Các khối u lành tính ở vòm họng rất đa dạng, bao gồm u xơ, dạng nhú, u mạch máu hay hỗn hợp... U vòm họng lành tính phát triển chậm và thường ít ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh, tuy nhiên có một số loại nếu không phát hiện sớm cũng có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
1. Những khối u lành tính ở vòm họng
Khối u lành tính hình thành do sự phát triển quá mức của tế bào, có thể hình thành ở bất kỳ đâu. U lành tính thường có những đặc điểm phát triển chậm, ranh giới rõ, không di căn hay nguy hiểm đến tính mạng, có thể điều trị khỏi.
Những khối u lành tính ở vòm họng bao gồm:
- U xơ vòm mũi họng: Đây là một bệnh lý phổ biến ở tuổi dậy thì, thường gặp phần lớn nam giới, tuổi từ 15 – 25. U xơ vòm mũi họng thường lành tính nhưng có khả năng lan rất rộng, phá hủy xương mạnh, làm suy giảm sức khỏe và nguy hiểm tới tính mạng người bệnh nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Dấu hiệu nhận biết ở giai đoạn đầu là ngạt một bên mũi ngày càng tăng kèm chảy mũi nhầy, bên tắc mũi có thể chảy máu đỏ tươi, tần suất chảy máu tăng dần, giai đoạn sau khối u tăng lên gây chèn ép các cơ quan lân cận dẫn đến ù tai, nghe kém, nhức đầu...
- Viêm họng hạt: Đây là một trong những dạng viêm họng mạn tính thường gặp nhất. Viêm họng hạt thường xuất hiện sau khi bệnh nhân bị viêm họng cấp. Dấu hiệu đặc trưng bao gồm ngứa, nuốt vướng, vòm họng nổi cục dưới dạng các hạt li ti màu đỏ hoặc hồng...
- U nhú vòm họng: Thường là khối sùi mềm, nhiều múi có thể xuất hiện ở lưỡi gà hay ở amidan. U nhú gây ra triệu chứng ngứa, vướng họng ảnh hưởng tới ăn và nuốt.
- U mạch máu: Là khối u bẩm sinh, hay gặp ở trẻ gái hơn, u có màu đỏ tím, mắt thường gồ ghề và dễ gây chảy máu.
- Polyp amidan: Được coi như một amidan phụ, dính vào bằng một cuống, thường ở đáy amidan. Nếu nhỏ và ở đáy amidan thì không có triệu chứng gì, thường phát hiện ra khi cắt amidan hay khám họng do các nguyên nhân khác.Nếu to và ở cao hơn thì sẽ gây ảnh hưởng đến nuốt, thở vướng khi nằm.
- Viêm amidan quá phát: Là tình trạng viêm nhiễm lâu ngày khiến amidan trở nên to hơn cấu trúc bình thường, có thể có hốc, ranh giới rõ. Có thể gây ra các triệu chứng như ngáy ngủ, ngưng thở khi ngủ; đục giọng, giọng ồm ồm, khó nuốt, dễ bị nghẹn và nôn...
- U hỗn hợp: U thường thấy ở màn hầu, phía trên amidan. U có dạng nang nhưng chắc, mặt nhẵn, vỏ dày, di động, không dính vào xương và niêm mạc, không đau hay loét. Khi u đã to mới gây ảnh hưởng đến nuốt, nói. Là loại có cấu trúc phức tạp, tuy là u lành tính nhưng có khả năng ung thư hóa cao. Do triệu chứng các loại u lành và u ác tính khá giống nhau, khó phân biệt nên để chẩn đoán chính xác cách tốt nhất là thường xuyên đi khám, tầm soát ung thư vòm họng.
Xem Thêm: Tại sao tầm soát ung thư vòm họng là cách ngăn ngừa bệnh ung thư tốt nhất hiện nay
Trắc nghiệm: Bạn có hiểu mọi "ngóc ngách" về miệng mình không?
Hiểu rõ về sức khỏe răng miệng rất quan trọng vì vệ sinh răng miệng không tốt có thể dẫn đến sâu răng, bệnh nướu răng và các biến chứng khác. Sức khỏe răng miệng cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bạn. Cùng tìm hiểu sự thật đằng sau những lầm tưởng phổ biến về nha khoa để bạn biết cách chăm sóc răng miệng của mình tốt hơn.
Bài dịch từ: webmd.com
2. Tầm soát ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng có tỷ lệ mắc tương đối cao, hay gặp ở Việt Nam, triệu chứng rất khó phát hiện sớm, khi có biểu hiện rõ ràng thường đã ở giai đoạn muộn nên việc điều trị mang lại hiệu quả thấp.
Do đó, các đối tượng sau nên tầm soát ung thư vòm họng:
- Nam/nữ trên 30 tuổi;
- Người có tiền sử gia đình mắc ung thư vòm họng;
- Người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu nhiều;
- Khách hàng có các triệu chứng bất thường thường xuyên như chảy máu cam, đau đầu, ù tai, nghẹt mũi, nổi u hạch vùng cổ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
XEM THÊM:
- Phân biệt ung thư vòm họng và viêm họng thông thường
- Cách phát hiện bệnh ung thư vòm họng
- Nội soi NBI tầm soát ung thư vòm họng