Ung thư bạch huyết tế bào B đề cập đến một nhóm các bệnh ung thư tấn công hệ thống miễn dịch. Đây là loại ung thư hạch không Hodgkin phổ biến nhất, thường bắt đầu trong các hạch bạch huyết nhưng cũng có thể xuất hiện ở các bộ phận khác của hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như lá lách hoặc tủy xương. Do đó, các bác sĩ thường phát hiện ung thư bạch huyết trong hệ thống bạch huyết, bao gồm các hạch bạch huyết và dịch bạch huyết nhưng đôi khi, ung thư cũng có thể phát hiện khi các tế bào ác tính đã di chuyển ra ngoài hệ thống này.
1. Các loại ung thư bạch huyết tế bào B
Ung thư bạch huyết tế bào B tấn công các tế bào B, là một phần của hệ thống miễn dịch. Tùy vào cơ quan miễn dịch, bệnh lý này được phân loại với một số bệnh phổ biến bao gồm:
- U lympho tế bào B lớn lan tỏa: Phổ biến hơn ở những người trên 60 tuổi, dạng này thường bắt đầu như một hạch bạch huyết phát triển nhanh chóng - thường ở cổ, nách hoặc ngực. Khối u phát triển nhanh chóng và có độ ác tính cao nhưng khoảng 75% người bệnh lại không có dấu hiệu ung thư sau khi điều trị.
- U lympho thể nang: Cũng phổ biến hơn ở những người lớn tuổi, loại ung thư hạch này phát triển chậm hơn và ít ác tính hơn. Mặc dù điều trị có thể làm chậm sự phát triển của bệnh, việc chữa khỏi bệnh là một thách thức. Đôi khi, dạng ung thư bạch huyết này có thể phát triển thành một dạng phát triển nhanh của ung thư hạch bạch huyết tế bào B lớn lan tỏa.
- Bệnh bạch cầu lympho mạn tính và ung thư tế bào lympho nhỏ: Những bệnh ung thư này giống nhau đến mức bác sĩ có thể xem là cùng một bệnh. Chúng phát triển chậm và thường bắt nguồn từ tủy xương hoặc máu. Điều trị không thể chữa khỏi những bệnh ung thư này nhưng người bệnh lại có thể sống rất lâu với bệnh.
- U lympho tế bào áo choàng: Bệnh ung thư này phổ biến hơn ở nam giới so với nữ giới và chủ yếu ảnh hưởng đến những người trên 60 tuổi. Khi bác sĩ phát hiện ra, ung thư bạch huyết có thể đã nằm ở một số vị trí trong cơ thể, bao gồm các hạch bạch huyết và lá lách. Việc điều trị khó khăn hơn nhiều loại u lympho tế bào B khác.
- U lympho Burkitt: Loại ung thư hạch hiếm gặp này phổ biến ở trẻ em hơn người lớn. Các tế bào ung thư bạch huyết này thường bắt đầu trong dạ dày, từ đó, có thể lan đến hệ thần kinh trung ương và phát triển nhanh chóng, May mắn là hơn một nửa số bệnh nhân có thể đáp ứng tốt với điều trị.
Theo đó, tiên lượng bệnh hay tỷ lệ sống sót phụ thuộc vào loại ung thư và sức khỏe tổng thể của người bệnh cũng như kế hoạch điều trị đang tuân theo, mức độ phản ứng của ung thư, ví dụ, ung thư hạch thể nang có tỷ lệ sống sót cao hơn.
2. Phân chia giai đoạn của ung thư bạch huyết tế bào B
Các bác sĩ phân loại ung thư bạch huyết tế bào B theo mức độ ảnh hưởng của bệnh đến khu vực nào trên cơ thể. Các khối u bạch huyết tiến triển hơn có thể gây ra nhiều triệu chứng hơn và khó chữa khỏi hơn các khối u bạch huyết ở giai đoạn trước.
Phân giai đoạn theo Lugano
Đối với ung thư hạch không Hodgkin, các bác sĩ có xu hướng sử dụng hệ thống phân giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Ung thư hạch chỉ xuất hiện ở một hạch bạch huyết hoặc cơ quan bạch huyết, hoặc ở một vùng của một cơ quan đơn lẻ bên ngoài hệ thống bạch huyết.
- Giai đoạn 2: U lympho tồn tại trên hai hoặc nhiều hạch bạch huyết hoặc cơ quan lympho ở cùng một bên (bên dưới hoặc bên trên) của cơ hoành, hoặc bao phủ một nhóm các cơ quan lympho và một cơ quan lân cận.
- Giai đoạn 3: Ung thư bạch huyết hiện diện trên nhiều cơ quan bạch huyết ở cả hai bên của cơ hoành hoặc ở trên cơ hoành nhưng cũng đã di chuyển đến lá lách.
- Giai đoạn 4: Ung thư hạch đã lan rộng vào ít nhất một cơ quan bên ngoài hệ thống bạch huyết.
Phân giai đoạn theo Binet
Các bác sĩ sử dụng hệ thống phân giai đoạn theo Binet cho bạch cầu cấp dòng lympho b hay bệnh bạch cầu mạn:
- Giai đoạn A: Có ít hơn ba khu vực bị ảnh hưởng của mô bạch huyết và người bệnh không bị giảm tiểu cầu hoặc thiếu máu.
- Giai đoạn B: Người bệnh có ba vùng mô bạch huyết bị ảnh hưởng trở lên nhưng không bị giảm tiểu cầu hoặc thiếu máu.
- Giai đoạn C: Người bị thiếu máu hoặc giảm tiểu cầu với bất kỳ số vùng mô bạch huyết nào bị ảnh hưởng.
Các bác sĩ phân loại ung thư bạch huyết tế bào B theo mức độ ảnh hưởng của bệnh đến khu vực nào trên cơ thể. Các khối u bạch huyết tiến triển hơn có thể gây ra nhiều triệu chứng hơn và khó chữa khỏi hơn các khối u bạch huyết ở giai đoạn trước.
Phân giai đoạn theo Lugano
Đối với ung thư hạch không Hodgkin, các bác sĩ có xu hướng sử dụng hệ thống phân giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Ung thư hạch chỉ xuất hiện ở một hạch bạch huyết hoặc cơ quan bạch huyết, hoặc ở một vùng của một cơ quan đơn lẻ bên ngoài hệ thống bạch huyết.
- Giai đoạn 2: U lympho tồn tại trên hai hoặc nhiều hạch bạch huyết hoặc cơ quan lympho ở cùng một bên (bên dưới hoặc bên trên) của cơ hoành, hoặc bao phủ một nhóm các cơ quan lympho và một cơ quan lân cận.
- Giai đoạn 3: Ung thư bạch huyết hiện diện trên nhiều cơ quan bạch huyết ở cả hai bên của cơ hoành hoặc ở trên cơ hoành nhưng cũng đã di chuyển đến lá lách.
- Giai đoạn 4: Ung thư hạch đã lan rộng vào ít nhất một cơ quan bên ngoài hệ thống bạch huyết.
Phân giai đoạn theo Binet
Các bác sĩ sử dụng hệ thống phân giai đoạn theo Binet cho bạch cầu cấp dòng lympho b hay bệnh bạch cầu mạn:
- Giai đoạn A: Có ít hơn ba khu vực bị ảnh hưởng của mô bạch huyết và người bệnh không bị giảm tiểu cầu hoặc thiếu máu.
- Giai đoạn B: Người bệnh có ba vùng mô bạch huyết bị ảnh hưởng trở lên nhưng không bị giảm tiểu cầu hoặc thiếu máu.
- Giai đoạn C: Người bị thiếu máu hoặc giảm tiểu cầu với bất kỳ số vùng mô bạch huyết nào bị ảnh hưởng.
3. Các nguyên nhân gây bệnh của ung thư bạch huyết tế bào B
Không có nguyên nhân nào giải thích cho tất cả các trường hợp ung thư bạch huyết tế bào B và một số người mắc bệnh không có yếu tố nguy cơ nào đã biết. Nói chung, các bác sĩ cho rằng, sự tương tác của một số yếu tố khác nhau có thể thay đổi ổn định hệ thống miễn dịch, có thể dẫn đến ung thư hạch. Các yếu tố này bao gồm:
- Yếu tố từ môi trường
Các vấn đề về hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như bệnh tự miễn dịch khiến hệ thống miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Nhiễm trùng mãn tính, chẳng hạn như HIV. Nghiên cứu đã chứng minh, bệnh có mối liên hệ với một số loại virus nhất định, bao gồm cả virus Epstein-Barr gây ra bệnh tăng bạch cầu đơn nhân, với tỷ lệ ung thư hạch cao hơn.
- Tình trạng ức chế miễn dịch: Các tình trạng làm suy yếu hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như HIV, có thể dẫn đến ung thư hạch và làm tăng nguy cơ mắc các dạng bệnh nặng hơn.
- Dùng thuốc: Một số loại thuốc, bao gồm một nhóm thuốc ức chế miễn dịch được gọi là thuốc đối kháng TNF, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Hóa chất: Phơi nhiễm với một số chất độc và thuốc trừ sâu có thể làm tăng nguy cơ ung thư hạch.
- Tuổi: Trên 60 tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
4. Triệu chứng của ung thư bạch huyết tế bào B
Các triệu chứng của ung thư hạch bạch huyết tế bào B khác nhau rất nhiều tùy thuộc vào loại cũng như giai đoạn bệnh khi phát hiện. Nhiều người bị ung thư hạch không có triệu chứng gì trong khi số khác lại trải qua nhiều vấn đề khác nhau.
- Đau: Một số người bị đau tại vị trí của ung thư hạch. Ví dụ, một người bị ung thư hạch bắt đầu ở ngực có thể bị đau ngực.
- Sưng hạch bạch huyết: Ung thư hạch thường bắt đầu như một hạch bạch huyết bị sưng hoặc đau. Điều quan trọng là phải hỏi bác sĩ về bất kỳ hạch bạch huyết nào không trở lại kích thước bình thường sau khi bị nhiễm trùng.
- Các triệu chứng nhiễm trùng: Một số người có các triệu chứng tương tự như khi bị nhiễm trùng, chẳng hạn như sốt, ớn lạnh, suy nhược hoặc mệt mỏi.
- Giảm cân không chủ ý: Một số người giảm cân nhanh, trong thời gian ngắn mà không có chủ đích áp dụng các biện pháp thay đổi lối sống.
5. Cách điều trị ung thư bạch huyết tế bào B
Phác đồ điều trị khác nhau tùy thuộc vào loại và giai đoạn của ung thư bạch huyết tế bào B và sức khỏe tổng thể của người bệnh. Đối với một số bệnh nhân, rủi ro của một số cách điều trị có thể lớn hơn lợi ích tiềm năng đạt được. Trong khi đó, đối với những người khác, điều trị tích cực ngay lập tức có thể chữa khỏi ung thư và giúp người bệnh sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn.
Một số lựa chọn điều trị đối với ung thư bạch huyết tế bào B bao gồm:
- Hóa trị: Hóa trị có thể thu nhỏ các tế bào ung thư nhưng cũng có thể làm tổn thương các tế bào khỏe mạnh. Methotrexate là một loại thuốc hóa trị hiệu quả cho nhiều loại ung thư hạch tế bào B.
- Liệu pháp miễn dịch: Liệu pháp miễn dịch sử dụng thuốc để định hướng lại hệ thống miễn dịch cách chống lại bệnh ung thư.
- Xạ trị: Cũng như hóa trị, xạ trị có thể tiêu diệt tế bào ung thư cũng như cả tế bào khỏe mạnh.
- Ghép tế bào gốc: Trong một số loại ung thư, bao gồm cả những loại ung thư tái phát hoặc kháng lại điều trị, cấy ghép tế bào gốc có thể làm giảm các triệu chứng hoặc thậm chí chữa khỏi ung thư.
- Liệu pháp hỗ trợ: Các bác sĩ có thể đề nghị liệu pháp bổ sung để giảm các triệu chứng bệnh, cũng như tác dụng phụ của việc điều trị. Ví dụ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống buồn nôn để giúp giảm buồn nôn liên quan đến hóa trị.
Tóm lại, chẩn đoán, phân loại và chia giai đoạn của ung thư bạch huyết tế bào B là then chốt trong việc ứng phó với bệnh lý này. Tuy nhiên, may mắn là hầu hết các dạng ung thư hạch tế bào B đều đáp ứng tốt với điều trị. Dù vậy, chẩn đoán nhanh chóng và điều trị sớm sẽ cải thiện kết quả rõ rệt, ngay cả ở những người mắc các dạng ung thư nặng hơn. Vì vậy, điều cần biết là không được trì hoãn việc đi khám bác sĩ về tình trạng sưng hạch bạch huyết hoặc bất kỳ triệu chứng ung thư nào khác có thể xảy ra.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Bài viết tham khảo: uptodate.com, cancer.org, medicalnewstoday.com, lymphoma-action.org.uk, webmd.com, bthh.org.vn, mountelizabeth.com.sg