Bài tập thể dục an toàn cho bệnh gout - Những lưu ý khi tập luyện

Việc tập luyện các bài tập thể dục an toàn cho bệnh gout rất quan trọng để hỗ trợ cho quá trình điều trị. Tuy nhiên, không phải bài tập nào cũng dễ thực hiện hoặc phù hợp với tất cả mọi trường hợp. Bài viết này sẽ liệt kê một số bài tập thể dục nên và không nên cho người mắc bệnh gout. 

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của BS Đỗ Văn Cường, Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

1. Các bài tập thể dục an toàn cho bệnh gout

1.1 Đi bộ

Đi bộ là một bài tập thể dục nhẹ nhàng, đơn giản, ít tác động, giúp cải thiện lưu thông máu và giảm sưng tấy ở khớp. Bệnh nhân gout nên đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày, với tốc độ vừa phải. Đi bộ nhanh còn có nhiều lợi ích khác như cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm căng thẳng và cải thiện tinh thần.

1.2 Bơi lội

Bơi lội là một bài tập thể dục toàn thân, giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp và sức khỏe tim mạch mà không gây áp lực lên khớp. Nên bơi lội ít nhất 30 phút mỗi ngày nếu có thể, với tốc độ vừa phải.

1.3 Đạp xe

Đạp xe là một bài tập thể dục hiệu quả cho người mắc bệnh gout. Bài tập này không chỉ giúp tăng cường cơ bắp chân mà còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe toàn diện.

Đạp xe là bài tập thể dục an toàn cho bệnh gout mà không ảnh hưởng đến các khớp
Đạp xe là bài tập thể dục an toàn cho bệnh gout mà không ảnh hưởng đến các khớp

Một trong những điểm mạnh của việc đạp xe đối với người mắc bệnh gout là việc thực hiện bài tập mà không gây quá nhiều căng thẳng lên các khớp, giúp giảm nguy cơ gây ra cơn đau và viêm nhiễm.

Ngoài ra, đạp xe còn là một hoạt động thú vị và thư giãn, giúp giảm căng thẳng và tăng cường tinh thần.

1.5 Yoga

Yoga giúp tăng cường sự linh hoạt và phạm vi chuyển động của khớp, đồng thời giảm căng thẳng và lo âu, những yếu tố có thể góp phần gây ra các đợt gout cấp. Nên tập bài yoga nhẹ và chú ý đến các tư thế không gây áp lực quá nhiều lên khớp bị ảnh hưởng.

1.6 Thái cực quyền

Thái cực quyền, còn được biết đến là Tai Chi, là một phương pháp võ thuật truyền thống của Trung Quốc. Tai Chi kết hợp các động tác di chuyển mềm mại, lưu động và tuần tự, thường được thực hiện một cách chậm rãi và kiên nhẫn, đặc biệt là các khớp như gối và khớp ngón chân, mà thường bị ảnh hưởng trong trường hợp của người mắc bệnh gout. Điều này rất thích hợp cho những người mắc bệnh gout.

2. Các bài tập thể dục người bệnh gout cần tránh

2.1 Nhảy dang tay chân

Nhảy dang tay chân là một trong những bài tập thuộc nhóm cardio, như một bài tập khởi động với các động tác nhảy và dang rộng hai chân, gây áp lực lớn lên các khớp - đặc biệt là khớp gối và khớp ngón chân, những vị trí thường xuyên bị đau bởi gout. Điều này có thể gây ra cơn đau và viêm nhiễm đối với những người mắc bệnh gout và có thể làm tăng nguy cơ gây ra các vấn đề khớp khác, chắc chắn không phải bài tập thể dục an toàn cho bệnh gout.

2.2 Burpees

Burpees là một chuỗi bài tập đòi hỏi sự kết hợp các động tác như nhảy lên, đạp chân ra sau, hít đất, và đứng dậy. Bài tập này đòi hỏi thực hiện nhiều động tác cùng lúc và áp lực lên các khớp, đặc biệt là khớp gối và khớp ngón chân, những vị trí thường bị ảnh hưởng bởi gout. 
Những động tác này có thể gây áp lực lên các khớp, gây đau và viêm nhiễm cho người mắc bệnh gout.

Burpees là bài tập cường độ cao người bệnh gout cần tránh.
Burpees là bài tập cường độ cao người bệnh gout cần tránh.

2.3 Nâng cao đùi 

Nâng cao đùi là một bài tập chạy nâng cao gối tại chỗ. Bài tập này tạo ra áp lực lớn lên các khớp, đặc biệt là khớp gối và khớp ngón chân, những vị trí bị ảnh hưởng của người mắc bệnh gout.

2.4 Chuỗi nhảy và gập gối

Chuỗi nhảy và gập gối là một bài tập phối hợp các động tác như nhảy tại chỗ sau đó chúng một chân phía trước, đồng thời gập gối. Với các tư thế này, người tập sẽ đổi chân liên tục. Bài tập này đòi hỏi sự tăng cường cơ bắp và khả năng nhảy, nhưng cũng đồng thời tạo ra áp lực lớn lên các khớp, đặc biệt là khớp gối và khớp ngón chân. Các động tác nhảy và thay đổi vị trí chân trong khi nhảy có thể gây ra căng thẳng và đau đớn, vì vậy động tác này cần bị loại bỏ khỏi nhóm bài tập thể dục an toàn cho bệnh gout.

2.5 Nhảy dây 

Tương tự như các bài tập thể dục trên, nhảy dây tạo ra một lượng lớn áp lực lên các khớp, đặc biệt là khớp gối và khớp ngón chân, những vị trí mà người bệnh gout bị ảnh hưởng. 

3. Lợi ích của tập thể dục đối với người bệnh gout

Ngoài việc lựa chọn các bài tập thể dục an toàn cho bệnh gout, việc tập thể dục có thể mang lại nhiều lợi ích cho những người mắc bệnh gout, bao gồm:

3.1 Giảm viêm

Một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh gout là viêm khớp. Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm viêm, đặc biệt là khi tập trung vào các bài tập cường độ thấp đến trung bình.

3.2 Giảm sự xâm nhập của tế bào miễn dịch

Tập thể dục ảnh hưởng đến khả năng của các tế bào miễn dịch như bạch cầu trung tính và đại thực bào xâm nhập vào vùng khớp trong quá trình viêm, giúp kiểm soát tình trạng viêm do tinh thể mononatri urate (MSU) gây ra.

3.3 Giảm nồng độ IL-1β trong khớp 

IL-1β là một cytokine gây viêm quan trọng liên quan đến bệnh gout. Thực hiện các bài tập cường độ thấp đến trung bình có thể giúp giảm nồng độ IL-1β ở vùng khớp trong thời gian bùng phát bệnh gout.

3.4 Giảm hoạt động của bạch cầu trung tính và biểu hiện TLR2

Tập thể dục cường độ thấp đến trung bình giúp giảm mức độ biểu hiện TLR2 trên một số tế bào miễn dịch gọi là bạch cầu trung tính.

3.5 Giúp giảm cân

Tăng cân và béo phì là yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh gout. Việc tập thể dục giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể có thể giảm nguy cơ này.

Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout
Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout

3.5 Giảm tình trạng kháng insulin

Tập thể dục có thể giúp giảm tình trạng kháng insulin, làm giảm nguy cơ bùng phát bệnh gout.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
 

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe