4 cách nẹp đầu gối có thể tốt cho bệnh viêm khớp gối

Nẹp đầu gối - một công cụ y tế được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ, bảo vệ và phục hồi chức năng cho khớp gối, đặc biệt là bệnh nhân viêm khớp gối. Các chuyên gia y tế khuyên dùng nẹp đầu gối không chỉ như một biện pháp phục hồi sau phẫu thuật mà còn như một phần của chiến lược phòng ngừa chấn thương, giúp người dùng duy trì hoạt động trong sinh hoạt hằng ngày.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Nẹp đầu gối là gì?

Bất kể nguyên nhân gây ra bệnh lý xương khớp là gì, dù do viêm như viêm khớp dạng thấp hay do thoái hóa khớp, đầu gối của bệnh nhân vẫn chịu tổn thương nhiều hơn tại bất cứ thời điểm nào. Sử dụng các thiết bị hỗ trợ như nẹp bảo vệ đầu gối có thể làm giảm cảm giác đau, cải thiện khả năng vận động và là một lựa chọn thay thế cho điều trị bằng thuốc.

Thoái hóa khớp là một bệnh lý phổ biến, thường gây ra các triệu chứng như đau và cứng khớp. Nhiều bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp gối cũng như viêm khớp gối đã phản hồi tích cực về việc sử dụng nẹp đầu gối, cho biết hỗ trợ này giúp giảm đáng kể cảm giác đau và cứng khớp. Điều này được thực hiện thông qua việc nẹp hỗ trợ cố định, giúp khớp vận động linh hoạt hơn khi di chuyển.

Thêm vào đó, việc dùng nẹp đầu gối còn giúp tăng sự tự tin cho người bệnh, nhất là khi bệnh nhân cảm nhận được sự ổn định của khớp gối trong quá trình tham gia các hoạt động hàng ngày. 

Việc sử dụng nẹp giúp giảm thiểu nguy cơ biến dạng khớp, chậm quá trình thoái hóa và giảm nhu cầu sử dụng thuốc giảm đau.
Việc sử dụng nẹp giúp giảm thiểu nguy cơ biến dạng khớp, chậm quá trình thoái hóa và giảm nhu cầu sử dụng thuốc giảm đau.

2. Tác dụng của nẹp bảo vệ đầu gối

2.1 Hỗ trợ căn chỉnh khớp gối

Nẹp đầu gối có thể giúp người mắc viêm khớp gối điều chỉnh và duy trì hình dáng khớp, từ đó giảm thiểu nguy cơ biến dạng khớp. Các chuyên gia chỉ ra rằng, mặc dù nẹp không thể chữa khỏi hoàn toàn tình trạng viêm khớp nhưng việc sử dụng công cụ này là một biện pháp hữu hiệu để giảm bớt cơn đau và ngăn ngừa sự tái phát của bệnh.

2.2 Hỗ trợ quá trình hồi phục các dây chằng

Trong trường hợp chấn thương dây chằng chéo giữa (MCL), bác sĩ thường chỉ định sử dụng nẹp đầu gối có bản lề để hỗ trợ quá trình hồi phục dây chằng sau phẫu thuật. Nẹp này giúp cố định khớp gối, tạo điều kiện lý tưởng cho dây chằng bị tổn thương có thể phục hồi mà không chịu áp lực hoặc tác động không mong muốn.

Đồng thời, trong các ca phẫu thuật rách dây chằng chéo trước, các bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu cũng thường khuyến cáo bệnh nhân sử dụng nẹp cố định đầu gối có khóa. Việc này nhằm ổn định khớp gối và hỗ trợ cho quá trình phục hồi sau phẫu thuật viêm khớp gối.

2.3 Giảm đau khớp

Sự suy yếu của sụn dưới xương bánh chè có thể dẫn đến tình trạng đau khớp, dẫn đến viêm khớp gối. Để giải quyết vấn đề này, các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân sử dụng nẹp bảo vệ đầu gối để cố định xương bánh chè, giảm đau và ngăn ngừa sự di chuyển không mong muốn của khớp.

Bên cạnh việc sử dụng nẹp, việc thực hiện các bài tập nhằm tăng cường sức mạnh của các cơ xung quanh khớp gối như cơ tứ đầu và cơ khoeo cũng rất quan trọng. Những bài tập này hỗ trợ ổn định khớp gối, giảm thiểu nguy cơ chấn thương và tiếp tục giảm đau. Các hoạt động thể chất có cường độ thấp như bơi lội, thể dục nhịp điệu dưới nước và đạp xe đạp tĩnh là lựa chọn tốt nhất cho người bệnh viêm khớp gối.  

2.4 Tạo tự tin khi vận động

Nhiều bệnh nhân viêm khớp gối thường cảm thấy giảm đau đầu gối sau khi sử dụng nẹp đầu gối làm từ neoprene - một loại chất liệu tổng hợp. Các chuyên gia giải thích rằng, nẹp đầu gối hỗ trợ bằng cách cung cấp hơi ấm cho khu vực bị ảnh hưởng, giúp tăng cường độ vững chắc, hạn chế sưng tấy. Do đó, phương pháp này mang lại tác dụng tâm lý tích cực cho người viêm khớp gối. Nẹp đầu gối không chỉ giúp giảm đau mà còn tạo ra một cảnh báo nhẹ nhàng, nhắc nhở người bệnh cần phải thận trọng trong các hoạt động hàng ngày.  


Nhiều người bệnh cho biết họ đã giảm đau đầu gối sau khi sử dụng nẹp đầu gối.
Nhiều người bệnh cho biết họ đã giảm đau đầu gối sau khi sử dụng nẹp đầu gối.

3. 4 loại nẹp hỗ trợ khớp gối

Trong số nhiều sản phẩm nẹp đầu gối có mặt trên thị trường hiện nay, không phải tất cả đều hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý về khớp như viêm khớp gối. Dưới đây là bốn loại nẹp khớp gối được khuyên dùng cho người mắc bệnh lý khớp gối, giúp cải thiện chức năng và giảm đau hiệu quả.

3.1 Nẹp giảm áp (Unloader Brace)

Bác sĩ có thể chỉ định cho người bị viêm khớp gối sử dụng sử dụng nẹp đầu gối giảm áp lực ở khu vực gần trung tâm cơ thể. Loại nẹp này hỗ trợ giữ khớp gối ở vị trí chính xác, đồng thời phân bổ lại áp lực từ bên trong khớp ra phía ngoài. Điều này không chỉ giúp giảm đau hiệu quả mà còn hạn chế tiếng động phát ra từ khớp khi di chuyển.

3.2 Nẹp đầu gối có bản lề

Bác sĩ thường khuyến nghị sử dụng nẹp đầu gối bản lề trong điều trị chấn thương dây chằng để hỗ trợ quá trình hồi phục:

  • Chấn thương dây chằng chéo giữa: Đây là dây chằng nằm gần trung tâm cơ thể nhất. Sử dụng nẹp đầu gối bản lề giúp ổn định khớp gối và dây chằng trong quá trình phục hồi.
  • Chấn thương dây chằng chéo trước: Sau khi phẫu thuật dây chằng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng nẹp đầu gối bản lề có tính năng khóa và mở. Khi khóa, nẹp giúp cố định khớp gối và khi mở, khớp gối có thể uốn cong, hỗ trợ tích cực trong quá trình vận động cũng như phục hồi.

3.3 Nẹp đầu gối cao su tổng hợp có đường cắt

Các bác sĩ thường khuyên dùng loại nẹp đầu gối có đặc tính đặc biệt hỗ trợ trong trường hợp sụn khớp bị mất đàn hồi hoặc giảm chức năng, gây đau và khó chịu cho người viêm khớp gối. Nẹp này có thiết kế đường cắt đặc biệt giúp giảm bớt cảm giác khó chịu và duy trì vị trí bình thường của đầu gối.

Thêm vào đó, nẹp đầu gối này cũng tạo điều kiện cho người viêm khớp gối thực hiện các bài tập nhằm tăng cường sức mạnh cho cơ tứ đầu đùi và các nhóm cơ khác ở phía trước đùi. Loại nẹp này thường được làm từ cao su tổng hợp và có thể dễ dàng tìm mua tại các cửa hàng đồ thể thao, hiệu thuốc hoặc qua các kênh mua sắm trực tuyến.

3.4 Nẹp nén bằng cao su tổng hợp Neoprene

Loại nẹp đầu gối này nổi bật với khả năng tạo độ nén cao, giúp tăng hơi ấm và giảm thiểu sưng tấy ở khớp. Sử dụng nẹp này mang lại sự tự tin cho người viêm khớp gối, hỗ trợ khớp khi tham gia các hoạt động liên quan đến vị trí này. Khi đeo nẹp nén, bệnh nhân viêm khớp gối thường sẽ cẩn trọng hơn trong các hoạt động thể chất, từ đó giảm thiểu nguy cơ tổn thương khớp gối do tác động bên ngoài.

Khi tham gia các hoạt động thể thao hoặc các hoạt động vận động mạnh, sử dụng nẹp đầu gối y tế theo chỉ định của bác sĩ là rất quan trọng. Để đảm bảo nẹp phát huy tối đa hiệu quả, người bệnh cần chú ý đến cách sắp xếp sao cho bản lề của nẹp khớp với điểm gập của đầu gối. Dây chằng, băng quấn hoặc băng dính kiểu móc và vòng khoen cần được buộc chặt quanh chân để cố định nẹp. 


Nẹp cố định đầu gối có thể giúp giảm đau và cứng khớp.
Nẹp cố định đầu gối có thể giúp giảm đau và cứng khớp.

Trong quá trình vận động, thỉnh thoảng bệnh nhân viêm khớp gối nên kiểm tra lại vị trí của nẹp để đảm bảo không bị lệch vị trí ảnh hưởng. Nẹp bị lệch không chỉ không mang lại hiệu quả mong muốn mà còn có thể gây ra tổn thương nếu không được buộc đúng vị trí. Đeo nẹp liên tục trong suốt quá trình vận động là cần thiết, nhất là khi thực hiện các động tác có nguy cơ cao gây tổn thương cho đầu gối. Đừng quên khởi động thích hợp trước khi bắt đầu bất kỳ hoạt động thể thao nào để tăng cường sự an toàn và hiệu quả của việc sử dụng nẹp.

Nẹp đầu gối không chỉ giúp phòng ngừa chấn thương, đặc biệt là chứng viêm khớp gối hiệu quả khi tham gia các hoạt động thể thao hay những hoạt động có cường độ cao, mà còn là công cụ hỗ trợ đắc lực trong quá trình hồi phục từ chấn thương hay sau khi phẫu thuật. Khi sử dụng nẹp đúng cách và tận dụng triệt để chức năng của, chúng ta có thể giảm bớt nguy cơ tổn thương, đồng thời cải thiện sức mạnh và khả năng linh hoạt của đầu gối. Điều này quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và cải thiện chất lượng sống lâu dài. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline, medicalnewstoday

Chia sẻ