Các bệnh u khớp thường gặp

Có 2 trường hợp u khớp thường gặp nhất đó là u sụn màng hoạt dịch và viêm màng hoạt dịch thể lông nốt sắc tố xuất hiện ở màng hoạt dịch của khớp. Đa phần các u khớp như u sụn khớp gối, u sụn khớp háng... đều lành tính nhưng tiến triển khu trú và có thể gây đau, tràn dịch tại khớp.

1. U sụn màng hoạt dịch

U sụn màng hoạt dịch hay còn được gọi là u xương sụn màng hoạt dịch, một dị sản màng hoạt dịch. Tổn thương đặc trưng của u bao hoạt dịch là các u sụn canxi hóa trong màng hoạt dịch, thường trở nên di động. Mỗi u sụn có thể nhỏ bằng kích thước hạt gạo và sưng đau khớp. Ít trường hợp u khớp chuyển dạng ác tính và thường bị tái phát.

Chẩn đoán u sụn màng hoạt dịch thường dựa vào hình ảnh chụp CT hoặc MRI. Điều trị u sụn màng hoạt dịch có thể chỉ cần làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh, nhưng nếu xuất hiện những triệu chứng cơ học điển hình thì cần tiến hành phẫu thuật mổ mở hoặc phẫu thuật nội soi nhằm loại bỏ các khối u sụn hoặc màng hoạt dịch.

2. Viêm màng hoạt dịch thể lông nốt sắc tố

Viêm màng hoạt dịch thể lông nốt sắc tố được coi là u màng hoạt dịch. Màng hoạt dịch trở nên dày và có chứa Hemosiderin, làm cho nó có màu đỏ của máu và được thể hiện trên phim chụp MRI. Tổn thương có xu hướng xâm lấn vào cấu trúc xương lân cận, gây ra các tổn thương dạng nang và tổn thương sụn khớp. Vị trí viêm màng hoạt dịch thể lông nốt sắc tố thường xuất hiện ở một vị trí tại khớp, tuy nhiên cũng có trường hợp có thể xuất hiện ở nhiều khớp.

Giai đoạn muộn của viêm màng hoạt dịch thể lông nốt sắc tố có thể đòi hỏi phải thay khớp toàn bộ, đặc biệt là sau khi tái phát. Một số ít trường hợp xạ trị được sử dụng sau khi phẫu thuật cắt bỏ màng hoạt dịch vài lần.


Đa phần tổn thương u sụn khớp gối đều lành tính
Đa phần tổn thương u sụn khớp gối đều lành tính

3. Phương pháp điều trị u sụn khớp gối

Thông thường u sụn khớp gối có thể sống chung với nó, việc điều trị được quyết định bởi nhiều yếu tố khác nhau như:

  • Tuổi, tiền sử bệnh tật và tình trạng sức khỏe toàn thân.
  • Sự tiến triển của các khối u khớp gối, u đầu gối hay bất kỳ vị trí u nào khác.
  • Sự đáp ứng với điều trị của người bệnh như thuốc, phẫu thuật, hay những phương pháp điều trị khác.
  • Mong muốn của người bệnh về nhiều khía cạnh khác nhau như thẩm mỹ và vận động.

Điều trị u sụn khớp gối phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như vị trí, kích thước, số lượng u, mức độ ảnh hưởng đến toàn thân và vận động của khớp. Những phương pháp điều trị u khớp có thể là:

  • Phẫu thuật để lấy bỏ khối u;
  • Thuốc giảm đau và các loại thuốc để kiểm soát các triệu chứng;

Nếu trong trường hợp có u khớp nhưng không xuất hiện triệu chứng của bệnh thì có thể không cần can thiệp nhưng phải theo dõi và kiểm tra sức khỏe định kỳ. Điều trị u khớp bằng phẫu thuật ngoại khoa nếu có thì nên can thiệp vào giai đoạn muộn của bệnh (khi trẻ gần đến tuổi trưởng thành), nếu không vẫn có khả năng tái phát.

Tóm lại, u khớp là bệnh hiếm gặp, đa phần do những khối u lân cận lan rộng từ xương hoặc phần mềm. Hai trường hợp u khớp thường gặp nhất đó là u bao hoạt dịch và viêm màng hoạt dịch thể lông nốt sắc tố. Điều trị u khớp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhưng đa phần u khớp lành tính và người bệnh có thể sống chung với nó. Do vậy, bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị cũng như chế độ sinh hoạt nhằm đảm bảo sức khỏe và phòng ngừa bệnh tiến triển nặng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe