Bó bột gãy xương bàn chân: Cần lưu ý gì?

Gãy xương bàn chân có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Tuỳ theo lực, cơ chế tác động và những tổn thương khác, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng từ nhẹ đến nặng khác nhau. Bó bột là một trong những phương pháp điều trị gãy xương bàn chân phổ biến, bệnh nhân cần phải lưu ý một số vấn đề để quá trình hồi phục diễn ra tốt hơn.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của ThS.BS Lê Quang Minh - Trưởng Đơn Nguyên Khoa Ngoại Tổng Hợp - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

1. Gãy xương bàn chân là gì?  

Khung xương bàn chân con người bao gồm 26 xương nhỏ, các xương này liên kết và phối hợp với nhau để thực hiện những cử động của bàn chân và chịu trọng lượng cơ thể.

Xương bàn chân là cấu trúc chịu lực tỳ cho cơ thể nên khi xảy ra chấn thương rất dễ dẫn tới gãy xương gây mất vận động cho người bệnh và nhiều biến chứng nguy hiểm.

Gãy xương bàn chân xảy ra khi có lực tác động mạnh, đột ngột. Đồng thời, chấn thương cũng có thể đi kèm với tổn thương ở phần mềm xung quanh.  

Tùy thuộc vào lực tác động và cơ chế gây chấn thương, cũng như các tổn thương khác, bệnh nhân có thể trải qua các triệu chứng từ nhẹ đến nặng khác nhau.

2. Nguyên nhân  

Gãy xương bàn chân có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng đa số là do các yếu tố sau:

  • Va chạm trong các hoạt động thể thao như đá bóng hoặc không may va phải vật cứng, gây gãy xương ở ngón chân.
  • Tiếp xúc sai tư thế khi ngã từ độ cao, có thể dẫn đến gãy xương ở gót chân.
  • Tai nạn giao thông hoặc các tai nạn trong sinh hoạt hàng ngày cũng là nguyên nhân phổ biến gây gãy xương bàn chân. 

Trắc nghiệm: Sự khác biệt thực sự giữa nam và nữ

Đàn ông và phụ nữ vừa có điểm tương đồng, nhưng cũng không ít những điều khác biệt. Sự khác biệt đó giúp cả hai giới đảm nhận phù hợp vai trò riêng của mình, cũng như thu hút lẫn nhau… Hãy cùng khám phá qua bài trắc nghiệm sau để thông hiểu và đồng cảm cho nhau hơn.

Bài dịch từ: webmd.com

Tình trạng gãy xương bàn chân thường xảy ra khi va chạm trong các hoạt động thể thao
Tình trạng gãy xương bàn chân thường xảy ra khi va chạm trong các hoạt động thể thao

3. Một số triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng thường gặp ở người bị gãy xương bàn chân bao gồm:

  • Xuất hiện các vết bầm tím và cảm giác đau ở vùng xương gãy, nhạy cảm khi có các tác động xung quanh.
  • Sưng to ở vùng xương gãy.
  • Mất khả năng vận động ở vùng xương bị gãy.
  • Xương có thể bị biến dạng gãy, chọc ra ngoài da hoặc bàn chân bị biến dạng.

4. Những điều cần chú ý sau bó bột

Sau khi bó bột, bệnh nhân cần kiểm tra xem các đầu ngón chân có bị tím tái, đổi màu, sưng đau quá mức, tê bì hoặc mất cảm giác hay không. Đây là những dấu hiệu cho thấy bó bột quá chật, gây cản trở cho quá trình lưu thông máu đến bàn chân. Nếu kéo dài hơn 6 giờ, tình trạng này có thể dẫn đến hoại tử và thậm chí phải thực hiện đoạn chi. 

Bệnh nhân bó bột do gãy xương thường có triệu chứng là sưng, phù nề
Bệnh nhân bó bột do gãy xương thường có triệu chứng là sưng, phù nề

Bên cạnh đó, bệnh nhân gãy xương bàn chân sau khi bó bột thường có các triệu chứng như sưng, phù nề, cảm giác chật và căng tức do áp lực từ bột bó. Nguyên nhân của tình trạng này là do cơ chế tuần hoàn bị ứ trệ.  

Xương gãy gây kích thích máu đến ổ gãy nhiều hơn, điều này khiến cho máu lưu thông bị cản trở, từ đó gây ra sưng đau. Để giảm bớt sưng đau, bệnh nhân có thể áp dụng những biện pháp như sau:

  • Tập vận động sớm để kích thích sự co cơ ép tĩnh mạch máu ngoại vi, từ đó giúp máu trở về tim dễ dàng hơn và giảm sưng nề.
  • Kê vùng chân gãy lên cao hơn so với mức của lồng ngực khoảng 20cm, giúp lưu thông máu tĩnh mạch một cách dễ dàng hơn.
  • Bệnh nhân sau khi bó bột vẫn cần tập vận động sớm, bao gồm gồng cơ trong bột, để tránh tình trạng teo cơ và khó khăn trong việc vận động trở lại sau này.

Sau khi tháo bột, một số bệnh nhân vẫn có thể gặp triệu chứng sưng nề. Tình trạng này là bình thường do bó bột kéo dài làm cho các mạch máu không hoạt động bình thường, gây sưng nề.  

Tuy nhiên, nếu có tình trạng sưng nhiều kèm theo viêm da, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra thêm. Trong trường hợp này, bệnh nhân không được sử dụng dầu nóng để xoa bóp khu vực bị sưng mà chỉ nên sử dụng chườm lạnh để giảm viêm và đau. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe