Bơi lội trong kỳ kinh nguyệt: Những điều cần lưu ý

Bơi lội trong kỳ kinh nguyệt là vấn đề mà nhiều chị em băn khoăn. Mặc dù việc bơi trong thời gian này hoàn toàn có thể thực hiện được nhưng cũng cần lưu ý một số điều để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu các lợi ích của việc bơi lội trong kỳ kinh và những điều cần chú ý để giúp phụ nữ tự tin hơn khi tham gia hoạt động này.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc Trung tâm Sức khoẻ phụ nữ và Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Những quan điểm sai lầm về bơi lội trong kỳ kinh nguyệt

Bơi lội trong kỳ kinh nguyệt là hoàn toàn khả thi bằng cách sử dụng băng vệ sinh hoặc cốc nguyệt san để giữ dòng chảy của máu kinh nguyệt. Những phương pháp này đã được sử dụng bởi những vận động viên bơi chuyên nghiệp khi tham gia các cuộc đua lớn trong khi có kinh nguyệt.

Ngoài ra, đau nhức trong kỳ kinh nguyệt có thể khiến một số người không muốn bơi nhưng việc tập thể dục thực sự có thể giảm đau kinh nguyệt. Nghiên cứu với 70 phụ nữ có chu kỳ kinh thường xuyên cho thấy, việc tập thể dục đều đặn trong vòng bốn tuần dẫn đến giảm đau.  

Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy rằng, việc tham gia 30 phút tập thể dục, thực hiện ba lần mỗi tuần, có thể giảm đáng kể tình trạng đau kinh sau tám tuần. 

Bơi lội trong kỳ kinh nguyệt có thể làm giảm đau bụng.
Bơi lội trong kỳ kinh nguyệt có thể làm giảm đau bụng.

Việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế được khuyến khích đối với chị em có tình trạng đau bụng kinh nặng vì triệu chứng này có thể là dấu hiệu của cơ tuyến tử cung, co hẹp cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung hoặc u nang tử cung.

2. Các phương pháp hỗ trợ đi bơi trong kỳ kinh

Dòng kinh nguyệt sẽ dừng lại khi chìm trong nước do áp suất nước là không chính xác. Mặc dù áp suất nước có thể làm giảm dòng chảy nhưng kinh nguyệt vẫn sẽ tiếp tục chảy ra ngoài. Do đó, việc sử dụng băng vệ sinh hoặc cốc nguyệt san khi bơi lội trong kỳ kinh nguyệt là rất quan trọng.

2.1. Băng vệ sinh

Băng vệ sinh thường được làm từ bông, tơ nhân tạo hoặc sự kết hợp của các sợi này. Nếu có ý định bơi lội khi đang trong kỳ kinh, nữ giới có thể sử dụng băng vệ sinh. Tuy nhiên, băng vệ sinh có thể hấp thụ nước và gây ra ẩm ướt, do đó chị em nên thay băng vệ sinh ngay sau khi bơi.

Phụ nữ cần lưu ý, băng vệ sinh có liên quan đến hội chứng sốc độc tố (TSS) - một biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng do các độc tố do vi khuẩn Staphylococcus aureus (staph) hoặc vi khuẩn nhóm A Streptococcus (strep) tạo ra. TSS có thể ảnh hưởng đến các cá nhân mới trải qua phẫu thuật, bị cắt hoặc bỏng, mắc bệnh nhiễm virus như thủy đậu, cúm hoặc đã sử dụng băng vệ sinh, cốc tránh thai hay cốc nguyệt san.

Các triệu chứng của TSS có thể bao gồm sốt cao đột ngột, đau đầu, co giật, huyết áp thấp, một vết phát ban giống như cháy nắng (đặc biệt là trên lòng bàn tay và đầu gối), buồn nôn hoặc tiêu chảy, đau cơ và đỏ mắt, cổ họng và miệng.

Để giảm thiểu nguy cơ của TSS, các chuyên gia khuyến nghị:

  • Rửa tay trước và sau khi sử dụng băng vệ sinh.
  • Thay băng vệ sinh mỗi 4 đến 8 giờ và vứt bỏ sau sử dụng đúng cách.
  • Chỉ sử dụng băng vệ sinh khi có kinh nguyệt.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu gặp đau hoặc các triệu chứng không mong muốn khi đặt hoặc sử dụng băng vệ sinh, ngừng sử dụng nếu có phản ứng dị ứng xảy ra.
  • Hãy nhớ rằng, không tái sử dụng vì có rủi ro nhiễm trùng.

2.2. Cốc nguyệt san

Cốc nguyệt san thường được làm từ cao su hoặc silicon, là loại cốc linh hoạt được đặt vào âm đạo để lấy máu kinh. Chúng không hấp thụ dòng kinh nguyệt, vì thế cần phải được lấy ra và làm sạch.

Việc sử dụng các cốc nguyệt san được coi là an toàn, nguy cơ nhiễm trùng thấp hơn so với băng vệ sinh. Ngoài ra, vì cốc nguyệt san có thể tái sử dụng nên sẽ có chi phí thấp và tạo ra ít rác thải hơn so với băng vệ sinh. Đây là một trong những lựa chọn an toàn và hiệu quả để sử dụng khi bơi lội trong kỳ kinh nguyệt

Cốc nguyệt san là biện pháp hữu hiệu hỗ trợ phụ nữ khi đến kỳ kinh.
Cốc nguyệt san là biện pháp hữu hiệu hỗ trợ phụ nữ khi đến kỳ kinh.

2.3. Đồ bơi chuyên dụng cho kỳ kinh nguyệt

Quần áo tắm hoặc đồ lót dành cho kỳ kinh được thiết kế để hấp thụ và tái sử dụng, hoạt động tương tự như băng vệ sinh nhưng được tích hợp vào lớp lót của quần tắm hoặc đồ lót. Với cấu trúc bằng nhiều lớp vật liệu mỏng, chúng hiệu quả trong việc giữ máu kinh. Tùy thuộc vào loại được chọn và lượng máu kinh, những sản phẩm này có thể hút được lượng máu kinh tương đương với một đến hai băng vệ sinh.

Các chuyên gia khuyến khích thay và giặt đồ lót dành cho kỳ kinh ít nhất mỗi 12 giờ. Mặc dù quần áo tắm hoặc đồ lót dành cho kỳ kinh có vẻ đắt đỏ nhưng khi sử dụng lâu dài, chi phí sẽ rẻ hơn so với băng vệ sinh. Đồ bơi hoặc đồ lót là một lựa chọn tối ưu cho các bạn nữ mỗi khi muốn bơi lội trong kỳ kinh nguyệt. 

Đồ bơi chuyên dùng trong kỳ kinh giúp tiết kiệm chi phí.
Đồ bơi chuyên dùng trong kỳ kinh giúp tiết kiệm chi phí.

Bơi lội trong thời kỳ kinh nguyệt luôn là một vấn đề khiến các chị em phụ nữ e ngại và lo lắng. Tuy nhiên, hiện nay đã có những biện pháp hữu hiệu giúp cho phụ nữ không còn ngần ngại về vấn đề này nữa. Khi sử dụng những sản phẩm chuyên dụng để bơi lội trong kỳ kinh nguyệt, chị em cần nên cân nhắc để lựa chọn phù hợp. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe