Bài trước: Tìm hiểu thông tin các loại bệnh tâm thần thường gặp
Tâm thần phân liệt là một loại bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe tâm thần của con người. Nó có thể xảy ra đối với bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt chủng tộc. Tâm thần phân liệt nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến tàn phế hoặc mất khả năng hoạt động.
1. Tâm thần phân liệt là gì?
Tâm thần phân liệt là một dạng bệnh tâm thần nghiêm trọng, có thể dẫn đến tàn phế, mất khả năng hoạt động nếu không được chăm sóc y tế kịp thời. Những người mắc chứng bệnh này thường nghe thấy giọng nói, nhìn thấy những cảnh tượng hoặc tin rằng người khác đang kiểm soát suy nghĩ của họ. Những cảm giác này khiến cho bệnh nhân sợ hãi và dẫn đến các hành vi bất thường.
Thực chất, căn bệnh này khác với chứng rối loạn đa nhân cách. Mặc dù hiện nay vẫn chưa có cách chữa trị dứt điểm hoàn toàn, tuy nhiên việc điều trị sớm có thể giúp bệnh nhân kiểm soát được các triệu chứng nghiêm trọng nhất.
2. Bệnh tâm thần phân liệt thường có những triệu chứng gì?
Những bệnh nhân thường có các triệu chứng điển hình sau đây:
- Ảo tưởng: có niềm tin sai lầm
- Ảo giác: nghe hoặc nhìn thấy những thứ họ tưởng tượng trong đầu
- Hộ chứng Catatonia: một tình trạng khiến cho người bệnh trở nên bất động hoặc không thể di chuyển trong một thời gian dài.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng có các dấu hiệu khác như không thích thú với cuộc sống hàng ngày, thậm chí rút lui khỏi các hoạt động xã hội. Những triệu chứng này có thể gần giống với căn bệnh trầm cảm.
3. Những đối tượng dễ mắc phải bệnh tâm thần phân liệt
Thực tế, bất kỳ ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Nó có thể xảy ra ở cả nam và nữ, cũng như giữa các nhóm dân tộc với nhau. Những triệu chứng của tâm thần phân liệt thường bắt đầu ở độ tuổi từ 16 – 30. Các triệu chứng ban đầu có thể xuất hiện vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí vài năm trước khi xảy ra sự cố rối loạn tâm thần hoàn toàn đầu tiên.
Hiếm khi, bệnh khởi phát trong khoảng thời gian thơ ấu hoặc sau độ tuổi 45. Những người mắc bệnh này hoặc các rối loạn tâm thần khác thì người thân trong gia đình của họ cũng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.
4. Nguyên nhân dẫn đến tâm thần phân liệt
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác dẫn đến căn bệnh này. Nhìn chung, các yếu tố liên quan đến căn bệnh này thường bao gồm gen, trải nghiệm và bối cảnh sống của một người.
Ngoài ra, một số vấn đề ở các chất hóa học trong não bộ, chẳng hạn như glutamate và dopamine, hay mức độ hoạt động của một số khu vực nhất định trong não cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tâm thần phân liệt. Bên cạnh đó, căn bệnh này cũng có thể xảy ra do sự khác biệt về cấu trúc não bộ, chẳng hạn như mất tế bào thần kinh dẫn đến các khoang hoặc não thất chứa đầy các chất lỏng.
XEM THÊM: Vai trò của dopamin trong bệnh tâm thần phân liệt
5. Các loại bệnh tâm thần phân liệt
Các bác sĩ chuyên về sức khỏe tâm thần đã từng chia bệnh thành nhiều loại phụ khác nhau, bao gồm:
- Hội chứng căng trương lực (Catatonic)
- Thiếu tổ chức
- Hoang tưởng
- Thể di chứng
- Không phân biệt được
Tuy nhiên, cách phân loại trên chưa thực sự chính xác hoàn toàn. Hiện nay, các chuyên gia cho rằng bệnh này như một loại rối loạn phổ, bao gồm tất cả các loại phụ trước đây. Đó là một nhóm các rối loạn tâm thần liên quan có chung một số triệu chứng. Chúng giống như các biến thể của tâm thần phân liệt nói chung và ảnh hưởng đến cảm giác thực của người bệnh. Nhóm rối loạn tâm thần này làm cho người bệnh thay đổi suy nghĩ, cảm nhận cũng như hành động của họ.
Khi mắc bệnh, bệnh nhân thường sinh ra ảo giác, nhìn hoặc nghe thấy những thứ không có thực. Ngoài ra, họ cũng có những niềm tin sai lầm về bản thân, chẳng hạn như ảo tưởng về năng lực, nghĩ mình là trung tâm của ánh nhìn hoặc là người nổi tiếng. Chưa hết, một số người có thể có hành vi hoặc lời nói vô tổ chức, tức là sử dụng các từ và câu không có ý nghĩa đối với người khác, hành động một cách kỳ quặc hoặc lặp đi lặp lại liên tục trong nhiều giờ. Một số bệnh nhân còn có biểu hiện vô hồn, không có cảm xúc và không quan tâm đến bất kỳ hoạt động bình thường hàng ngày.
Những người bị sẽ có ít nhất hai trong số những triệu chứng trên trong vòng ít nhất 6 tháng. Những triệu chứng sẽ khác nhau vào từng thời điểm nhất định, có thể trở nên tồi tệ hơn hoặc tốt hơn.
Các bác sĩ có thể phân loại bệnh theo các triệu chứng chính của bệnh nhân để chẩn đoán rõ ràng hơn. Chẳng hạn như bệnh có triệu chứng hoang tưởng, bác sĩ sẽ gọi với cụm từ “tâm thần phân liệt với chứng hoang tưởng” thay vì gọi chung là “tâm thần phân liệt hoang tưởng”.
Điều làm cho bệnh khác với một số rối loạn tương tự trong phổ là bệnh nhân đã có các triệu chứng trong bao lâu và liệu họ cũng có các dấu hiệu của rối loạn tâm trạng hay không. Chẳng hạn như dạng rối loạn tâm thần sẽ có sự kết hợp của các triệu chứng loạn thần với trầm cảm (rối loạn trầm cảm nặng) hoặc rối loạn lưỡng cực. Bệnh nhân có thể cảm thấy rất hụt hẫng hoặc cáu kỉnh. Nếu các triệu chứng loạn thần đôi khi xảy ra ngay cả khi tâm trạng của người bệnh vẫn ổn thì người đó mới mắc chứng rối loạn tâm thần phân liệt. Đây là một loại bệnh hiếm gặp và vô cùng nghiêm trọng.
6. Điều trị tâm thần phân liệt
rong hầu hết các trường hợp, thuốc là thứ bắt buộc để điều trị bệnh tâm thần phân liệt. Một số loại thuốc theo toa có thể giúp bệnh nhân giảm được các triệu chứng như ảo giác, suy nghĩ bất thường và hoang tưởng. Tuy nhiên, một số bệnh nhân sau khi sử dụng thuốc có thể gặp phải những tác dụng phụ đáng lo ngại, bao gồm tăng cân và run rẩy. Ngoài ra, thuốc điều trị tâm thần phân liệt cũng có thể làm cho các loại thuốc hoặc chất bổ sung khác hoạt động kém hiệu quả.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bác sĩ có thể tư vấn cho bệnh nhân để nhận ra và xử lý các hành vi cũng như suy nghĩ có vấn đề của họ, đồng thời cải thiện cách họ giao tiếp với những người xung quanh. Việc điều trị càng sớm thì hiệu quả điều trị bệnh càng cao. Bệnh nhân cũng có thể sử dụng liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) để học cách kiểm tra thực tế suy nghĩ và quản lý các triệu chứng bệnh tốt hơn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.