Các tác nhân gây ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là loại ung thư ác tính xảy ra ở vòm họng. Đa số các trường hợp bệnh được phát hiện ở giai đoạn muộn vì triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh hô hấp thông thường. Bệnh đồng thời cũng có tốc độ phát triển nhanh gây nguy hiểm tính mạng người bệnh.

1. Các tác nhân gây ung thư vòm họng

1.1 Tác nhân trực tiếp

Các gen lành phát triển thành gen đột biến làm các tế bào nhân lên không kiểm soát được. Hậu quả là xâm lấn các cấu trúc xung quanh, chèn ép các cơ quan khác, phát triển lâu dần sẽ dẫn đến di căn. Ở bệnh ung thư vòm họng, quá trình này thường bắt đầu ở các tế bào vảy nằm trên bề mặt vòm họng.

1.2 Các yếu tố nguy cơ

  • Lạm dụng thuốc lá

Các thành phần trong khói thuốc có thể làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng, điều này quan sát thấy rõ nhất ở các nước Âu-Mỹ. Người dùng sử dụng đủ lâu, các chất độc tích tụ đủ nhiều sẽ dẫn đến phát bệnh. Vì vậy, những người có ý định hút thuốc nên dừng suy nghĩ, những người nghiện hút thuốc nên sử dụng các biện pháp cai nghiện sớm.

  • Lạm dụng rượu bia

Các chất độc hại có trong cồn cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư vòm họng. Những người nghiện rượu nên sử dụng các biện pháp cai nghiện sớm. Uống nhiều rượu bia cùng thuốc lá làm tăng gấp đôi nguy cơ ung thư vòm họng. Do đó, cần phải kết hợp cai nghiện rượu bia với thuốc lá, đề phòng bệnh tật một cách hiệu quả.

  • Nhiễm virus papilloma (HPV 16 và HPV 18)

Human papillomavirus (HPV) là nhóm virus có liên quan đến nhiều bệnh ung thư khác nhau trong đó có ung thư vòm họng. Nguy cơ bị bệnh tăng lên khi tại vòm họng có sự hiện diện của virus HPV chủng 16 và 18.

  • Nhiễm virus Epstein Barr

EBV đã được tìm thấy trong các tế bào ung thư vòm họng. Tùy vào chủng EBV của người nhiễm mà nguy cơ mắc bệnh cũng khác nhau. Không phải tất cả mọi người đều bị bệnh ung thư vòm họng khi bị nhiễm EBV.

  • Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng

Thói quen ăn uống không lành mạnh cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư vòm họng. Chế độ ăn nhiều các thực phẩm chiên rán, chế biến sẵn, thực phẩm ướp muối, lên men thường xuyên không chỉ làm tăng nguy cơ bị ung thư vòm họng mà còn gây hại sức khỏe. Để cân bằng, những người có thói quen ăn uống như trên nên kết hợp với các thực phẩm có nguồn gốc thực vật như rau xanh, hoa quả, các món luộc.

  • Yếu tố di truyền

Những người có tiền sử gia đình bị ung thư vòm họng thì có nguy cơ cao cũng bị ung thư vòm họng hơn người bình thường. Vì vậy, những đối tượng này cần đi khám sức khỏe định kỳ để tầm soát ung thư vòm họng.


Những người có tiền sử gia đình bị ung thư vòm họng thì có nguy cơ cao cũng bị ung thư vòm họng hơn người bình thường
Những người có tiền sử gia đình bị ung thư vòm họng thì có nguy cơ cao cũng bị ung thư vòm họng hơn người bình thường
  • Các bệnh về máu bẩm sinh

Hội chứng rối loạn huyết học làm tăng nguy cơ đột biến gen, hình thành tế bào ung thư. Những người bị các bệnh về máu như bệnh bạch cầu, thiếu máu bất sản cần khám sức khỏe định kỳ để tầm soát nguy cơ bị bệnh ung thư.

  • Rối loạn tiêu hóa bẩm sinh

Rối loạn tiêu hóa bẩm sinh có thể gây thiếu máu bất sản, phát ban da và bất thường ở móng tay, móng chân. Nguy cơ bị bệnh khi còn trẻ là rất cao vì vậy người bệnh cũng chú ý đi khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện bất thường.

  • Môi trường sống bị ô nhiễm

Những người làm việc trong môi trường phải thường xuyên tiếp xúc với bụi gỗ, sơn, hóa chất độc hại có nguy cơ mắc ung thư vòm họng cao hơn người bình thường. Vì vậy, trong những đợt khám sức khỏe tại nơi làm việc, người lao động cần đề nghị thêm làm xét nghiệm tầm soát ung thư vòm họng.

  • Quan hệ tình dục bằng miệng

Quan hệ tình dục bằng miệng làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus gây bệnh STI, đặc biệt là virus HPV. Vì vậy, đối với những người thường xuyên quan hệ bằng miệng nên khám phụ khoa để xác nhận có hay không việc mắc các bệnh STI. Để giảm thiểu nguy cơ lây lan virus, các cặp vợ chồng nên sử dụng các biện pháp bảo vệ như sử dụng bao cao su trong khi quan hệ.

  • Giới tính

Tỷ lệ mắc bệnh ung thư vòm họng ở nam giới cao gấp 4 lần so với nữ giới. Tỷ lệ này liên quan nhiều đến thói quen hút thuốc và uống nhiều rượu bia ở nam giới.

  • Tuổi tác

Ung thư vòm họng có thời gian ủ bệnh lâu năm. Vì vậy, đa số người mắc ung thư vòm họng đều ở tuổi trung niên hoặc tuổi già và ít gặp hơn ở người trẻ tuổi.

2. Các dấu hiệu sớm của ung thư vòm họng


Ù tai là dấu hiệu sớm của ung thư vòm họng
Ù tai là dấu hiệu sớm của ung thư vòm họng

2.1 Các dấu hiệu quan trọng

Dấu hiệu quan trọng là những dấu hiệu đến sớm, đặc trưng và gặp ở đa số ở bệnh nhân ung thư vòm họng. Bao gồm:

  • Nhức đầu: Tính chất âm ỉ, đau lan ra và thường chỉ đau ở một bên.
  • Ù tai: Đa số người bệnh có ù tai một bên, nghe như tiếng ve kêu
  • Ngạt mũi: Thường nghẹt mũi một bên, mức độ ngạt tăng lên theo thời gian, đôi khi có máu ở trong chất nhầy.

2.2 Các dấu hiệu khác

  • Khó nuốt: Khó nuốt nặng dần theo quá trình tăng kích thước của khối u
  • Khô rát cổ họng: Cổ họng bị khô rát. Cảm giác này gây khó chịu dễ làm người bệnh lầm tưởng với triệu chứng của bệnh viêm họng mãn tính.
  • Thay đổi giọng nói: Triệu chứng này xảy ra khi xuất hiện khối u lan xuống gần dây thanh âm. Mức độ thay đổi phụ thuộc vào mức độ lây lan của khối u.
  • Ho kéo dài: Người bệnh có biểu hiện ho dai dẳng không chữa khỏi bằng các thuốc cảm cúm thông thường.
  • Chảy máu mũi: Chảy máu mũi tính chất một bên, có kèm theo chảy máu.
  • Nổi hạch ở cổ: Nên có sự xuất hiện của tế bào ung thư thì các hạch bạch huyết xung quanh sẽ nổi lên. Kích thước và mức độ gây đau tăng dần theo kích thước khối u.

3. Các biện pháp phòng ngừa ung thư vòm họng


Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá (kể cả hút thuốc thụ động) và các chất kích thích
Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá (kể cả hút thuốc thụ động) và các chất kích thích
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá (kể cả hút thuốc thụ động) và các chất kích thích
  • Hạn chế các thực phẩm lên men có chứa nhiều chất nitrosamine như cá muối, dưa khú, nước mắm. Thay vào đó, nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều rau và hoa quả tươi.
  • Khám sức khỏe định kỳ tầm soát ung thư vòm họng: Đây là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu đối với những người có nguy cơ mắc bệnh cao như tiền sử gia đình có người bị bệnh, uống nhiều rượu bia và thường xuyên hút thuốc.

Chính vì vậy các bác sĩ khuyến cáo mọi người cần nâng cao nhận thức tầm quan trọng của việc tầm soát ung thư vòm họng cũng như việc khám sức khỏe định kỳ.

Gói tầm soát, và phát hiện sớm ung thư vòm họng, hạ họng, thanh quản tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec bao gồm:

  • Đầy đủ các dịch vụ cần thiết giúp phát hiện sớm ung thư vòm họng
  • Phát hiện các bất thường khác tại khu vực vòm - hạ họng - thanh quản

Khi đăng ký Gói tầm soát, và phát hiện sớm ung thư vòm họng, hạ họng, thanh quản, khách hàng sẽ được tầm soát ung thư vòm - hạ họng - thanh quản thông qua khám tổng thể tai mũi họng với nội soi cứng hoặc mềm; Siêu âm phần mềm, qua đó phát hiện bệnh sớm, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, tăng tỷ lệ sống cho bệnh nhân.

Quý vị có thể tham khảo thêm về gói tầm soát và phát hiện sớm ung thư vòm họng cũng như các gói dịch vụ khác của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe