Chấn thương khi chơi thể thao: Những điều cần biết

Chấn thương khi chơi thể thao là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến người tập phải bỏ cuộc hoặc giảm hiệu quả khi luyện tập. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu các chấn thương trong thể thao phổ biến và những vấn đề mà mọi người cần biết để có thể bảo vệ xương khớp tốt hơn khi tham gia thể dục thể thao.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của bác sĩ Đỗ Thiên Ân thuộc khoa Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Chấn thương khi chơi thể thao xảy ra như thế nào?

Luyện tập thể dục thể thao là một phần quan trọng của lối sống lành mạnh và cân bằng. Tuy nhiên, việc tập thể dục cũng có thể mang lại những tác động không mong muốn đối với xương khớp, đặc biệt là nếu không thực hiện đúng cách.

Không chuẩn khởi động trước và thực hiện động tác không đúng cách là một trong những nguyên nhân chính gây ra chấn thương thể thao.
Không chuẩn khởi động trước và thực hiện động tác không đúng cách là một trong những nguyên nhân chính gây ra chấn thương thể thao.

Chấn thương khi chơi thể thao được phân thành hai loại chính: Chấn thương thể thao cấp tính (đột ngột) và chấn thương thể thao mãn tính (phát triển theo thời gian).

2. Đối tượng dễ gặp các vấn đề xương khớp khi tập thể dục

Bất kỳ ai cũng có thể gặp chấn thương trong thể thao, mọi độ tuổi, giới tính, từ người bình thường đến vận động viên thể thao. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ chấn thương, bao gồm:

  • Người có cấu trúc cơ thể không cân đối.
  • Không chuẩn bị trang bị thiết bị bảo hộ.
  • Không khởi động và làm nóng cơ thể.
  • Tham gia các môn thể thao có tính chất va chạm mạnh.
  • Tham gia vào các bộ môn có hoạt động như nhảy, chạy và xoay người hoặc đổi hướng nhanh chóng.

3. Bộ phận nào trên cơ thể thường bị thương nhất?

Chấn thương trong thể thao có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Tuy nhiên, một số bộ phận trên cơ thể có nguy cơ bị chấn thương cao hơn khi chơi thể thao, bao gồm:

3.1 Gân Achilles

Gân Achilles là một dải dây dày nối mặt sau của cẳng chân (bắp chân) với gót chân. Gân Achilles là một trong những bộ phận tham gia vào các hoạt động như nhảy, chạy, đi bộ… và cũng là bộ phận dễ bị chấn thương khi tập thể dục.

Viêm gân Achilles hoặc đứt gân Achilles có thể bị sưng, viêm, thậm chí là rách khi chuyển động không đúng cách hoặc tác động trực tiếp.

3.2 Mắt cá chân

Mắt cá chân là vị trí nối giữa chân và bàn chân, bao gồm nhiều cấu trúc như khớp, xương, dây chằng, và gân, do đó rất dễ bị tổn thương. Bong gân mắt cá chân là một chấn thương khi chơi thể thao phổ biến. 

Bong gân là một trong những chấn thương khi chơi thể thao phổ biến nhất.
Bong gân là một trong những chấn thương khi chơi thể thao phổ biến nhất.

3.3 Khuỷu tay

Khuỷu tay là khớp nằm giữa cánh tay và cẳng tay. Chấn thương ở khuỷu tay thường xảy ra khi vị trí đó hoạt động quá mức hoặc lặp đi lặp lại các động tác như ném bóng, chơi quần vợt, hoặc chơi bóng chày.

3.4 Đầu

Đau đầu và chấn động não là những chấn thương đầu phổ biến khi tham gia các môn thể thao tiếp xúc như bóng đá, bóng rổ, hoặc bóng bầu dục. Sự va chạm mạnh có thể gây ra tổn thương cho khuôn mặt, hộp sọ, và não.

3.5 Đầu gối

Đầu gối là một khớp phức tạp bao gồm xương, sụn, dây chằng và gân. Đau đầu gối là một trong những triệu chứng khi thực hiện các hoạt động như nhảy, chạy, và xoay người. Các chấn thương phổ biến khác bao gồm rách sụn chêmrách dây chằng chéo trước (ACL).

3.6 Vai

Viêm gân chóp xoayrách chóp xoay là những chấn thương vai phổ biến khi chơi các môn thể thao yêu cầu sự vận động của vai như bóng chày và quần vợt.

4. Các chấn thương khi chơi thể thao phổ biến nhất

Chấn thương khi chơi thể thao có thể xảy ra từ tình huống không mong muốn, do tác động trực tiếp hoặc do lặp đi lặp lại lại các động tác. Các chấn thương thể thao phổ biến nhất bao gồm:

  • Gãy xương
  • Rách sụn
  • Chấn động não
  • Trật khớp
  • Viêm gân
  • Bong gân
  • Căng cơ

5. Nguyên nhân và biểu hiện khi bạn đã chấn thương

5.1 Nguyên nhân

Chấn thương thể thao có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm:

  • Tai nạn, chẳng hạn như bị ngã.
  • Không khởi động hoặc giãn cơ đúng kỹ thuật.
  • Không trang bị đồ bảo hộ hoặc đồ bảo hộ không đủ tiêu chuẩn.
  • Giày không vừa vặn hoặc không an toàn.
  • Thực hiện một chế độ tập luyện thể thao quá sức hoặc chưa quen.

5.2 Biểu hiện

Các biểu hiện của chấn thương thể thao có thể biến đổi tùy thuộc vào loại chấn thương và mức độ nghiêm trọng. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến mà người tập thể dục hoặc tham gia vào các hoạt động thể thao có thể gặp phải:

  • Đau, nhức
  • Bầm tím.
  • Biến dạng, chẳng hạn như xương hoặc khớp bị lệch khỏi vị trí.
  • Khó khăn khi chuyển động, giảm phạm vi hoạt động.
  • Xuất hiện những âm thanh lạ khi di chuyển.
  • Không có khả năng chịu trọng lượng ở hông, chân hoặc bàn chân.
  • Da ấm khi chạm vào.
  • Cứng hoặc yếu tại các khớp.
  • Sưng tấy.

6. Chẩn đoán và điều trị chấn thương khi chơi thể thao

6.1 Chẩn đoán

Bác sĩ cần người chấn thương thực hiện các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, chụp CT (Computed Tomography) và MRI (Magnetic Resonance Imaging) để đánh giá và đưa ra chẩn đoán chính xác liên quan đến vấn đề xương khớp khi tập thể dục.

6.2 Điều trị  

Việc điều trị các chấn thương khi chơi thể thao phụ thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Nhiều chấn thương sẽ tự lành sau vài ngày hoặc vài tuần bằng cách nghỉ ngơi và dùng thuốc giảm đau tại nhà.

Bác sĩ sẽ đưa ra những giải pháp tốt nhất để điều trị tuỳ vào tình trạng của chấn thương.
Bác sĩ sẽ đưa ra những giải pháp tốt nhất để điều trị tuỳ vào tình trạng của chấn thương.

Nhưng đối với những chấn thương nghiêm trọng hơn, việc điều trị có thể bao gồm:

  • Cố định bằng bó bột, nẹp, đai đeo, hoặc thiết bị y tế khác.
  • Tiêm để giảm sưng và đau.
  • Thuốc chống viêm theo toa.
  • Phẫu thuật để điều chỉnh gãy xương hoặc sửa chữa các vết rách dây chằng, gân hoặc sụn.
  • Vật lý trị liệu (còn gọi là phục hồi chức năng) để chữa lành và củng cố các bộ phận cơ thể bị thương.

Tuy nhiên, việc điều trị chấn thương khi chơi thể thao nên được thực hiện dưới sự giám sát và hướng dẫn của bác sĩ có kinh nghiệm, đưa ra những liệu pháp phù hợp nhất giúp người chấn thương hồi phục một cách an toàn và hiệu quả. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe