nhân thường băn khoăn rằng suy tuyến tụy ăn gì?

1. Suy tuyến tụy ngoại tiết là gì?

Tuyến tụy cùng với tuyến mồ hôituyến nước bọt là các tuyến ngoại tiết của cơ thể, có nhiệm vụ giải phóng các chất vào một cơ quan hoặc qua bề mặt da bằng các ống dẫn. Tuyến tụy vừa đảm nhiệm chức năng của tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết với nhiệm vụ chính giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng để cung cấp cho cơ thể. Khi có một sự rối loạn nào đó, tuyến tụy sẽ không sản xuất hoặc sản xuất không đủ enzyme tiêu hóa, dẫn đến thức ăn không thể phân hủy và cơ thể không được cung cấp chất dinh dưỡng.

Bệnh nhân suy tuyến tụy ngoại tiết (EPI) thường có các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy do thức ăn không được tiêu hóa. Nếu xảy ra thường xuyên sẽ gây ra tình trạng sụt cân, suy dinh dưỡng, đi ngoài phân lỏng.

2. Nguyên nhân suy tuyến tụy ngoại tiết

Những nguyên nhân gây suy tuyến tụy ngoại tiết bao gồm:

  • Viêm tụy mạn tính: Đây là bệnh kéo dài dai dẳng mà không thể điều trị khỏi, viêm sẽ làm tổn thương các tế bào sản sinh ra enzyme tiêu hóa. Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến suy tuyến tụy ngoại ngoại tiết ở người lớn.
  • Viêm tụy cấp: Nếu không được điều trị đúng cách có thể tiến triển thành viêm tụy mạn và gia tăng nguy cơ gây bệnh.
  • Viêm tụy do tự miễn: Bệnh nhân mắc phải do chính hệ thống miễn dịch tấn công. Bệnh này có thể được điều trị bằng cách sử dụng các thuốc steroid theo chỉ định của bác sĩ để cải thiện tình trạng sản xuất enzyme.
  • Bệnh tiểu đường: Hầu hết các trường hợp người mắc tiểu đường sẽ kèm theo suy tuyến tụy ngoại tiết, nguyên nhân của sự liên quan này vẫn chưa được tìm ra.
  • Ung thư tụy: Suy tuyến tụy ngoại tiết là một trong những biến chứng của ung thư tụy hoặc sau phẫu thuật điều trị ung thư tụy. Nguyên nhân do ung thư, các tế bào tụy mới sẽ được thay thế dần dẫn đến suy tụy ngoại tiết hoặc khối u làm tắc nghẽn đường đi của enzyme.
  • Hội chứng Zolliger-Ellison: Đây là một loại bệnh hiếm gặp, xảy ra khi các khối u ở tụy sinh ra nhiều hormone kèm theo lượng acid dạ dày gia tăng làm các enzyme tiêu hóa không hoạt động bình thường.

Khi bị suy tuyến tụy ngoại tiết, bạn nên chia bữa ăn ra làm nhiều lần trong ngày
Khi bị suy tuyến tụy ngoại tiết, bạn nên chia bữa ăn ra làm nhiều lần trong ngày

3. Chế độ ăn suy tuyến tụy như thế nào?

Khi bị suy tuyến tụy ngoại tiết, chế độ ăn uống là điều mà bạn cần phải cực kỳ lưu tâm. Điều này có nghĩa là bạn cần sử dụng các thức ăn sao cho các chất protein, chất béo và carbohydrate trong thức ăn được phân hủy một cách hợp lý để cơ thể nhận đủ chất dinh dưỡng. Dưới đây là một số phương pháp có thể rất hữu ích:

  • Chia ra nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày: Khi bị suy tuyến tụy ngoại tiết, bạn nên chia bữa ăn ra làm nhiều lần trong ngày và mỗi lần với một lượng nhỏ thức ăn. Nó sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và thức ăn được tiêu hóa dễ dàng hơn.
  • Duy trì chế độ ăn uống ít chất béo: Việc tiêu hóa chất béo là điều khó khăn đối với cơ thể trong giai đoạn này, do đó bạn nên tránh nạp quá nhiều thành phần này, đặc biệt là chất béo bão hòachất béo chuyển hóa. Không nên ăn quá 20 gam chất béo mỗi ngày hoặc hơn 10 gam chất béo trong một bữa ăn. Cố gắng hạn chế nó trong khẩu phần ăn của bạn bằng một số cách như ăn thực phẩm nướng thay vì chiên, sử dụng nước tương nấu ăn thay vì dầu hoặc bơ và chọn sữa ít béo hoặc không có chất béo.
  • Sử dụng các loại protein nạc như thịt gà hoặc ức gà tây, lòng trắng trứng hoặc cá ngừ ngâm trong nước. Điều này sẽ cung cấp cho cơ thể nạp được nguồn năng lượng nhiên liệu cần thiết trong khi vẫn giữ cho bữa ăn ít chất béo.
  • Tránh quá nhiều chất xơ: Mặc dù nó thường là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh, nhưng chất xơ cũng có thể ngăn các enzyme tuyến tụy tiêu hóa chất béo. Cần hỏi ý kiến chuyên gia dinh dưỡng của bạn về các loại thực phẩm có nhiều chất này như đậu lăng và đậu.
  • Thận trọng với thực phẩm chế biến sẵn: Đồ ăn nhẹ đóng gói, bữa tối đông lạnh và những thứ tương tự có thể có nhiều chất béo không lành mạnh. Cần kiểm tra nhãn dinh dưỡng và thành phần trước khi mua.
  • Uống bổ sung vitamin: Vì cơ thể không thể tiêu hóa chất béo đúng cách nên bạn sẽ không nhận được vitamin mà cơ thể phải hấp thụ qua chất béo, hay còn gọi là vitamin tan trong dầu như A, D, E, K. Do đó, bác sĩ có thể kê đơn các loại vitamin này để bổ sung cho bạn.
  • Không uống rượu và các đồ uống có cồn: Nó có thể làm cho các triệu chứng của bệnh nhân suy tuyến tụy ngoại tiết nặng nề hơn. Uống quá nhiều rượu cũng là một nguyên nhâncủa viêm tụy mãn tính và suy tuyến tụy ngoại tiết. Ngoài ra, rượu cũng khiến cơ thể khó hấp thụ chất béo hơn nên cách tốt nhất là không sử dụng rượu.
  • Uống đủ nước mỗi ngày: Nên mang theo một chai nước bên mình để đảm bảo rằng cơ thể luôn được cung cấp đủ nước. Ngoài ra, các chất lỏng khác trong chế độ ăn uống của bạn như các loại nước hoa quả và đồ uống không có caffeine cũng rất tốt cho sức khỏe.
  • Bệnh xơ nang: Nếu bạn mắc phải rối loạn di truyền này kèm theo suy tuyến tụy ngoại tiết, bạn cần có một chế độ ăn nhiều chất béo, nhiều calo để đảm bảo cơ thể của bạn có thể hoạt động tốt. Điều đó có nghĩa là ăn nhiều calo hơn 20% đến 50% so với những người không bị xơ nang. Để có một chế độ ăn uống cân bằng với lượng muối, chất béo và protein phù hợp trong trường hợp này, cần trao đổi với các chuyên gia dinh dưỡng để có kế hoạch ăn uống hợp lý nhất cho bạn.

Suy tuyến tụy ngoại tiết là bệnh lý liên quan đến quá trình tiêu hóa thức ăn, do đó việc thực hiện chế độ ăn uống đúng cách là điều rất quan trọng để có một hệ tiêu hóa ổn định. Khi cần điều chỉnh chế độ ăn uống, bạn nên tham khảo ý kiến của các các chuyên gia dinh dưỡng để có một phương pháp hiệu quả nhất.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com, everydayhealth.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe