Bạn có nhận thấy bản thân đang mất quá nhiều thời gian để hoàn thành công việc, hay biết bản thân cần làm công việc này, nhưng lại mất tập trung không thể làm xong trong thời hạn mà bạn đặt ra, những điều nhỏ nhặt hàng ngày cũng khiến bạn bị rối loạn tâm trí. Một khi bạn tìm ra được nguyên nhân của những vấn đề này, bạn có thể xử lý để tận dụng thời gian hợp lý nhất có thể.
1. Bạn có cảm thấy căng thẳng?
Khi đối mặt với điều gì đó bạn không muốn làm, nó làm bạn cảm thấy căng thẳng. Bỏ qua điều đáng sợ đó là một cách để giúp bạn có được sự nhẹ nhõm trong ngắn hạn. Mặt hạn chế là bạn vẫn phải hoàn thành nhiệm vụ của mình trong tương lai, điều này có thể khiến bạn cảm thấy tội lỗi hoặc tức giận và khiến căng thẳng của bạn tăng lên nhiều hơn.
Căng thẳng không chỉ khiến bạn không thể hoàn thành công việc, mà nó còn ảnh hưởng đến bạn theo những cách khác, chẳng hạn như:
Giữ tâm trạng thoải mái bằng cách tập thể dục thường xuyên, hạn chế rượu và caffein (có thể khiến căng thẳng trầm trọng hơn) và ngủ đủ giấc. Bạn có thể tâm sự với một người bạn hoặc chuyên gia cố vấn để xử lý trước khi vấn đề đi xa hơn.
2. Đây có phải Tăng động giảm chú ý (ADHD) không?
Rối loạn tăng động giảm chú ý ảnh hưởng đến hành vi. Những người mắc phải nó thường gặp khó khăn khi đưa ra quyết định hoặc hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn. Một số quá mất tập trung vào các hoạt động khác xung quanh họ. Những người khác cảm thấy khó lập kế hoạch trước, hoặc họ dễ dàng nản lòng và bỏ cuộc.
Các triệu chứng khác của ADHD bao gồm:
- Mơ mộng
- Quên hoặc mất đồ
- Phạm sai lầm bất cẩn hoặc chấp nhận rủi ro không an toàn
- Lo lắng hoặc bồn chồn
Thuốc thường có thể giúp kiểm soát nhiều triệu chứng của rối loạn. Liệu pháp nhận thức - hành vi, giúp xác định và thay đổi các kiểu suy nghĩ tiêu cực, cũng có thể giúp nhiều người mắc chứng bệnh này quản lý thời gian của họ tốt hơn.
3. Liệu bạn có cảm thấy quá mệt mỏi?
Sức mạnh ý chí của chúng ta thay đổi hàng ngày và phụ thuộc vào nhiều thứ, bao gồm cả việc bạn đã ngủ đủ giấc hay chưa. Nếu bạn có ít hơn 6 giờ, não của bạn sẽ khó điều chỉnh những thứ gây xao nhãng và tập trung đủ lâu để hoàn thành những việc bạn cần làm.
Các dấu hiệu khác cho thấy bạn cần phải ngủ bao gồm:
- Ngủ gật trong khi xem TV hoặc đọc sách
- Cảm thấy cáu kỉnh
- Ngủ lâu hơn vào cuối tuần
- Khó thức dậy vào buổi sáng
Để có một đêm ngon giấc, hãy giữ thói quen duy trì thời gian đi ngủ và thức dậy. Không hút thuốc và tránh xa rượu, caffein và các bữa ăn quá no trong vài giờ trước khi đi ngủ, vì chúng có thể làm gián đoạn thời gian vàng để ngủ của bạn.
4. Đó có phải rối loạn lo âu không?
Tình trạng này có nghĩa là não của bạn phản ứng quá mức với những cảm xúc tiêu cực. Bạn lo nghĩ về điều tồi tệ nhất, ngay cả khi không có gì phải sợ hãi. Một số người mắc chứng rối loạn lo âu dành quá nhiều sức lực để lo lắng về gia đình, sức khỏe, tiền bạc hoặc công việc đến mức họ cảm thấy khó thực hiện các công việc hàng ngày. Bạn cũng có thể bị:
- Căng cơ
- Mệt mỏi
- Khó ngủ
- Cáu gắt
Để chấm dứt cảm giác lo lắng, hãy hít thở chậm và sâu 10 lần hoặc thay thế suy nghĩ tiêu cực bằng suy nghĩ tích cực. Điều quan trọng nữa là bạn phải nghỉ ngơi đầy đủ, tập thể dục thường xuyên và đảm bảo không bỏ bữa. Viết nhật ký để giúp bạn tìm hiểu điều gì khiến bạn lo lắng. Một số người cần dùng thuốc hoặc liệu pháp trò chuyện để kiểm soát tình trạng bệnh.
5. Đó có phải trầm cảm?
Trầm cảm làm thay đổi hoạt động hóa học trong não của bạn. Bạn có thể có rất ít năng lượng, ngay cả cho những sở thích và hoạt động mà bạn yêu thích. Cảm giác bất lực và tự chỉ trích cũng rất phổ biến, khiến bạn cảm thấy bị cô lập
Các triệu chứng khác của bệnh trầm cảm bao gồm:
- Cảm giác buồn bã không nguôi ngoai
- Ít thèm ăn và giảm cân, hoặc ăn quá nhiều và tăng cân
- Bồn chồn hoặc cảm thấy cáu kỉnh
- Ý nghĩ tự tử hoặc chết
Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ nếu bạn đang nghĩ đến việc làm tổn thương bản thân hoặc người khác. Ngay cả khi không, hãy nói chuyện với chuyên gia tư vấn hoặc chuyên gia trị liệu nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào khác trong số này. Gia đình bạn bè luôn là bến đỗ an toàn. Một số người cũng tìm thấy sự cải thiện với thuốc chống trầm cảm.
6. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Nếu bạn mắc chứng rối loạn này, não của bạn không thể phát tín hiệu xác nhận bạn vừa làm một việc đúng đắn. Thay vào đó, bạn có cảm giác xốn xang khó chịu rằng hành động của mình không “đúng”. Thay vì hoàn thành một nhiệm vụ, những người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một giải pháp “hoàn hảo”.
Các triệu chứng khác bao gồm:
- Nhiều suy nghĩ hoặc hình ảnh không mong muốn
- Cảm thấy bất lực khi dừng suy nghĩ
- Các hành vi lặp đi lặp lại quá mức như rửa tay
- Dành ít nhất 1 giờ mỗi ngày cho những suy nghĩ và hành vi này
Thuốc chống lo âu hoặc thuốc chống trầm cảm thường có thể cải thiện các triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Nhiều người cũng sử dụng liệu pháp nhận thức-hành vi hoặc liệu pháp tiếp xúc, trong đó họ học cách từ từ đối mặt với nỗi sợ hãi của mình.
7. Điều nên làm
Thành thật với bản thân về những gì có thể cản trở bạn hoàn thành nhiệm vụ. Sau đó, hãy nghĩ đến những cách thực tế mà bạn có thể vượt qua nó.
Nếu bạn nghĩ rằng bạn đang gặp khó khăn vì một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, hãy nói chuyện với bác sĩ để đảm bảo bạn nhận được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Nếu sự trì hoãn kiểu cũ là vấn đề của bạn, hãy chia các dự án lớn thành những dự án nhỏ hơn mà bạn có thể thực hiện dễ dàng hơn. Bạn có thể đặt thời hạn để luôn đi đúng hướng. Một số người cũng thấy hữu ích khi tự thưởng cho bản thân khi họ đạt được tiến bộ.
Khi bạn thấy mình lãng phí thời gian, hãy tha thứ cho bản thân thay vì cảm thấy xấu hổ hoặc tức giận.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: webmd.com