Bệnh Gout (gút) và tiểu đường có mối liên kết như thế nào với nhau?

Bệnh Gout (Gút) và tiểu đường là hai bệnh lý phức tạp của cơ thể, dường như không liên quan nhưng lại có một mối liên hệ mật thiết với nhau khiến người bệnh trở nên khốn khổ. Nếu một người mắc phải một trong hai bệnh này, khả năng cao sẽ dễ dàng mắc phải bệnh còn lại, thậm chí dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng về lâu dài.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của BSCK I Đỗ Thiên Ân - Bác sĩ Nội cơ xương khớp thuộc Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Bệnh Gout (gút) và tiểu đường có liên kết với nhau như thế nào?

Các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn về lý do cụ thể tại sao bệnh Gout (gút) và tiểu đường lại có mối liên hệ chặt chẽ. Bệnh Gout (gút) gây ra sự viêm trong cơ thể. Một số chuyên gia cho rằng tình trạng viêm cũng có thể đóng vai trò trong sự phát triển của bệnh tiểu đường.

Ngược lại, người mắc bệnh tiểu đường loại 2 thường có mức axit uric cao trong máu, có thể là do cơ thể tích tụ chất béo. Nếu bệnh nhân bị thừa cân, cơ thể sẽ sản xuất nhiều insulin hơn, gây khó khăn cho việc loại bỏ axit uric, điều này có thể dẫn đến bệnh Gout (gút). 

Sử dụng nhiều thức ăn không lành mạnh làm tăng lượng Axit Uric trong máu và gia tăng đường huyết khiến việc mắc bệnh gia tăng.
Sử dụng nhiều thức ăn không lành mạnh làm tăng lượng Axit Uric trong máu và gia tăng đường huyết khiến việc mắc bệnh gia tăng.

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra một mối liên hệ mạnh mẽ giữa hai tình trạng này. Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã xem xét hồ sơ sức khỏe của những người tham gia. Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng những người có mức axit uric trong máu cao hơn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn. Cụ thể, mỗi tăng 1 mg/dL axit uric tương ứng với việc tăng 20% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Một báo cáo khác với hơn 35.000 người mắc bệnh Gout (gút) cũng đã được tiến hành. Các nhà khoa học phát hiện rằng phụ nữ mắc bệnh Gout (gút) có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 71%, trong khi đàn ông mắc bệnh Gout (gút) có nguy cơ cao hơn 22%.

2. Những yếu tố tăng nguy cơ gây bệnh  

Có một số yếu tố có thể tăng nguy cơ mắc bệnh Gout (gút) hoặc tiểu đường loại 2 hoặc cả hai. Các yếu tố này bao gồm:

  • Béo phì và/hoặc thừa cân: Sự tích tụ mỡ trong cơ thể có thể tăng khả năng phát triển cả hai bệnh. Phần lớn tình trạng kháng insulin mà bạn thấy ở người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có liên quan đến béo phì. Mỡ bụng, đặc biệt là mỡ nội tạng, cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường, các vấn đề về gan và một số loại ung thư.
  • Huyết áp cao: Huyết áp cao liên quan đến cả bệnh Gout (gút) và tiểu đường. Hơn 70% người mắc bệnh Gout (gút) cũng mắc bệnh huyết áp cao. Chế độ ăn DASH (Phương pháp ăn kiêng để ngăn chặn tăng huyết áp) được quan tâm bởi có thể giúp giảm mức axit uric ở mức độ vừa phải.
  • Tổn thương thận: Bệnh suy thận có thể ảnh hưởng đến cả bệnh Gout (gút) và tiểu đường. Bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương mạch máu trong thận, trong khi axit uric dư thừa có thể hình thành các tinh thể urat trong thận, gây tổn thương và sẹo.
  • Lịch sử gia đình: Di truyền có thể làm tăng nguy cơ mắc cả hai loại bệnh nếu có thành viên trong gia đình mắc bệnh.
  • Tuổi và giới tính: Cả 2 loại bệnh thường xuất hiện ở người trung niên và người lớn tuổi. Đàn ông có nguy cơ cao hơn mắc bệnh Gout (gút), trong khi phụ nữ thường phát triển bệnh Gout (gút) sau thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên, phụ nữ mắc bệnh Gout (gút) có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn.
  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Thiếu hoạt động vận động và tiêu thụ quá nhiều rượu hoặc đồ uống có đường cũng có thể tăng nguy cơ mắc cả hai bệnh. 
Lối sống không lành mạnh với rượu và thuốc là khiến thận bị tổn thương cũng có ảnh hưởng đến bệnh Gout (gút) và Tiểu đường.
Lối sống không lành mạnh với rượu và thuốc là khiến thận bị tổn thương cũng có ảnh hưởng đến bệnh Gout (gút) và Tiểu đường.

Mối liên hệ giữa bệnh Gout (gúyvà tiểu đường vẫn chưa được hiểu rõ. Mặc dù mối liên hệ này được tìm thấy ở nhiều nhóm bệnh nhân nhưng nguyên nhân chính xác vẫn chưa được xác định.

3. Cách quản lý và ngăn ngừa bệnh Gout (gút) vàu đường

Điều quan trọng nhất là việc kiểm soát axit uric và đường huyết nếu người bệnh mắc phải bệnh Gout (gút) và tiểu đường hoặc muốn phòng tránh việc mắc phải 2 loại bệnh này.

Thay đổi thói quen và lối sống của bệnh nhân là phương pháp tốt nhất để phòng chống Gout và tiểu đường, đặc biệt thông qua những yếu tố sau đây:

  • Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung các loại thực phẩm ít calo và chất béo nhưng giàu chất xơ để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt là lựa chọn tốt. Để ngăn ngừa bệnh Gout (gút), hạn chế thịt đỏ, động vật có vỏ, thực phẩm và đồ uống có đường, cũng như rượu, đặc biệt là bia. Sữa ít béo có thể giúp bảo vệ bệnh nhân khỏi bệnh Gout (gút), vậy hãy bổ sung chúng trong chế độ dinh dưỡng của bạn.
  • Giảm cân: Giảm mỡ trong cơ thể có thể giúp giảm axit uric và cải thiện đường huyết. Tuy nhiên, hãy tránh nhịn ăn hoặc thử các chế độ ăn kiêng cấp tốc vì có thể tăng axit uric.
  • Tập thể dục: Hãy cố gắng tập luyện thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày. Tập thể dục có thể giúp duy trì cân nặng hợp lý và giảm nguy cơ mắc bệnh Gout (gút) và tiểu đường.
  • Quản lý các vấn đề sức khỏe khác: Nếu người bệnh có các vấn đề khác như cholesterol cao, huyết áp cao hoặc bệnh thận, hãy chú ý chăm sóc cẩn thận. Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và sử dụng đúng cách tất cả các loại thuốc của bệnh nhân.

Theo một số nghiên cứu, cà phê có thể giảm nồng độ axit uric trong cơ thể, tuy nhiên, người bệnh cần uống một lượng khá lớn cà phê mới có thể thấy được hiệu quả này. Việc uống chỉ hai hoặc ba cốc mỗi ngày có thể giảm nguy cơ phát triển cả hội chứng chuyển hóa và bệnh tiểu đường loại 2, điều này nghe có vẻ khả thi hơn. Đảm bảo rằng bệnh nhân không thêm chất ngọt hoặc xi-rô vào cà phê. 

Sử dụng cà phê cũng có thể góp phần giảm nồng độ Axit Uric và giảm đường huyết giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Sử dụng cà phê cũng có thể góp phần giảm nồng độ Axit Uric và giảm đường huyết giúp cải thiện tình trạng bệnh.

Thay đổi lối sống lành mạnh có thể giúp bạn kiểm soát bệnh Gout (gút) và tiểu đường cùng một lúc. Do đó, nếu bệnh nhân đã mắc một trong hai loại bệnh này hoặc mắc cùng lúc cả hai thì không nên quá lo lắng mà hãy tập trung vào việc cải thiện lối sống và chế độ dinh dưỡng của bản thân để giúp cải thiện tình trạng bệnh trong tương lai. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe