Cảnh giác khi trẻ sốt không rõ nguyên nhân

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ nội trú Hồ Thị Hồng Tho, Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Trẻ sốt không rõ nguyên nhân tuỳ thuộc vào mức độ sốt, tính chất cơn sốt và các triệu chứng kèm theo để chẩn đoán bệnh. Khi trẻ bị sốt không rõ nguyên nhân, điều quan trọng là gia đình theo dõi thân nhiệt, sử dụng các biện pháp hạ sốt và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, đồng thời đưa trẻ đi khám sớm để điều trị dứt điểm cơn sốt.

1. Những sai lầm thường gặp khi chăm sóc trẻ bị sốt

Chăm sóc trẻ, đặc biệt là lúc ốm đau, bệnh tật là điều không dễ dàng với các bậc phụ huynh. Việc chăm sóc không đúng cách có thể khiến trẻ không hạ sốt, thậm chí làm cơn sốt tăng lên gây nguy hiểm. Do đó, các bậc phụ huynh cần tránh một số điều sau khi chăm sóc trẻ bị sốt, nhất là đối với trẻ sốt không ho không sổ mũi:

  • Cho trẻ uống thuốc hạ sốt quá sớm: Ba mẹ không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi thân nhiệt vẫn dưới 38.5 độ C. Thay vào đó, khi sốt nhẹ chỉ cần bù nước, điện giải, chườm ấm và cho trẻ mặc thoáng mát.
  • Lạm dụng thuốc động kinh: Thuốc chống động kinh không có tác dụng làm giảm tình trạng co giật ở trẻ có cơ địa thường xuyên bị co giật, cũng không có tác dụng đề phòng sốt cao ở trẻ. Do đó, phụ huynh không nên cho trẻ uống thuốc chống động kinh khi không có chỉ định.
  • Cho trẻ uống nhiều loại thuốc hạ sốt khác nhau: Có hai loại thuốc hạ sốt được sử dụng thường xuyên là paracetamolibuprofen. Liều lượng và khoảng cách giữa các lần dùng thuốc là khác nhau, rất dễ gây nhầm lẫn dẫn đến gây tác dụng phụ cho trẻ. Ngoài ra, ibuprofen chống chỉ định với trẻ bị sốt xuất huyết vì khiến tình trạng bệnh nặng hơn, do đó, nếu không chắc trẻ bị sốt do nguyên nhân gì thì tốt nhất nên dùng paracetamol để hạ sốt.
  • Chườm lạnh, miếng dán hạ sốt: Nếu trẻ bị sốt do nhiễm khuẩn, viêm phổi thì việc chườm lạnh có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, việc bôi dầu hoặc dùng miếng dán ít có tác dụng hạ sốt mà còn làm hại da trẻ. Thay vào đó, chườm ấm là cách thay thế hiệu quả và an toàn hơn để hạ sốt cho trẻ.
  • Tự ý chia liều thuốc đặt hậu môn: Liều thuốc hạ sốt đặt hậu môn là cố định, không tự ý bẻ nhỏ viên thuốc hoặc nhét nhiều viên thuốc vào một lúc.

2. Các nguyên nhân gây sốt ở trẻ

2.1. Sốt cấp tính

Sốt kéo dài ≤ 14 ngày được gọi là sốt cấp tính, hầu hết đều xảy ra do nhiễm khuẩn đường hô hấp hoặc tiêu hoá do virus như viêm tai giữa, viêm phổi, viêm phế quản. Sốt cấp tính và nguyên nhân gây sốt phổ biến theo tuổi ở trẻ nhỏ được mô tả như sau:


Sốt cấp tính và nguyên nhân gây sốt phổ biến theo tuổi ở trẻ nhỏ
Sốt cấp tính và nguyên nhân gây sốt phổ biến theo tuổi ở trẻ nhỏ

2.2. Sốt cấp tái phát / định kỳ

Hiện tượng xảy ra các đợt sốt xen kẽ được gọi là sốt cấp tái phát / định kỳ. Một số nguyên nhân gây sốt tái phát/ định kỳ gồm:

2.3. Sốt mãn tính

Sốt kéo dài trên 14 ngày được gọi là sốt mãn tính. Nguyên nhân gây sốt mãn tính được chia làm 2 loại là do nhiễm trùng và không lây nhiễm. Trong đó, nguyên nhân nhiễm trùng gồm: Viêm xoang, viêm phổi, áp xe, nhiễm khuẩn đường ruột, HIV, lao, nhiễm ký sinh trùng, bệnh Lyme, viêm nội tâm mạc, nhiễm trùng xương khớp.

Một số bệnh không lây nhiễm cũng có thể gây nên tình trạng sốt kéo dài gồm bệnh viêm đại tràng, lupus, sốt thấp tim cấp, ung thư, thuốc, rối loạn điều hoà thân nhiệt, v.v.


Trẻ sốt không rõ nguyên nhân trên 14 ngày được gọi là sốt mãn tính
Trẻ sốt không rõ nguyên nhân trên 14 ngày được gọi là sốt mãn tính

3. Cách chăm sóc trẻ sốt không rõ nguyên nhân tại nhà

Trẻ sốt không rõ nguyên nhân cần được hạ sốt đúng cách, theo dõi cẩn thận và đưa trẻ đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh. Một số biện pháp ba mẹ cần áp dụng khi trẻ bị sốt gồm:

  • Bổ sung nước cho trẻ: Trẻ dễ bị mất nhiều nước do sốt, nên cần bổ sung nước bằng nhiều cách khác nhau như uống nước, nước trái cây ép, bú sữa mẹ. Điều này vừa giúp bù nước, vừa giúp tăng sức đề kháng cho trẻ.
  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát: Ba mẹ nên cởi bớt quần áo của trẻ, tránh đắp chăn để giảm sốt hiệu quả hơn.
  • Cho trẻ uống thuốc hạ sốt: Thuốc hạ sốt chỉ được sử dụng với trẻ sốt từ 38,5 độ C trở lên, nên sử dụng thuốc paracetamol liều 10 - 15mg/kg/lần, cách 4 - 6 giờ uống một lần nếu vẫn còn sốt cao. Không nên sử dụng thuốc hạ sốt ibuprofen khi chưa rõ trẻ có bị sốt xuất huyết hay không, bởi uống ibuprofen khi bị sốt xuất huyết có thể gây giảm tiểu cầu, xuất huyết tiêu hoá khó cầm máu đe dọa đến tính mạng của trẻ. Trường hợp trẻ không uống được thuốc do nôn nhiều thì dùng thuốc hạ sốt dạng viên đặt hậu môn.
  • Chườm ấm cho trẻ: Vị trí chườm được áp dụng gồm cổ, nách, bẹn và lau toàn thân. Pha nước ấm ở nhiệt độ vừa phải, dùng khăn nhúng vào, vắt khô vừa rồi lau lên các vị trí trên. Thay khăn nhúng nước ấm liên tục cho đến khi thân nhiệt của trẻ giảm xuống hoặc ngừng sau khi thực hiện 30 phút. Chườm ấm có thể giúp hạ sốt nhờ tác dụng làm giãn mạch máu.
  • Cho trẻ tắm nước ấm: Pha nước ấm vừa phải rồi đặt trẻ vào chậu nước, tiến hành lau toàn cơ thể trong 5 phút rồi đưa trẻ ra ngoài lau khô và mặc đồ áo thoáng mát.

Khi trẻ bị sốt không rõ nguyên nhân, điều quan trọng là gia đình cần thực hiện tốt các bước chăm sóc nói trên. Nếu tình trạng trẻ sốt không rõ nguyên nhân không thuyên giảm, cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe