Các tác dụng có thể gặp khi hóa trị ung thư phổi

Phương pháp hóa trị trong điều trị ung thư phổi là phương pháp quan trọng giúp kiểm soát tế bào ung thư ác tính và ngăn cản sự lan rộng các tế bào ung thư sang bộ phận khác. Đây là phương pháp quan trọng, tuy nhiên vẫn có một số tác dụng phụ xảy ra trong quá trình điều trị ung thư phổi. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về phương pháp hóa trị trong điều trị ung thư qua bài viết dưới đây.

1. Hóa trị ung thư phổi là gì?

Hóa trị ung thư phổi là phương pháp điều trị phổ biến, sử dụng các thuốc hóa học có tính gây độc tế bào, điều trị toàn thân giúp ngăn chặn sự phân chia của các tế bào ung thư lan rộng sang các bộ phận khác.

Thuốc hóa trị được tiêm trực tiếp hoặc sử dụng bằng đường uống và hóa trị có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với các phương pháp khác như xạ trị, phẫu thuật,.. Phác đồ điều trị hóa trị sẽ phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và thể trạng người bệnh. Thông thường phương pháp hóa trị được sử dụng trong 1 số trường hợp sau:

  • Hóa trị trước phẫu thuật: Giúp bổ trợ, làm giảm kích thước khối u để việc phẫu thuật loại bỏ chúng diễn ra thuận lợi.
  • Hóa trị sau phẫu thuật: Dùng để loại bỏ các tế bào ác tính còn sót lại khi phẫu thuật không loại bỏ hết được hoàn toàn.
  • Ung thư giai đoạn tiến triển sử dụng hóa trị riêng lẻ: Giai đoạn này khối u đã có kích thước quá lớn và di căn đến các bộ phận khác nên phương pháp hóa trị giúp kiểm soát tế bào ung thư và thu nhỏ khối u kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

2. Liệu trình hóa trị ung thư phổi như thế nào?

Hóa trị ung thư phổi sẽ sử dụng thuốc điều trị ung thư đưa vào bên trong cơ thể dưới 2 dạng là đường tiêm vào tĩnh mạch hoặc đường uống.

  • Thuốc hóa trị đường uống thường ở dạng viên hoặc dạng nước và được sử dụng trực tiếp để uống.
  • Thuốc hóa trị đường tiêm hoặc truyền sẽ được đưa vào trong cơ thể bằng cách sử dụng dụng cụ chuyên dụng tiêm vào tĩnh mạch.

Liệu trình hóa trị điều trị ung thư phổi thường được thực hiện theo chu kỳ và thường chỉ định kéo dài từ 4 - 6 chu kỳ tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người bệnh. Người bệnh cần có 1 thời gian nghỉ ngơi giữa các chu kỳ hóa trị để cơ thể phục hồi trước khi bước vào lần điều trị tiếp theo.

3. Phương pháp điều trị ung thư phổi bằng truyền hóa chất

Trường hợp ung thư phổi không tế bào nhỏ sẽ được các bác sĩ chỉ định sử dụng hóa trị liệu để điều trị trong các trường hợp cụ thể như:

  • Sau khi đã tiến hành phẫu thuật ung thư phổi giai đoạn đầu.
  • Sử dụng song song cùng với điều trị xạ trị.
  • Khi ung thư phổi đã di căn và xâm lấn tại chỗ sử dụng truyền hóa chất để điều trị giảm nhẹ cho ung thư phổi ở giai đoạn này.
  • Hóa trị sau phẫu thuật để giảm nguy cơ ung thư tái phát trở lại đối với giai đoạn đầu ung thư phổi không tế bào nhỏ.

Thông thường điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ thường sẽ kết hợp 2 loại thuốc hóa trị, việc bổ sung 1 loại thuốc hóa trị thứ 3 có khả năng gây ra tác dụng phụ hoặc dùng 1 loại thuốc hóa trị có thể không dung nạp tốt hóa trị liệu. Dưới đây là một số thuốc điều trị được sử dụng trong phác đồ điều trị ung thư phổi tế bào không nhỏ phổ biến như:

  • Cisplatin
  • Carboplatin
  • Paclitaxel (Taxol)
  • Pacuminaxel ràng buộc Albumin ( Abraxane, nab-paclitaxel)
  • Docetaxel (Taxotere)
  • Gemcitabine
  • Vinorelbine
  • Irinotecan (Camptosar)
  • Etoposide
  • Vinblastine
  • Pemetrexed (Alimta)

4. Tác dụng phụ của hóa trị ung thư phổi là gì?

Việc sử dụng hóa trị trong điều trị ung thư phổi nói riêng và tất cả các loại ung thư khác nói chung đều có thể gây ra 1 số tác dụng phụ. Do hóa trị là liệu pháp toàn thân nên thuốc đưa vào trong cơ thể chỉ tiêu diệt tế bào ung thư mà còn gây ảnh hưởng nhất định đến các tế bào lành. Các tác dụng phụ của hóa trị ung thư phổi gây ra còn phụ thuộc vào loại thuốc sử dụng, liều dùng, tần suất sử dụng, cơ địa người bệnh, mức độ rối loạn chức năng cơ quan trọng yếu trong cơ thể,...

Dưới đây là một số tác dụng phụ khi hóa trị ung thư phổi như:

  • Giảm số lượng hồng cầu, giảm tiểu cầu và bạch cầu
  • Mệt mỏi, buồn nôn hoặc nôn, rụng tóc, tiêu chảy, chán ăn... Các tác dụng phụ này sẽ hết dần khi quá trình hóa trị kết thúc và sẽ có phản ứng khác nhau ở mỗi người bệnh.
  • Đau miệng, viêm loét miệng, ăn không ngon miệng
  • Nguy cơ nhiễm khuẩn
  • Tê đầu ngón tay/chân do độc thần kinh ngoại vi
  • ...

Thông thường các tác dụng phụ này biến mất sau khi ngừng điều trị, nhưng nó có thể kéo dài rất lâu ở một số người bệnh. Vì thế để làm giảm tác dụng phụ hóa trị điều trị ung thư phổi, các bác sĩ thường sẽ kết hợp phương pháp hóa trị với liệu pháp miễn dịch.

Ung thư phổi là bệnh lý nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao do vậy người bệnh cần đi khám và tầm soát ung thư định kỳ. Điều này sẽ giúp phát hiện sớm khối u và khi điều trị sớm thì tỷ lệ chữa khỏi thành công là rất cao. Vì thế, người bệnh thấy cơ thể có biểu hiện bất thường nào hãy đi khám để được bác sĩ tư vấn và kiên trì điều trị theo phác đồ của bác sĩ để có hiệu quả tốt.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe