Bệnh co thắt đại tràng

Co thắt đại tràng thường đi kèm với hội chứng ruột kích thích (IBS). Tuy nhiên, không phải tất cả những người mắc IBS đều gặp tình trạng tăng nhu động ruột hoặc tiêu chảy nên thuật ngữ này không áp dụng cho tất cả những người mắc IBS. Ngoài ra, nếu co thắt đại tràng diễn ra thường xuyên có thể gây nhiều phiền phức cho cuộc sống hằng ngày của người bệnh.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của ThS. BS Mai Viễn Phương - Trưởng đơn nguyên Nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - BV ĐKQT Vinmec Central Park. 

1. Tổng quan

Co thắt đại tràng xảy ra khi các cơ trong ruột kết tự co thắt mạnh mẽ và đột ngột. Đại tràng là một phần của ruột già có nhiệm vụ quan trọng trong việc hình thành, lưu trữ, bài tiết phân.

Ngoài hội chứng ruột kích thích, co thắt đại tràng còn phát sinh do các vấn đề hoặc tình trạng sức khỏe khác. Đôi khi, tình trạng này xảy ra mà không có nguyên nhân cụ thể.

Các cơ trong ruột kết co lại để giúp phân di chuyển qua phần dưới của đường tiêu hóa (GI). Trong trường hợp co thắt đại tràng, các cơ niêm mạc của đại tràng co thắt hoặc thắt lại một cách không có tổ chức. Những cơn co thắt này thường gây ra cảm giác đau đớn và khó chịu, trong khi các cơn co thắt bình thường thì ít khi gây ra cảm giác đau.

Triệu chứng của co thắt đại tràng không chỉ dừng lại ở cơn đau. Ngay khi cơn co thắt xuất hiện, người bệnh thường sẽ có cảm giác bị đầy hơi và đột ngột muốn đi vệ sinh. Các triệu chứng cụ thể mà người bệnh gặp phải có thể thay đổi dựa trên nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của co thắt.

2. Nguyên nhân gây co thắt đại tràng

Co thắt đại tràng thường là một dấu hiệu của các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Hội chứng ruột kích thích thường là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến các cơn co thắt ở đại tràng. Ngoài ra, một số yếu tố và bệnh lý khác cũng góp phần dẫn đến đại tràng co thắt, bao gồm:

Các triệu chứng của co thắt đại tràng thường tương tự như Hội chứng ruột kích thích (IBS). Do đó, người bệnh nên hẹn gặp và trao đổi với bác sĩ để xác định nguyên nhân chính xác của các triệu chứng là do đại tràng co thắt hay một tình trạng khác như IBS gây ra.

Cho đến hiện nay, nguyên nhân cụ thể của tình trạng đại tràng co thắt vẫn chưa được xác định chính xác.

Triệu chứng của IBS thường trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh căng thẳng, lo lắng nhiều hơn bình thường hoặc tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo, cùng với những yếu tố gây bệnh khác. Mặc dù các vấn đề tương tự có khả năng gây ra co thắt ruột kết nhưng mối quan hệ không hoàn toàn rõ ràng.

3. Triệu chứng bệnh co thắt đại tràng

Các triệu chứng của co thắt đại tràng biến đổi tùy theo từng người, mức độ nghiêm trọng cũng khác nhau ở mỗi trường hợp. Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng thường gặp:

  • Đau bụng đột ngột và dữ dội thường tập trung ở vùng bụng dưới bên trái, đây là một trong những biểu hiện phổ biến khi mắc phải co thắt đại tràng. Cường độ của cơn đau thay đổi tùy theo từng cơn co thắt.
  • Đầy hơi hoặc chướng bụng có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào trong ngày, không phụ thuộc vào chế độ ăn uống.
  • Cơn co thắt cơ của đại tràng có khả năng kích thích nhu động ruột, khiến người bệnh cảm thấy cần phải đi vệ sinh ngay lập tức  
  • Những người mắc đại tràng co thắt thay đổi nhu động ruột nên thường bị xen kẽ giữa tiêu chảy và táo bón khi đi tiêu.
  • Tình trạng không nhất quán trong nhu động ruột khiến cơ thể không thể hình thành phân đầy đủ, dẫn đến tình trạng phân lỏng khi đi ngoài.
  • Xuất hiện chất nhầy trong hoặc trắng phân khi đi tiêu, đây là một biểu hiện phổ biến của đại tràng co thắt và hội chứng ruột kích thích. 
Co thắt đại tràng khiến người bệnh đau bụng dữ dội đột ngột
Co thắt đại tràng khiến người bệnh đau bụng dữ dội đột ngột

4. Các biến chứng và khi nào đến gặp bác sĩ

Tình trạng co thắt đại tràng đôi khi có thể gây ra những triệu chứng nghiêm trọng, nhưng sau đó giảm đi một cách đáng kể. Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về mức độ nghiêm trọng này vẫn chưa được xác định rõ nhưng thường không phải là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Thời điểm người bệnh cần tìm kiếm chăm sóc y tế ngay lập tức là khi có dấu hiệu tắc ruột.

Các dấu hiệu của tắc nghẽn bao gồm:

  • Đau bụng hoặc đau bụng dữ dội
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Không thể đi tiêu

Chất lỏng và phân tích tụ trong ruột có thể là một tình trạng nguy hiểm đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời và chính xác.

Nếu thường xuyên gặp phải các vấn đề như co thắt đại tràng hoặc các triệu chứng tương tự, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bác sĩ sẽ giúp người bệnh tìm ra nguyên nhân và đề xuất các phương pháp điều trị phù hợp.

Sau khi được chẩn đoán, người bệnh và bác sĩ nên bắt đầu điều trị để ngăn chặn tình trạng tái phát co thắt. Nếu tình trạng vẫn tiếp tục, người bệnh và bác sĩ cần cùng nhau lập kế hoạch để xử lý bất kỳ tác dụng phụ nào mà co thắt gây ra.

5. Những lựa chọn điều trị co thắt đại tràng

Quá trình điều trị đại tràng co thắt nhằm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng gây ra bởi tình trạng này. Hiện tại, không có phương pháp điều trị nào có thể loại bỏ hoàn toàn hoặc ngăn ngừa tình trạng này vĩnh viễn.

Nếu đã được chẩn đoán mắc co thắt đại tràng, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về các phương pháp điều trị để kiểm soát bệnh: 

5.1 Thay đổi lối sống

  • Kiểm soát căng thẳng là một phần quan trọng trong quá trình điều trị. Người bệnh cần học cách kiểm soát căng thẳng và giảm thiểu ảnh hưởng của căng thẳng đối với cả sức khỏe tinh thần và thể chất. Điều này giúp ngăn ngừa co thắt đại tràng tái phát trong tương lai.
  • Tăng cường hoạt động thể chất và tập thể dục thường xuyên giúp duy trì hoạt động của hệ tiêu hóa ở mức tốt nhất.  
  • Tiêu thụ nhiều chất xơ là một phương pháp quan trọng để bổ sung lượng lớn phân, giảm nguy cơ phân lỏng hoặc phân sệt. Các nguồn chất xơ dồi dào bao gồm trái cây, rau cải, ngũ cốc nguyên hạt, đậu và các loại hạt.
  • Đồng thời, người bệnh cũng nên hạn chế tiêu thụ chất béo, giúp làm giảm kích thích cho ruột kết, làm dịu cơn co thắt và ngăn ngừa tình trạng này tái phát.  
  • Ngoài ra, khi người bệnh giảm hoặc bỏ hoàn toàn rượu và thuốc lá cũng đồng nghĩa với việc ngăn chặn tình trạng co thắt trong tương lai vì rượu và thuốc lá có đều can thiệp vào chức năng tiêu hóa. 

5.2 Các lựa chọn y tế

Người bị bệnh co thắt đại tràng có thể nhờ bác sĩ tư vấn các loại thuốc giúp giảm triệu chứng như:

  • Thuốc chống tiêu chảy dù được kê đơn hay không đều có thể làm giảm triệu chứng co thắt đại tràng và chấm dứt tiêu chảy.
  • Các loại thuốc chống co thắt được sử dụng để làm dịu cơ và giảm cơn co thắt nghiêm trọng do đại tràng co thắt.
Người bệnh có thể bổ sung chất xơ có trong các loại ngũ cốc nguyên hạt
Người bệnh có thể bổ sung chất xơ có trong các loại ngũ cốc nguyên hạt

6. Biện pháp phòng ngừa

6.1 Thực phẩm nên ăn

  • Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu protein dễ tiêu với lượng phù hợp bao gồm thịt không mỡ, cá, đậu nành...
  • Thêm vào chế độ ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, giúp cung cấp đủ chất xơ cho cơ thể, giúp tiêu hóa dễ dàng hơn và ngăn chặn tình trạng táo bón.
  • Ăn sữa chua mỗi ngày giúp kích thích quá trình phát triển của vi khuẩn có lợi, hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa tốt hơn.
  • Đảm bảo uống khoảng 2-2,5 lít nước mỗi ngày, có thể uống nước lọc hoặc thay thế bằng các loại nước ép, sinh tố rau củ quả.
  • Khi ăn, hãy chậm rãi và nhai kỹ. Thói quen này giúp hạn chế việc nuốt phải không khí, giảm cảm giác đầy bụng và chướng hơi, ống tiêu hoá giảm nguy cơ bị căng giãn đột ngột. Điều này giúp hạn chế sự co bóp của ruột, giảm số lần đi ngoài và giảm đau.

6.2 Thực phẩm nên tránh

  • Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm khó tiêu như dưa muối, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm sống và chưa được chế biến kỹ lưỡng.  
  • Thực phẩm sống như gỏi cá, tiết canh và rau sống cũng làm các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Tránh uống các loại đồ uống chứa cồn, cafein, chất kích thích và nước ngọt có gas.
  • Hạn chế ăn các món gia vị cay và đồ chua nếu xuất hiện các triệu chứng của viêm đại tràng co thắt.
  • Chế phẩm từ sữa chứa đường lactose rất khó tiêu hóa, gây ra tiêu chảy, đau bụng và táo bón (trừ sữa chua).
  • Tránh tiêu thụ các món ăn cứng, sản phẩm lên men, hải sản, bánh ngọt và sữa khi bị tiêu chảy.

6.3 Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày

Đối với những người mắc bệnh viêm đại tràng co thắt, quá trình tập thể dục hàng ngày có khả năng cải thiện các triệu chứng như đau bụng và đầy hơi, cũng như mang lại cảm giác thoải mái, từ đó hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả hơn.

Co thắt đại tràng là một vấn đề phổ biến, thường liên quan đến hội chứng ruột kích thích, tuy nhiên cũng có thể xảy ra mà không có nguyên nhân cụ thể. Dù tình trạng này gây ra cảm giác đau hoặc không thoải mái tạm thời nhưng hiếm khi gây ra những vấn đề đáng lo ngại.

Người bệnh nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ để xác định các vấn đề sức khỏe gây ra các cơn co thắt. Bác sĩ cũng hỗ trợ người bệnh tìm kiếm các phương pháp điều trị để ngăn ngừa hoặc giảm các biến chứng liên quan đến co thắt.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec được nhiều bệnh nhân tin tưởng là địa chỉ uy tín để thực hiện chẩn đoán và điều trị các vấn đề về tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, co thắt đại tràng, bệnh lý gây tiêu chảy mạn tính, bệnh Crohn, niêm mạc dạ dày lạc chỗ ở thực quản, và thực quản trào ngược.

Với cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, Bệnh viện Vinmec cam kết tận tâm và tận lực trong quá trình khám chữa bệnh. Khách hàng có thể yên tâm với dịch vụ nội soi dạ dày, thực quản được cung cấp tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe