Bài viết được viết bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Phan Nguyễn Thanh Bình - Trưởng khoa Dinh dưỡng - Tiết chế - Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Central Park.
Kẽm chỉ xếp thứ hai sau sắt trong danh sách những khoáng chất được tìm thấy nhiều nhất trong cơ thể con người. Trẻ bị thiếu kẽm sẽ chậm phát triển ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện về thể chất lẫn trĩ não sau này.
1. Nghén và bào thai chậm phát triển do thiếu kẽm
Các khảo sát ở người cho thấy các bà mẹ bị thiếu kẽm trong thời kỳ mang thai sẽ có các biểu hiện nghén như: Buồn nôn, nôn, khó ngủ, chán ăn dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng cung cấp cho bào thai phát triển; không đáp ứng được nhu cầu dự trữ năng lượng và các chất dinh dưỡng để tạo ra sữa mẹ cho con bú trong thời kỳ sau sinh.
Thiếu hụt kẽm trong thời kỳ mang thai sẽ gây ra tình trạng chậm tăng trưởng của bào thai và đứa trẻ sinh ra thường nhẹ cân. Nếu đứa trẻ sinh ra có chiều dài thấp hơn 1cm so với mức trung bình thì khi đến tuổi trưởng thành, chiều cao của nó có thể thấp hơn đến 3 cm so với mức trung bình của trẻ cùng độ tuổi.
2. Hệ lũy của việc thiếu kẽm
2.1 Rối loạn phát triển xương
Khi thiếu kẽm thì sự phân chia tế bào sẽ khó xảy ra nên ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, làm chậm phát triển chiều cao, rối loạn phát triển xương, chậm dậy thì & giảm chức năng sinh dục.
Nhiều nghiên cứu cho thấy bổ sung kẽm sẽ cải thiện chiều cao đối với trẻ thấp lùn & tăng cân nhanh đối với trẻ suy dinh dưỡng.
2.2 Hệ miễn dịch suy giảm
Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng xấu đến hầu hết các tế bào miễn dịch, làm giảm đề kháng và dễ bị nhiễm trùng, kể cả bệnh cảm cúm thông thường.
Thiếu kẽm gây ra tình trạng suy giảm tiêu thụ năng lượng biểu hiện bằng chán ăn và giảm ăn, dẫn đến chậm tăng trưởng (chậm lớn) cả chiều cao lẫn cân nặng hoặc suy dinh dưỡng. Thiếu kẽm ảnh hưởng đến sự chuyển hóa của các tế bào vị giác nên sẽ gây biếng ăn do rối loạn vị giác.
2.3 Rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em có liên quan đến tình trạng thiếu kẽm và chậm tăng trưởng. Khi bổ sung kẽm thì giấc ngủ được khôi phục song song với việc phục hồi mức tăng trưởng chiều cao lẫn cân nặng.
3. Kẽm có ở đâu?
Kẽm tập trung nhiều nhất trong thịt nạc đỏ (heo, bò), hàu, sò, ngũ cốc thô và các loại đậu (25-50mg/kg). Ngũ cốc qua sơ chế, gạo đánh bóng, thịt mỡ chứa lượng kẽm vừa phải (10-25mg/kg).
Hàm lượng kẽm trong một số loại thực phẩm
Tên thực phẩm | Kẽm (mg/100g) |
Sò | 13.4 |
Vừng đen, trắng | 7.75 |
Mộc nhĩ | 7.52 |
Rau câu khô | 5.8 |
Hạt điều | 5.78 |
Gan heo | 5.76 |
Thịt ngựa | 4.61 |
Sữa bột tách béo | 4.08 |
Thịt bò lưng, nạc | 4.05 |
Thịt dê nạc | 4 |
Đậu Hà lan (hạt) | 4 |
Gan bò | 4 |
Đậu tương (đậu nành) | 3.8 |
Lòng đỏ trứng gà | 3.7 |
Thịt bò lưng, nạc, mỡ | 3.64 |
Sườn heo bỏ xương | 3.6 |
Ghẹ | 3.54 |
Sữa bột toàn phần | 3.34 |
Lòng gà (cả bộ) | 3.32 |
Phô mai | 3.11 |
Gan vịt | 3.07 |
Lưỡi heo | 3.01 |
Thịt cừu nạc | 2.9 |
Lưỡi bò | 2.87 |
Tim heo | 2.8 |
Bầu dục heo, cật heo | 2.75 |
Thịt bê nạc | 2.73 |
Mề gà | 2.72 |
Gan gà | 2.67 |
Thịt bê mỡ | 2.55 |
Thịt heo nạc | 2.5 |
Tim gà | 2.3 |
Thịt bò loại 1 | 2.2 |
Thịt trâu | 1.93 |
Chân giò heo bỏ xương | 1.93 |
Thịt heo ba chỉ sấn | 1.91 |
Trong quá trình mang thai, để có mẹ và thai nhi có đầy đủ dinh dưỡng và sức khỏe tốt, cách tốt nhất hãy tham khảo chế độ dinh dưỡng từ các bác sĩ chuyên khoa.
Tình trạng thiếu kẽm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm về sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ, do đó, cha mẹ cần quan sát và bổ sung kịp thời nguồn vitamin quan trọng này.
Ngoài bổ sung qua chế độ ăn uống, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thực phẩm hỗ trợ có chứa kẽm và các vi khoáng chất thiết yếu như Lysine, crom, selen, vitamin B... giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.
>> Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm: Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý.
Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong