Đa số các trường hợp bé 4 tuổi không biết nhai đều là do ăn dặm sai phương pháp hoặc tập ăn không hợp lý. Dưới đây là một số nguyên nhân và giải pháp hiệu quả giúp trẻ nhai thức ăn hiệu quả, hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện.
1. Tìm hiểu về hoạt động nhai
Nhai là quá trình thức ăn được nghiền bởi răng. Đây là bước đầu tiên của quá trình tiêu hóa và nó làm tăng diện tích bề mặt của thực phẩm để cho phép các enzym tiêu hóa phân hủy hiệu quả hơn.
Khi được khoảng 6 tháng tuổi, trẻ sơ sinh bắt đầu khám phá thức ăn bằng cách sử dụng kiểu cắn và nhả. Trẻ sơ sinh bắt đầu hoạt động miệng sớm nhất là từ 7 đến 8 tháng khi chúng được làm quen với thức ăn và kết cấu mới. Chúng cố gắng điều khiển thức ăn trong miệng để trải nghiệm mùi vị, điều này sẽ đặt nền tảng cho việc nhai thức ăn sau này. Khi chế độ ăn của trẻ sơ sinh thay đổi dần từ kết cấu mềm sang đặc, trẻ bắt đầu cử động lưỡi và má nhiều hơn, giúp phát triển phản xạ nhai của trẻ hơn nữa.
Khi trẻ qua sinh nhật đầu tiên, chúng phát triển khả năng phối hợp tốt hơn để nhai thức ăn đúng cách. Sự phối hợp này chủ yếu liên quan đến sự di chuyển của thức ăn bằng lưỡi - sang bên để nhai, đến trung tâm và sang bên kia. Chuyển động từ bên này sang bên kia tạo thành hành động nhai. Ở giai đoạn này, các giác quan của bé đã phát triển đủ để đánh giá xem thức ăn có cần nhai thêm hay không. Nếu có, bé sẽ chuyển thức ăn từ bên này sang bên kia và nhai lại. Còn khi đã nhai đủ, thức ăn được đẩy xuống cổ họng để nuốt. Quá trình này được điều chỉnh tốt hơn khi trẻ lên 2 hoặc 3 tuổi, hoàn thiện hơn ở độ tuổi 4 – 5 khi cơ nhai trơn tru và nhanh hơn.
2. Nguyên nhân bé 4 tuổi không biết nhai thức ăn
Có rất nhiều bé 4 tuổi không biết nhai, chỉ nuốt chửng thức ăn và điều này sẽ cực kỳ nguy hại cho đường ruột của bé như đầy bụng khó tiêu. Trường hợp mẹ tiếp tục cho bé ăn cơm chan canh hay ăn cháo lại càng làm bé lười nhai hơn nữa.
Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến bé không nhai thức ăn:
- Thiếu quan tâm đến thực phẩm: Nhiều cha mẹ khi chuẩn bị đồ ăn cho con không chú trọng đến việc đa dạng các món ăn khiến trẻ bị nhàm chán. Đôi khi trẻ cũng có sở thích với những thức ăn dễ nhai khiến chúng mất hứng thú muốn thử những thức ăn có mùi vị và kết cấu khác nhau.
- Sự thiếu vắng của thực phẩm rắn ngay từ giai đoạn bắt đầu ăn dặm: Khi trẻ được gần 1 tuổi, nên cho trẻ ăn các loại thức ăn có mùi vị và kết cấu khác nhau. Đối với một đứa trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào sữa mẹ ở độ tuổi này, nhai có thể là một nhiệm vụ khá khó khăn để xử lý sau này trong cuộc sống.
- Chậm trễ trong việc giới thiệu thực phẩm rắn: Nhai là một kỹ năng cần phát triển khá sớm trong cuộc sống. Nếu bạn chỉ cho trẻ ăn thức ăn đặc sau khi trẻ đã lớn, con bạn có thể gặp khó khăn trong việc chấp nhận những món ăn như vậy và thích uống sữa hay ăn những món ăn lỏng hơn.
- Trẻ phản ứng lại với áp lực ép ăn của bạn bằng cách ngậm: Bạn bị ngộ nhận rằng thức ăn bạn chế biến cho trẻ cần được tiêu thụ hết và vô tình bạn đang ép trẻ ăn hết khẩu phần. Quá nhiều áp lực khiến trẻ giảm cảm giác thèm ăn, không còn hứng thú với thức ăn và thay vì nhai thì chúng sẽ ngậm.
- Đồ ăn vặt quá nhiều: Nếu trẻ đã nhận được đủ calo bởi các món ăn nhẹ thì điều chắc chắn là khi vào bữa ăn chính chúng sẽ không thể ăn hết khẩu phần ăn. Việc quá no cũng khiến trẻ không còn hứng thú với bữa ăn chính và việc bé không nhai thức ăn cũng là điều đương nhiên.
- Trẻ gặp các vấn đề dị tật hàm hay các vấn đề về tiêu hoá.
- Trẻ bị phân tâm bởi các món đồ chơi hay chương trình tivi do vừa ăn vừa chơi hay vừa ăn vừa xem tivi.
Trẻ ăn không nhai trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng ngậm thức ăn, chán ăn và mất cảm giác thèm ăn, nguy hiểm hơn là biếng ăn. Bé 4 tuổi không biết nhai sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hoá của trẻ, chức năng của cơ hàm bị ảnh hưởng, dạ dày hoạt động không đúng chức năng có thể quá tải vì đồ ăn không được nghiền ở mức phù hợp hay các enzyme tiêu hoá không hoạt động được hết công suất để tiêu hoá thức ăn do liên tục chỉ có thức ăn lỏng.
3. Cách giúp trẻ 4 tuổi nhai thức ăn
Bé 4 tuổi không chịu nhai khi ăn là điều đáng lo ngại, bởi ở thời điểm này trẻ đang dần thích nghi hơn với việc ăn như người lớn và thành thục hoạt động nhai, cắn xé thức ăn. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn và bạn đã áp dụng nhiều cách mà không thành công thì hãy tham khảo một vài gợi ý dưới đây:
- Không nên nôn nóng ép bé nhai mà quát mắng bé, điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và khiến con rụt rè trước bữa ăn hơn. Vì vậy, phải đảm bảo rằng bạn không bị mất bình tĩnh khi cố gắng cho trẻ ăn và nhai thức ăn. Làm cho giờ ăn trở thành một hoạt động vui vẻ.
- Chọn loại thức ăn thích hợp: Chắc chắn rằng sẽ có những món trẻ thích thú khi ăn và mẹ hãy tìm tòi cách chế biến mới để làm phong phú thêm thực đơn cho trẻ. Tạo động lực để trẻ ăn uống tốt hơn. Có thể bắt đầu với những món mềm dễ ăn như rau luộc nhừ một chút, thịt hầm mềm, hoa quả cắt nhỏ.
- Cho trẻ ăn khi trẻ đói: Trẻ em thấy nhai là một hoạt động không cần thiết và sẽ làm mọi cách để tránh nó. Một đứa trẻ no bụng thậm chí hầu như không chạm vào bất kỳ đồ ăn nào đòi hỏi phải nhai. Do đó, hãy lật ngược tình thế bằng cách đưa ra những món đó khi cơn đói của trẻ lên đến đỉnh điểm. Ban đầu, trẻ có thể chống cự nhưng cơn đói sẽ sớm xâm chiếm và khiến trẻ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc ăn thức ăn bằng cách nhai kỹ.
- Để trẻ tự ăn: Trẻ không chịu nhai thường tự chủ và muốn làm mọi việc theo cách của chúng. Bạn cũng có thể sử dụng chính điểm này để làm lợi thế của mình. Chuẩn bị giờ ăn cho trẻ bằng các loại thức ăn trong bát và cho trẻ dùng thìa nhỏ hay đũa tập ăn. Bé sẽ thích thú hơn với việc có thể điều khiển và lựa chọn những món chúng thích. Đừng lo lắng nếu trẻ chỉ ăn ít một. Đó là một khởi đầu khá tốt của riêng chúng.
- Không cho trẻ vừa ăn vừa chơi hay xem tivi, điện thoại thông minh. Điều này sẽ làm trẻ phân tâm, không cảm nhận được thức ăn và có khi còn quên cả nhai.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên bổ sung thêm các vi chất cần thiết như: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Việc cải thiện triệu chứng có thể diễn ra trong thời gian dài nên khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng.
Trong trường hợp đã thử tất cả các cách trên và trẻ không hợp tác thì tốt nhất mẹ nên cho bé đến các trung tâm tư vấn dinh dưỡng để nhận được những tư vấn hợp lý đối với tình trạng của con.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong