8 loại bệnh vẩy nến phổ biến: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh vẩy nến là một rối loạn da mãn tính với nhiều loại khác nhau, mỗi loại có đặc điểm riêng. Hiểu rõ loại bệnh vẩy nến bạn mắc phải sẽ giúp xây dựng kế hoạch điều trị hiệu quả.

  1. Vẩy nến thể mảng

Đây là loại phổ biến nhất. Khoảng 8 trong 10 người mắc bệnh vẩy nến có vẩy nến thể mảng.

Các triệu chứng của bệnh vẩy nến thể mảng bao gồm da nổi cục, viêm, màu đỏ, phủ lớp vảy trắng bạc. Trên da tối màu, các mảng có thể có màu tím với vảy xám. Các mảng này có thể gây ngứa và cảm giác bỏng rát. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên cơ thể, nhưng thường thấy ở những khu vực sau:

  • Khuỷu tay
  • Gối
  • Da đầu
  • Lưng dưới

Các phương pháp điều trị vẩy nến thể mảng, bao gồm:

  • Điều trị tại chỗ: Các sản phẩm kê đơn làm chậm sự phát triển của tế bào da và giảm viêm. Các phương pháp điều trị tại chỗ bao gồm:
  • Thuốc toàn thân: Thuốc kê đơn nếu mắc bệnh vẩy nến vừa và nặng mà không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác, được sử dụng dưới dạng thuốc uống hoặc tiêm truyền. Trong nhóm thuốc này có các loại thuốc sinh học, nhắm đích vào các phần cụ thể của hệ thống miễn dịch đóng vai trò trong quá trình viêm nhiễm.

Ngoài ra còn có nhiều biện pháp điều trị tại nhà để giúp cải thiện bệnh vẩy nến, bao gồm:

  • Tắm hàng ngày với nước ấm, không chà xát
  • Dưỡng ẩm thường xuyên
  • Tắm nắng
  • Quản lý căng thẳng
  • Theo dõi các yếu tố kích hoạt
Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch là một trong các phương pháp điều trị vẩy nến thể mảng
Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch là một trong các phương pháp điều trị vẩy nến thể mảng

2. Vẩy nến thể giọt

Thường xuất hiện ở trẻ em hoặc người trẻ tuổi, gây các đốm đỏ nhỏ trên da (hoặc màu tím trên da tối màu). Chúng thường xuất hiện ở các khu vực:

  • Thân người
  • Cánh tay trên
  • Đùi
  • Da đầu

Điều trị vẩy nến thể giọt nhẹ có thể sử dụng:

  • Kem dưỡng da chứa cortisone hoặc corticosteroid khác.
  • Thuốc chứa vitamin dạng uống hoặc bôi ngoài da.
  • Dầu gội trị gàu để điều trị vẩy nến thể giọt trên da đầu.

Đối với các trường hợp nghiêm trọng, phương pháp điều trị bao gồm:

  • Thuốc sinh học nhắm vào các phần của hệ thống miễn dịch và ngừng hoạt động của chúng, giúp giảm các triệu chứng.
  • Quang trị liệu
  • Thuốc ức chế miễn dịch

3. Vẩy nến đảo ngược

Loại này thường xuất hiện ở những vị trí sau:

  • Nách
  • Bẹn
  • Dưới ngực
  • Các nếp gấp da xung quanh bộ phận sinh dục và mông

Các triệu chứng bao gồm:

  • Các mảng da đỏ tươi, mịn màng, bóng nhưng không có vảy
  • Trở nên tồi tệ hơn khi đổ mồ hôi và cọ xát

Những yếu tố kích hoạt phổ biến là:

  • Ma sát
  • Đổ mồ hôi
  • Nhiễm nấm

Phương pháp điều trị vẩy nến đảo ngược bao gồm:

  • Thuốc mỡ: Một số thuốc mỡ có thể giúp giảm triệu chứng của dạng vẩy nến này:
    • Kem chống viêm
    • Calcipotriene: một dạng vitamin D giúp làm giảm sự thay đổi màu da
    • Kem corticosteroid hoặc thuốc mỡ, để giảm viêm
  • Thuốc tiêm/truyền tĩnh mạch
  • Thuốc uống
  • Quang trị liệu 
Kem dưỡng da chứa cortisone hoặc corticosteroid có thể sử dụng để điều trị vẩy nến thể giọt nhẹ
Kem dưỡng da chứa cortisone hoặc corticosteroid có thể sử dụng để điều trị vẩy nến thể giọt nhẹ

4. Vẩy nến thể mủ

Vẩy nến thể mủ khá hiếm và chủ yếu xuất hiện ở người lớn. Vẩy nến thể mủ gây ra các vết mụn chứa mủ được bao quanh bởi da đỏ hoặc tím. Những vết này có thể trông giống như bị nhiễm trùng nhưng thực sự không phải vậy. Mặc dù những mụn này có thể biến mất trong vài ngày, nhưng tình trạng này là mãn tính, có nghĩa là chúng thường xuyên tái phát.

Loại vẩy nến này có thể xuất hiện ở một vùng trên cơ thể, chẳng hạn như tay và chân. Đôi khi, nó bao phủ hầu hết cơ thể, được gọi là "vẩy nến thể mủ toàn thân". Khi điều này xảy ra, tình trạng có thể rất nghiêm trọng và cần đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Các triệu chứng bao gồm:

  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Buồn nôn
  • Nhịp tim nhanh
  • Yếu cơ

Các yếu tố kích hoạt bao gồm:

  • Thuốc bôi (thuốc mỡ bôi lên da) hoặc thuốc toàn thân (thuốc điều trị toàn cơ thể), đặc biệt là corticosteroid
  • Đột ngột ngừng sử dụng thuốc toàn thân hoặc corticosteroid mạnh mà bạn đã sử dụng trên diện rộng trên cơ thể
  • Tiếp xúc quá nhiều với tia UV
  • Mang thai
  • Nhiễm trùng
  • Căng thẳng
  • Tiếp xúc với một số hóa chất nhất định

Các loại vẩy nến thể mủ:

  • Vẩy nến Von Zumbusch: Còn gọi là vẩy nến thể mủ toàn thân vì nó xuất hiện trên diện rộng của cơ thể. Bệnh khởi phát nhanh chóng và có thể gây sốt, ớn lạnh, ngứa dữ dội, thay đổi nhịp tim, mệt mỏi và yếu cơ.
  • Vẩy nến mủ lòng bàn tay và lòng bàn chân: Loại vẩy nến thể mủ cục bộ này xuất hiện ở lòng bàn tay và/hoặc lòng bàn chân, đặc biệt là ở gốc ngón tay cái và hai bên gót chân.
  • Acropustulosis: Tình trạng này thường xuất hiện ở đầu ngón tay hoặc ngón chân khiến cho người bệnh có khó hoạt động ở các ngón tay hoặc ngón chân, trong một số trường hợp nó còn gây tổn thương mỏng, đôi khi là xương.

Điều trị vẩy nến thể mủ bao gồm:

  • Thuốc bôi, kem, hoặc thuốc mỡ
  • Thuốc uống
  • Quang trị liệu (thường sử dụng tốt nhất sau khi mụn mủ đã được làm sạch và da ít bị kích ứng)
  • Điều trị sinh học

5. Vẩy nến đỏ da toàn thân

Loại vẩy nến này ít gặp nhưng rất nghiêm trọng. Vẩy nến đỏ da toàn thân ảnh hưởng đến hầu hết cơ thể và gây ra da đỏ, viêm và trông giống như bị bỏng.

Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Ngứa dữ dội, nóng rát hoặc bong tróc da
  • Nhịp tim nhanh
  • Thay đổi nhiệt độ cơ thể

Nếu gặp phải những triệu chứng này, hãy gặp bác sĩ ngay lập tức. Bạn có thể cần được điều trị tại bệnh viện. Loại vẩy nến này có thể gây ra bệnh nặng do mất protein và dịch cơ thể. Bạn cũng có thể bị nhiễm trùng, viêm phổi hoặc suy tim sung huyết.

Các yếu tố kích hoạt bao gồm:

  • Đột ngột ngừng điều trị vẩy nến hệ thống
  • Phản ứng dị ứng với thuốc
  • Cháy nắng nghiêm trọng
  • Nhiễm trùng
  • Các loại thuốc như lithium, thuốc chống sốt rét, cortisone hoặc sản phẩm dầu hắc ín mạnh
  • Rối loạn sử dụng rượu
  • Căng thẳng nghiêm trọng hoặc một sự kiện chấn thương

Vẩy nến thể erythrodermic cũng có thể xảy ra nếu vẩy nến của bạn khó kiểm soát.

Vẩy nến không thể chữa khỏi, nhưng điều trị có thể làm giảm và ngăn ngừa các triệu chứng. Trong những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh sẽ cần phải nhập viện.

Một số phương pháp điều trị vẩy nến đỏ da toàn thân như:

Với vẩy nến đỏ toàn thân, cần tránh:

  • Liệu pháp quang trị iệu sử dụng tia UV
  • Corticosteroid dạng uống
  • Sản phẩm dầu hắc ín

6. Vẩy nến móng tay

Khoảng một nửa số người mắc vẩy nến có thay đổi ở móng tay. Vẩy nến móng tay còn phổ biến hơn ở những người bị viêm khớp vẩy nến, ảnh hưởng đến các khớp.

Các triệu chứng bao gồm:

  • Lỗ chấm nhỏ trên móng, nơi xuất hiện các vết lõm nhỏ trên móng
  • Móng tay đau, nhạy cảm
  • Móng tách khỏi giường móng
  • Thay đổi màu sắc (màu vàng nâu)
  • Chất bột như phấn dưới móng tay
  • Móng dày
  • Các vết rãnh trên móng tay
  • Móng tay dễ nứt
  • Da dưới móng tay dày
  • Các đốm màu dưới móng tay
  • Có thể dễ bị nhiễm trùng nấm

Điều trị vẩy nến móng tay có thể khá khó khăn, có thể buộc phải thử nhiều lựa chọn khác nhau trước khi tìm được phương pháp hiệu quả. Các phương pháp điều trị bao gồm:

  • Tiêm truyền thuốc
  • Thuốc uống như apremilast, cyclosporine, deucravacitinib hoặc methotrexate…
  • Corticosteroid dạng kem, thuốc mỡ hoặc dạng thuốc đắp lên móng.
  • Quang trị liệu
  • Liệu pháp laser

7. Viêm khớp vẩy nến

Viêm khớp vẩy nến là tình trạng khi bạn mắc cả vẩy nến và viêm khớp. Hơn 80% trường hợp, người bệnh đã mắc vẩy nến trung bình 12 năm trước khi phát triển viêm khớp vẩy nến. Khoảng 90% người mắc viêm khớp vẩy nến cũng có thay đổi ở móng tay.

Các triệu chứng của loại viêm khớp này bao gồm:

  • Đau và cứng khớp, đặc biệt đau hơn vào buổi sáng và sau khi nghỉ ngơi
  • Sưng ngón tay và ngón chân hình xúc xích
  • Các khớp nóng và có thể bị đổi màu

Không có cách chữa khỏi viêm khớp vẩy nến, nhưng bạn có thể sử dụng một số phương pháp điều trị để kiểm soát viêm, giảm đau và biến chứng. Một số phương pháp bao gồm:

  • Thuốc có tác dụng giảm đau; thuốc làm chậm tiến triển bệnh và bảo vệ khớ và mô khỏi tổn thương; thuốc sinh học;...
  • Vật lý trị liệu
  • Thủ thuật và phẫu thuật như thay khớp nếu tình trạng viêm khớp nghiêm trọng. Tiêm steroid hỗ trợ giảm viêm cũng là một lựa chọn.

8. Á vẩy nến

Á vẩy nến là thuật ngữ chỉ một nhóm vấn đề về da hiếm gặp có triệu chứng giống vẩy nến nhưng diễn biến khác nhau. Bác sĩ có thể cần sinh thiết mẫu da để chẩn đoán chính xác. 

Giống như vẩy nến, á vẩy nến xuất hiện dưới dạng một các mảng phát ban. Các vết thường có màu hồng hoặc đỏ nhưng cũng có khi xuất hiện màu nâu hoặc vàng. Chúng nổi lên và có hình dạng gồ ghề với lớp vảy hoặc nếp nhăn.

Thông thường, các phát ban này xuất hiện trên ngực, bụng và lưng, cũng có khi xuất hiện ở cánh tay và chân. Các phát ban thường có hình tròn hoặc hình bầu dục nhưng có thể có kích thước khác nhau. Người bệnh có thể bị ngứa, nhưng có thể sẽ không có triệu chứng nào khác.

Có hai loại á vẩy nến:

  • Mảng nhỏ: Các vết phát ban có kích thước nhỏ hơn 5 cm và thường được coi là không gây hại.
  • Mảng lớn: Các vết phát ban lớn hơn và đôi khi có hình dạng bất thường. Một số người bị loại này có thể phát triển một loại ung thư hạch bạch huyết.

Hầu hết người mắc á vẩy nến mảng nhỏ không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu bạn có triệu chứng hoặc điều trị về mặt thẩm mỹ, corticosteroid bôi ngoài da và quang trị liệu là các phương pháp hữu ích. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Webmd

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe