Cảnh giác nhiễm trùng sau gãy xương

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Văn Minh - Bác sĩ Chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc và Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Quang Minh - Bác sĩ Chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Trường hợp nhiễm trùng sau gãy xương, đặc biệt là gãy xương hở tuy hiếm gặp nhưng lại là một vấn đề đáng lo ngại trong việc điều trị và hồi phục của bệnh nhân.

1. Nguyên nhân gây nhiễm trùng sau gãy xương

Nhiễm trùng xảy ra tại vị trí gãy xương hở do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trong quá trình chấn thương. Vi khuẩn còn có thể xâm nhập vào cơ thể trong quá trình phẫu thuật cố định xương, tuy nhiên trường hợp này khá hiếm gặp.

Nếu xương gãy khiến các mảnh xương vỡ xuyên qua da hoặc vết thương mở đến tận xương gãy thì được gọi là gãy xương hở. Da là một hàng rào ngăn các chất lây nhiễm từ bên ngoài, bao gồm cả vi khuẩn, tuy nhiên khi da bị tổn thương, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào vị trí xương gãy và gây nhiễm trùng sau gãy xương.

Trong trường hợp bệnh nhân bị gãy xương kín mà không thể điều trị bằng bó bột mà phải thực hiện phẫu thuật cố định xương, da và mô mềm sẽ được rạch ra để tiếp cận đến xương gãy. Tuy nhiên, nguy cơ xảy ra nhiễm trùng trong trường hợp này khá thấp, thường dưới 1% ở những người khoẻ mạnh. Bệnh nhân thường được sử dụng kháng sinh dự phòng trước phẫu thuật và toàn bộ quá trình phẫu thuật thường được thực hiện tại phòng tiệt trùng, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Nhiễm trùng xương sau chấn thương hay sau phẫu thuật là một bệnh lý cực kỳ khó trong điều trị.

2. Yếu tố nguy cơ nhiễm trùng xương


Hút thuốc là một trong các yếu tố gây ra nguy cơ nhiễm trùng xương
Hút thuốc là một trong các yếu tố gây ra nguy cơ nhiễm trùng xương
  • Sự tổn thương ở da, cơ bắp, động mạch hoặc tĩnh mạch xung quanh vị trí gãy xương càng nhiều thì nguy cơ nhiễm trùng sau gãy xương càng cao.
  • Các bệnh mãn tính làm suy giảm hệ miễn dịch có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng sau khi gãy xương gồm: Đái tháo đường, HIV, viêm khớp dạng thấp...
  • Hút thuốc hay sử dụng những sản phẩm có chứa nicotine.
  • Béo phì
  • Thiếu dinh dưỡng hoặc vệ sinh kém.

3. Triệu chứng nhiễm trùng sau gãy xương

Nhiễm trùng sau gãy xương thường gây triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau xung quanh vùng bị tổn thương. Nếu nhiễm trùng ở gần khớp (khớp gối, khớp vai...) thì khớp sẽ trở nên khó cử động hơn. Ngoài ra, ổ mủ có thể hình thành, nếu bị vỡ mủ sẽ thoát ra ngoài từ chỗ tổn thương. Bệnh nhân có thể bị sốt, rét run và vã mồ hôi.

Biểu hiện sau một phẫu thuật kết hợp xương thường là người bệnh bị sốt cao, rét run, vết mổ sưng tấy, làm mủ. Sau dùng kháng sinh kéo dài vẫn thấy sốt dao động khoảng 37.5 - 38°C.

4. Điều trị nhiễm trùng sau gãy xương


Tùy theo mức độ của vết thương có thể được rửa nhiều lần và cắt lọc
Tùy theo mức độ của vết thương có thể được rửa nhiều lần và cắt lọc

Gãy xương hở thường cần phải phẫu thuật cấp cứu. Kháng sinh sẽ được chỉ định từ sớm nhất có thể, ngay trong phòng cấp cứu. Bước tiếp theo để kiểm soát nguy cơ nhiễm trùng là làm sạch vết thương, loại bỏ nhiễm bẩn tối đa ở da, mô mềm... Thực hiện cắt lọc và rửa vết thương tại phòng mổ. Tùy thuộc vào mức độ, vết thương của bệnh nhân có thể được cắt lọc và rửa nhiều lần.

Nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm trùng sau phẫu thuật, bác sĩ có thể chỉ kháng sinh ban đầu nhưng cần phải phẫu thuật bổ sung để làm sạch nhiễm trùng. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ phết hay lấy mẫu mô nhiễm khuẩn để tìm ra loại vi khuẩn gây bệnh. Giai đoạn này có thể cần phẫu thuật nhiều lần. Các dẫn lưu đặc biệt được đặt vào vết thương để giúp dẫn mủ ra ngoài nếu cần thiết. Ngoài ra, các chuỗi hạt tẩm kháng sinh có thể được sử dụng để cung cấp kháng sinh nồng độ cao.

Khi vi khuẩn gây bệnh được xác định, bác sĩ sẽ chọn các loại thuốc kháng sinh hiệu quả nhất đối với loại nhiễm trùng của bệnh nhân. Hầu hết các trường hợp đều cần dùng kháng sinh từ 6 đến 8 tuần.

Nhiễm trùng xương có thể rất khó để điều trị cũng như phải điều trị kháng sinh lâu dài kết hợp với việc phải phẫu thuật nhiều lần. Trong một vài trường hợp nặng hiếm gặp, bác sĩ phẫu thuật có thể sẽ cân nhắc đến việc đoạn chi bị nhiễm trùng để ngăn chặn sự lây nhiễm.

Thạc sĩ. Bác sĩ Lê Quang Minh đã được đào tạo tại các Trung tâm Chấn Thương Chỉnh hình lớn trong nước cũng như được đào tạo chuyên sâu về Thay khớp, Nội soi khớp, Phẫu thuật bàn tay... do các chuyên gia của Hội Chấn thương chỉnh hình Mỹ, Úc, Châu Âu giảng dạy. Là người có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực phẫu thuật.

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là chuyên khoa chuyên điều trị các chấn thương và tình trạng bệnh liên quan đến hệ thống cơ xương khớp và dây chằng.

Trung tâm có thế mạnh chuyên môn trong phẫu thuật, điều trị các bệnh lý:

  • Thay thế một phần hoặc toàn bộ đoạn xương và khớp nhân tạo;
  • Thay khớp háng, gối, khuỷu tay;
  • Thay khớp vai đảo ngược, các khớp nhỏ bàn ngón tay ;
  • Phẫu thuật nội soi khớp tái tạo và sửa chữa các tổn thương dây chằng, sụn chêm;
  • Ung thư xương, u xương và mô mềm cơ quan vận động;
  • Phục hồi chức năng chuyên sâu về Y học thể thao;
  • Phân tích vận động để chẩn đoán, theo dõi và cải thiện thành tích cho các vận động viên; chẩn đoán và hỗ trợ phục hồi cho người bệnh.

Trung tâm đang áp dụng các công nghệ hiện đại, tối tân vào điều trị như công nghệ tái tạo hình ảnh 3D và in 3D xương, khớp nhân tạo, công nghệ trợ cụ cá thể hóa được chế tạo và in 3D, công nghệ chế tạo và ứng dụng xương khớp nhân tạo bằng các vật liệu mới, kỹ thuật phẫu thuật chính xác bằng Robot.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe