Cần xử trí như thế nào khi chảy máu mũi?

Bài viết của Dược sĩ, Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Phương Khanh - Dược sĩ Lâm sàng - Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Chảy máu mũi còn được gọi là chảy máu cam, đây là tình trạng xuất huyết ở đường mũi do các niêm mạc mũi bị tổn thương. Vậy trong trường hợp này chúng ta cần xử trí như thế nào?

Đa số các trường hợp chảy máu mũi sẽ được tự cầm máu. Tuy nhiên, nếu việc cầm máu không thể thực hiện được bạn có thể tham khảo cách xử trí như sau:

1. Cách xử trí tạm thời khi chảy máu mũi

Bạn nên ngồi, người hướng về phía trước để tránh hít sặc máu và lấy tay kẹp 2 cánh mũi 10-15 phút. Trong trường hợp máu vẫn còn chảy, có thể xịt thêm oxymetazoline ở bên mũi bị chảy máu.

Theo đó, bạn cũng có thể dùng miếng compresses để lạnh chườm ngoài mũi để giúp co mạch máu. Tuy nhiên, không nên dùng vải, tampon chấm lâu vào chỗ chảy máu vì nó sẽ làm chảy máu trở lại khi lấy ra.

Trong trường hợp chảy máu hơn 30 phút không cầm, chảy máu do chấn thương thì bạn cần đến khoa Cấp cứu để được xử lý kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

2. Một số vấn đề cần lưu ý khi bị chảy máu mũi

Chảy máu mũi có thể xảy ra thường xuyên hơn nếu bạn có huyết áp cao, cần dùng thuốc đều đặn để kiểm soát huyết áp.

Trong trường hợp bạn sử dụng thuốc chống đông hoặc thuốc chống kết tập tiểu cầu, chảy máu mũi không phải là lý do để ngưng thuốc. Nếu bạn bị chảy máu mũi thường xuyên hoặc không cầm máu được trong vòng 30 phút thì bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra lại về thuốc, liều dùng và xét nghiệm về tình trạng đông máu của cơ thế (ví dụ kiểm tra INR khi đang dùng warfarin hay acenocoumarol).

Ngoài ra, bạn cần lưu ý liệt kê các thuốc dùng kèm trong thời gian gần đây vì một số thuốc có thể làm ảnh hưởng đến nồng độ hoặc làm tăng nguy cơ chảy máu của các thuốc kháng đông.


Cách xử lý khi chảy máu cam
Cách xử lý khi chảy máu cam

3. Cách biện pháp giúp ngăn ngừa chảy máu mũi

Tránh khịt mũi quá mạnh. Trong trường hợp môi trường khô, nên xịt mũi bằng nước muối sinh lý để làm ẩm mũi. Bên cạnh đó, bạn cũng cần cai thuốc lá vì thuốc lá làm khô và kích ứng niêm mạc mũi.

Một số thuốc bao gồm: thực phẩm chức năng, thuốc không kê đơn có thể tương tác với thuốc chống đông làm tăng thêm nguy cơ chảy máu ví dụ: NSAIDs, ginkgo – bạch quả, tỏi v.v Trong trường hợp cần dùng thuốc lâu dài, bạn nên thông báo với bác sĩ, dược sĩ để được hướng dẫn chi tiết.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo:

  • Pharmacist’s letter 2021 - Managing Nosebleeds
  • Pharmacist’s letter 2021 - Give Advice on How to Treat and Prevent Nosebleeds

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe