Bệnh nhân bạch cầu cấp đang chịu ảnh hưởng bởi tình trạng thần kinh có thể bắt đầu với thuốc Blinatumomab. Vậy thuốc Blinatumomab là thuốc gì, trong quá trình dùng thuốc có xảy ra tác dụng phụ hay không?
1. Blinatumomab chữa bệnh gì?
Blinatumomab một loại kháng thể đơn dòng tương tác tế bào T đặc hiệu kép (BiTE). Hoạt chất này hoạt động bằng cách kích hoạt các tế bào T của cơ thể (một phần của hệ thống miễn dịch) nhắm mục tiêu và tiêu diệt các tế bào có protein CD19 trên bề mặt của chúng. CD19 được tìm thấy trên bề mặt của các tế bào trong bệnh bạch cầu tế bào B và u lympho. Thuốc Blinatumomab là thuốc điều trị chứng bạch cầu cấp tính.
2. Cách dùng thuốc Blinatumomab
Blinatumomab được truyền vào cơ thể bệnh nhân bằng cách truyền tĩnh mạch liên tục. Số chu kỳ điều trị với thuốc Blinatumomab được xác định bởi bác sĩ điều trị. Đôi khi, bệnh nhân cần được chăm sóc trong bệnh viện trong suốt quá trình truyền thuốc Blinatumomab. Nguyên nhân là do khi mới bắt đầu dùng thuốc Blinatumomab, bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ không thể kiểm soát tại nhà hoặc có thể thay đổi liều lượng thuốc Blinatumomab mà bệnh nhân đang nhận. Người bệnh sẽ được tiêm steroid (dexamethasone) trước khi bắt đầu điều trị với thuốc Blinatumomab và có thể tiêm mỗi khi cần thiết.
Khi người bệnh có thể dung nạp thuốc Blinatumomab này tại nhà, bệnh nhân sẽ có một y tá chăm sóc tận nơi để giúp quản lý việc điều trị. Bệnh nhân nên có thông tin liên lạc của người có chuyên môn để liên hệ nếu máy bơm truyền dịch thuốc Blinatumomab của bệnh nhân báo động bất kỳ lúc nào trong ngày. Điều quan trọng trong quá trình thực hiện thuốc là bệnh nhân cần phải tuân theo các hướng dẫn mà y tá chăm sóc tại nhà và bác sĩ đã đưa ra về cách quản lý máy bơm thuốc Blinatumomab khi bệnh nhân ở nhà. Người bệnh không nên thay đổi bất kỳ cài đặt nào hoặc cố gắng khắc phục bất kỳ sự cố nào với máy bơm mà không thông qua nhân viên y tế.
Trong khi dùng thuốc Blinatumomab, người bệnh không nên lái xe, vận hành máy móc nặng hoặc làm bất kỳ hoạt động nguy hiểm nào vì thuốc Blinatumomab làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ về thần kinh. Bệnh nhân cũng tiêm ngừa một số loại vắc xin nhất định trong khi dùng thuốc Blinatumomab.
3. Tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc Blinatumomab
Một số tác dụng phụ phổ biến của thuốc Blinatumomab:
3.1. Hội chứng giải phóng Cytokine hoặc các phản ứng truyền dịch
Hội chứng giải phóng cytokine (CRS) có thể xảy ra. Tế bào T được kích hoạt bởi thuốc Blinatumomab trước khi bị phá hủy, khiến chúng giải phóng nhiều cytokine. Các cytokine gây ra phản ứng viêm trong cơ thể - tương tự như khi cơ thể bị nhiễm trùng nặng. Phản ứng này, nếu không được điều trị có thể nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Bác sĩ sẽ theo dõi bệnh nhân một cách chặt chẽ về CRS hoặc phản ứng dị ứng. Trong khi truyền dịch, nếu người bệnh cảm thấy khó thở hoặc khó nuốt, sưng mặt, đau ngực, tim "đập nhanh", ho hoặc thở khò khè, đỏ bừng, nổi mề đay, phát ban, buồn nôn, nôn, choáng váng, nhức đầu, sốt, ớn lạnh hoặc run rẩy... hãy thông báo cho y tá ngay lập tức. Một số thuốc bổ sung có thể được chỉ định để giảm bớt sự khó chịu cho bệnh nhân.
3.2. Vấn đề thần kinh
Bệnh nhân có thể gặp các biến chứng thần kinh nghiêm trọng, có thể xảy ra bất cứ lúc nào, thậm chí cả tuần hoặc hơn khi truyền dịch thuốc Blinatumomab. Chúng có thể bao gồm co giật, lú lẫn, mất phương hướng, khó nói hoặc nói lắp, mất thăng bằng và mất ý thức. Thông báo cho nhóm chăm sóc của bạn ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ thay đổi nào về thần kinh. Vì những tác dụng phụ có thể xảy ra, bạn không nên lái xe hoặc vận hành máy móc nặng.
3.3. Nhiễm trùng, giảm bạch cầu
Thuốc Blinatumomab có thể gây nhiễm trùng đe dọa tính mạng, có hoặc không làm giảm số lượng bạch cầu. Tế bào về bệnh bạch cầu (WBC) rất quan trọng để chống lại nhiễm trùng. Trong khi được điều trị, số lượng bạch cầu của người bệnh có thể giảm xuống, khiến bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn. Bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ hoặc y tá của bạn ngay lập tức nếu bị sốt cao hơn 38 ° C kèm theo đau họng hoặc cảm lạnh, khó thở, ho, nóng rát khi đi tiểu...
Một số khuyến cáo của bác sĩ để hạn chế nhiễm trùng trong thời gian dùng Blinatumomab:
- Rửa tay thường xuyên;
- Hạn chế đến những nơi đông người hoặc tiếp xúc với người có dấu hiệu mắc các bệnh lây nhiễm (người đang có dấu hiệu bị cảm, sốt, ho hoặc sống với người có các triệu chứng này);
- Không xử lý chất thải vật nuôi khi đang điều trị với Blinatumomab;
- Giữ vệ sinh các thương hoặc vết xước ngoài da luôn sạch sẽ;
- Tắm rửa, vệ sinh cá nhân, chăm sóc răng miệng thường xuyên;
- Không lấy khóe hoặc cắt móng tay/móng chân mọc ngược;
- Trao đổi với bác sĩ ung thư trước khi thực hiện một thủ thuật nha khoa trong khi đang dùng thuốc Blinatumomab;
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi chủng ngừa bất kỳ loại vắc-xin nào khi đang uống Blinatumomab.
3.3. Phản ứng dị ứng với Blinatumomab
Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể bị dị ứng với thuốc Blinatumomab. Các dấu hiệu của phản ứng dị ứng Blinatumomab có thể bao gồm: thở gấp hoặc khó thở, đau ngực, phát ban, đỏ bừng, ngứa hoặc giảm huyết áp. Nếu thấy bất kỳ thay đổi nào về cảm giác trong khi truyền dịch Blinatumomab, hãy cho y tá biết ngay lập tức.
3.4. Số lượng tế bào hồng cầu thấp
Hồng cầu có vai trò vận chuyển oxy trong máu đến cung cấp cho các mô trong cơ thể, do đó số lượng tế bào này giảm thấp sẽ khiến các cơ quan trong cơ thể bị thiếu oxy để hoạt động, biểu hiện các triệu chứng như: mệt mỏi hoặc không có sức. Bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ nếu có các biểu hiện của thiếu máu như khó thở, mệt mỏi hoặc đau ngực... trong quá trình điều trị bằng Blinatumomab. Một số trường hợp số lượng hồng cầu quá thấp do Blinatumomab có thể cần phải được truyền máu.
3.5. Đau đầu
Bác sĩ có thể đề xuất các loại thuốc và các biện pháp khác để giúp bệnh nhân giảm đau.
3.6. Số lượng tiểu cầu thấp
Tiểu cầu là một phần của quá trình đông máu, vì vậy khi số lượng tiểu cầu giảm thấp sẽ dẫn đến nguy cơ chảy máu cao hơn. Bệnh nhân đang dùng Blinatumomab hãy cho bác sĩ biết nếu xuất hiện các vết bầm tím hoặc tình trạng chảy máu bất thường (chảy máu mũi hay chân răng, tiêu tiểu ra máu...). Truyền tiểu cầu là biện pháp xử trí cần thiết nếu số lượng tiểu cầu của bệnh nhân quá thấp khi dùng Blinatumomab.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tránh một số hoạt động có khả năng gây chảy máu trong quá trình điều trị với thuốc Blinatumomab như sau:
- Sử dụng dao cạo;
- Chơi các môn thể thao tiếp xúc mạnh, có khả năng gây thương tích hoặc chảy máu;
- Dùng đồng thời Blinatumomab với Aspirin hoặc các thuốc chống viêm không steroid (NSAID);
- Sử dụng chỉ nha khoa, tăm xỉa răng;
- Không chải răng bằng bàn chải lông quá cứng.
3.7. Các tác dụng phụ quan trọng nhưng ít phổ biến của Blinatumomab
- Viêm tụy: Thuốc Blinatumomab có thể gây viêm tụy, báo cho bác sĩ biết nếu bệnh nhân bị đầy hơi, khó tiêu, phân có mỡ, chán ăn, đổ mồ hôi, đau bụng hoặc sụt cân.
- Hội chứng ly giải khối u: Nếu có một số lượng lớn tế bào khối u trong cơ thể trước khi điều trị, bệnh nhân có nguy cơ mắc hội chứng ly giải khối u xảy ra khi các tế bào khối u chết quá nhanh và chất thải của chúng lấn át cơ thể. Lúc này bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng thuốc (allopurinol) và dịch truyền tĩnh mạch để giúp ngăn ngừa điều này. Nếu người bệnh vẫn cảm thấy buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc hôn mê (buồn ngủ, uể oải), hãy thông báo cho bác sĩ ung thư ngay lập tức.
- Blinatumomab có thể ảnh hưởng đến chức năng thận, bác sĩ sẽ theo dõi chức năng thận của bệnh nhân bằng xét nghiệm máu, bệnh nhân cần có ít hoặc không có lượng nước tiểu.
- Độc tính với gan: Thuốc Blinatumomab có thể gây nhiễm độc gan, cần sử dụng các xét nghiệm máu để xét nghiệm chức năng gan. Thông báo cho bác sĩ ngay nếu người bệnh nhận thấy da hoặc mắt bị vàng, nước tiểu có màu sẫm hoặc nâu, đau ở bụng... đây có thể là dấu hiệu của nhiễm độc gan.
3.8. Blinatumomab ảnh hưởng đến sinh sản như thế nào?
Việc cho thai nhi tiếp xúc với thuốc Blinatumomab có thể dẫn đến các dị tật bẩm sinh, vì vậy bệnh nhân không nên mang thai hoặc làm cha trong thời gian điều trị ung thư bằng thuốc Blinatumomab. Việc áp dụng các biện pháp ngừa thai hay kiểm soát sinh đẻ hiệu quả là vô cùng cần thiết, đặc biệt là trong quá trình điều trị và ít nhất 1 tuần sau khi kết thúc liệu pháp Blinatumomab. Ngay cả khi chu kỳ kinh nguyệt không còn hoặc bệnh nhân tin rằng bản thân không sản xuất tinh trùng thì khả năng thụ thai vẫn có thể xảy ra. Lưu ý người bệnh không cho con bú trong khi thời gian thuốc Blinatumomab và ít nhất 1 tuần sau khi kết thúc điều trị.
Tóm lại, Blinatumomab một loại kháng thể đơn dòng tương tác tế bào T đặc hiệu kép (BiTE). Hoạt chất này hoạt động bằng cách kích hoạt các tế bào T của cơ thể (một phần của hệ thống miễn dịch) nhắm mục tiêu và tiêu diệt các tế bào có protein CD19 trên bề mặt của chúng. CD19 được tìm thấy trên bề mặt của các tế bào trong bệnh bạch cầu tế bào B và u lympho. Thuốc Blinatumomab là thuốc điều trị chứng bạch cầu cấp tính.
Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: oncolink.org